Đặc điểm chuyển nghĩa xét về từ loại

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng việt (Trang 49 - 55)

II- Đặc điển hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt xét về

2.Đặc điểm chuyển nghĩa xét về từ loại

Trong cuốn "Từ điển tiếng Việt" ( Hoàng Phê chủ biên ), tác giả chia ra 8

Khoá luận tốt nghiệp - 41B2 Ngữ văn 49 Hoa Quỳnh Giang Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.

từ loại nh đã nói trên. Qua kết quả thu đợc từ công việc khảo sát từ điển, chúng tôi có nhận xét ở cả từ đa nghĩa và chuyển loại, từ loại danh từ chiếm u thế lớn ( xét về số lợng từ chuyển nghĩa ).

Số lợng từ chuyển nghĩa thuộc về từ loại danh từ có đến 2723 từ, đặc biệt ở từ đa nghĩa, số lợng danh từ có hiện tợng đa nghĩa lên tới 2025 từ chiếm 39,8 % tổng số từ đa nghĩa và 30,7 % tổng số từ chuyển nghĩa. Tuy nhiên, xét về số l- ợng nghĩa của một từ thì động từ bao giờ cũng có số lợng nghĩa lớn hơn hẳn so với danh từ, tính từ và các từ loại khác.

Trong 125 từ có số lợng từ 6 nghĩa trở lên, thì có 65 từ thuộc từ loại động từ, chiếm hơn 50 % số đó. Và những từ nhiều nghĩa nhất cũng đều thuộc động từ : "ăn", "đóng" ( 13 nghĩa );"chạy","lại" ( 2 )( I ), "làm", "ra" ( 12 nghĩa ); "kéo" ( 2 ) ( 11 nghĩa ); "đi" ( I ) (18 nghĩa ); "đánh" ( 27 nghĩa ).

Không chỉ trong hiện tợng đa nghĩa mà ở hiện tợng chuyển loại cũng vậy. Thực tế khảo sát cho thấy hiện tợng chuyển loại thờng xảy ra một cách có qui luật trong hàng loạt từ. Trong quá trình hoạt động, những từ thuộc cùng một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, nếu có sự biến động về mặt ngữ nghĩa thì hầu nh chúng cùng chuyển theo một hớng nhất định và diễn ra ở hàng loạt từ. Điều đó giúp chúng ta có thể tìm ra và xác định đợc hớng chuyển loại. Trong số liệu chúng tôi thống kê đợc thì hớng chuyển loại từ từ loại danh từ sang động từ và các từ loại khác có 698 từ, động từ sang danh từ và các từ loại khác có 544 từ, tính từ sang danh từ và các từ loại khác là 227 từ.

Cụ thể hơn:

Trong 1503 trờng hợp mà "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê xử lý là chuyển loại thì ta thấy có: 355 trờng hợp chuyển từ danh từ sang tính từ ; 265 tr- ờng hợp từ danh từ chuyển sang động từ ; 306 trờng hợp chuyển từ động

Khoá luận tốt nghiệp - 41B2 Ngữ văn 50 Hoa Quỳnh Giang Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.

từ sang danh từ ; 143 trờng hợp chuyển từ động từ sang tính từ ; 92 trờng hợp chuyển từ tính từ sang động từ ; có 75 trờng hợp từ tính từ chuyển sang danh từ. Chúng ta có thể nhận thấy rõ số từ từ danh từ chuyển sang tính từ có số lợng lớn hơn cả, gồm 355 từ, chiếm tỷ lệ tơng đơng với 23,6 % số từ chuyển loại - một lợng không nhỏ trong tổng số từ chuyển loại.

Nhìn từ góc độ phơng thức cấu tạo từ, về lý thuyết hiện tợng chuyển hoá từ loại xảy ra ở tất cả các loại từ trong tiếng Việt ( Bảng 5 ). ở đây chúng tôi tập trung xét 3 loại từ cơ bản nhất là: danh từ, động từ và tính từ.

Đi vào từng loại cụ thể ta thấy, không phải tất cả các từ đều có khả năng chuyển loại, mà chỉ ở một số từ có cấu trúc ngữ nghĩa nhất định mới có khả năng này. Sơ bộ bớc đầu chúng tôi rút ra mấy kiểu chuyển nghĩa ( dẫn đến chuyển loại ) cơ bản nh sau:

* Trong 265 trờng hợp chuyển từ danh từ sang động từ có các kiểu chuyển: - Các danh từ chỉ công cụ đợc dùng để biểu thị cho những hoạt động cơ bản khi sử dụng những công cụ đó. Kiểu chuyển này chiếm tới 24,9 % trong tổng số trờng hợp chuyển từ danh từ sang động từ với 65 từ.

Các từ nh: bào, ca, bẫy, cào, cáng, cày, cân, chốt, còng, cuốc, đầm, ghim, giũa, gùi, khoan, kìm, lao, móc, ...

- Danh từ gọi tên sự vật là nguyên liệu, chất liệu, phơng tiện,... có thể chuyển thành động từ biểu thị hoạt động dùng hoặc để có đợc vật đó ( so với loại trên chiếm số lợng ít hơn ) nh: muối, thịt, băng, sào, sơn, khoá, chấm ...

- Danh từ biểu thị tên gọi trừu tợng đợc dùng để chỉ các hoạt động trừu t- ợng.

Các từ nh : âm mu, cấu trúc, công tác, hợp đồng, hệ thống, giới hạn, kỉ niệm, giao kèo, hình dung, liên minh, mít tinh, ngoại giao, nhận thức, phản

Khoá luận tốt nghiệp - 41B2 Ngữ văn 51 Hoa Quỳnh Giang Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.

ứng, siêu âm, tâm tình, thơng lợng, chỉ thị, ...( có cả thảy 28 trờng hợp ) Chẳng hạn:

+ Hệ thống: - Hệ thống giao thông nớc ta ngày càng hiện đại. ( dt ) - Chúng ta hệ thống lại nội dung bài học. ( đgt )

+ Kỉ niệm: - Kỉ niệm giữa chúng ta thật nhiều. ( dt ) - Mình kỉ niệm bạn bức ảnh này. ( đgt ) * Trong số 355 danh từ chuyển loại sang tính từ, có các loại:

- Danh từ chỉ ngời, động vật, thực vật, có tính chất, đặc điểm, kích thớc đặc trng nào đó đợc dùng để biểu thị đặc trng đó.

Nh: Anh hùng, bợm, chúa, đĩ, ác ôn, bác học, đế vơng, đài các, du côn, cao su, mốc, điệu, ...

- Danh từ chỉ một loại sâu bọ, côn trùng đợc dùng để chỉ một số đặc điểm, tính chất của sự vật do loại sâu bọ côn trùng đó làm hại.

Nh: Sâu, mọt, hà, mối,... ( số lợng từ chuyển loại thuộc loại này không nhiều ).

- Danh từ chỉ bộ phận cơ thể ngời, hoặc sự vật có đặc điểm tính chất nào đó đợc dùng để chỉ đặc điểm , tính cách, tâm lí con ngời .

Nh : Gan, mồm mép, đầu óc, gân guốc, ruột thịt, sắt đá, chai sạn, gang thép, sắt son, gan ruột, gai góc, miệng lỡi, xơng xẩu, chai, ...

- Danh từ chỉ các khái niệm, phạm trù, quan niệm về tự nhiên, xã hội, dùng để chỉ phẩm chất, tính chất theo đánh giá của con ngời.

Nh : Hạnh phúc, hoà bình, mốt, kiểu cách,bác học, khoa học, hàn lâm, mỹ thuật, nghệ thuật, văn hoá, văn minh, bônsêvích, chiến lợc, chiến thuật, chính nghĩa, chuyên nghiệp, chuyên môn, cộng sản nguyên thuỷ, đại chúng, đặc trng, đế quốc, địa phơng, giáo điều, hình thức, kỹ thuật, kinh viện, lý

Khoá luận tốt nghiệp - 41B2 Ngữ văn 52 Hoa Quỳnh Giang Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tởng, líchử, lợng giác, mu lợc, thao lợc, thời đại, thời sự, truyền thống, vi mô, vĩ mô, vi phân, vinh hạnh, vô sản, Xô Viết, ...

Chẳng hạn:

Nghệ thuật: - Nghệ thuật luôn luôn đòi hỏi sự sáng tạo. ( dt ) - Anh ấy sống nghệ thuật với cả ngời thân. ( tt )

* Trong 306 trờng hợp từ động từ chuyển sang danh từ có các kiểu chuyển: - Động từ biểu thị hoạt động điển hình đặc trng cho một ngời, một nhóm ngời đợc dùng để chỉ nghề hoặc chức năng của một lớp ngời.

Nh : Phiên dịch: - Chị ấy phiên dịch chuẩn xác. ( đgt ) - Chúng tôi đang tuyển phiên dịch. ( dt )

Tổng số từ chuyển loại thuộc loại này có 42 trờng hợp, chiếm 13,7% tổng số từ là động từ chuyển sang danh từ. Đó là những từ nh: đạo diễn, phiên dịch, trinh sát, chỉ huy, trộm, cớp, chủ toạ, thanh tra, thông ngôn, quản lí, kiến trúc,

liên lạc, kế toán, giao liên, giám thị, du kích, điệp báo, chỉ điểm, bảo kê, bảo vệ, ăn mày, ...

- Động từ biểu thị hoạt động chuyển sang danh từ chỉ sự vật, đồ vật.

Các từ nh: di chúc, gắp, ký hoạ, chỉ thị, báo cáo, chuyên luận, cuốn, đăng kí, điều khiển từ xa, tẩy, yết thị, yêu sách, yêu cầu, thống kê, quyết định, ...

- Động từ chỉ hoạt động chuyển sang danh từ chỉ công cụ, đồ vật của hành động đó.

Nh : chắn, kè, gác, kẹp, nạo,... ( chiếm số lợng ít )

- Động từ chỉ hoạt động trừu tợng chuyển thành danh từ chỉ tên hành động, trạng thái đợc coi là kết quả của hoạt động đó.

Chẳng hạn nh: Cam kết, kháng chiến, chiến thắng, thành tựu, mu mô, mu đồ, phán đoán, quan niệm, kết tinh, kết luận, kết tủa, linh cảm, hiểu biết, hoài bão, hứa hẹn, cống hiến, ...

Khoá luận tốt nghiệp - 41B2 Ngữ văn 53 Hoa Quỳnh Giang Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.

Ví dụ: - Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử. ( dt ) - Anh ấy chiến thắng đợc bệnh tật. ( đgt )

* Trong số 143 trờng hợp động từ chuyển thành tính từ, ta thấy có hai kiểu loại sau:

- Động từ biểu thị hoạt động chuyển thành tính từ biểu thị tính chất thuộc tính của sự vật có liên quan đến hoạt động, quá trình hoạt động

Nh các từ : kêu, gợng, khùng, kén, in, bêu, gãy, ghép, xù, ...

- Kiểu thứ hai: các động từ biểu thị hoạt động trạng thái cảm xúc ( tâm lý ) chuyển loại sang tính từ biểu thị phẩm chất, thuộc tính của trạng thái đó. Nh các từ : căng, chùng, ghê, khiếp, chán, ...

* Trong số 167 từ là tính từ chuyển sang danh từ hoặc động từ, có các kiểu nh sau:

- Tính từ biểu thị phẩm chất đặc điểm của ngời, vật, hiện tợng chuyển sang danh từ chỉ ngời, hiện tợng có phẩm chất đặc điểm đó.

Nh các từ: trẻ, già, bí mật, bé, cạn, dọc, eo, gian, trung kiên, trung thực, sáng, vô thức, .... có 75 trờng hợp thuộc kiểu này, chiếm 44,9% tổng số loại tính từ chuyển sang danh từ, động từ.

- Tính từ biểu thị phẩm chất, đặc điểm của sự vật, hiện tợng đợc dùng để chỉ hoạt động tạo ra đặc điểm tính chất đó.

Nh các từ : an toàn, cân bằng, chắc chắn, chăm, đơn giản, cố định, hoàn thiện, hoàn chỉnh, nhập nhèm, lăng nhăng, minh xác, nhùng nhằng, trung lập, vô trùng, ...

Kiểu này có 92 trờng hợp; chiếm 55,1% tổng số loại tính từ chuyển sang danh từ, động từ.

Ví dụ: - Em hoàn chỉnh bài viết của mình để kịp bảo vệ trớc hội đồng. ( đgt ) - Một văn bản hoàn chỉnh phải có ba phần. ( tt )

Khoá luận tốt nghiệp - 41B2 Ngữ văn 54 Hoa Quỳnh Giang Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.

Nh vậy, chúng ta đã thấy rõ tính quy luật của hiện tợng chuyển nghĩa trong tiếng Việt xét về mặt từ loại trên những kết quả khảo sát thực tế. hiện tợng chuyển loại của từ xảy ra không phải chỉ trên một số từ có tính chất lẻ tẻ mà có tính chất phổ biến. Đặc biệt hơn, hiện tợng chuyển loại trong tiếng Việt là có tính quy luật. Việc xác định, phân chia hiện tợng chuyển loại thành các kiểu loại đã nói lên tính quy luật đó. Hiện tợng chuyển loại và đa nghĩa tuy có cơ sở chung là do chuyển nghĩa của từ nhng giữa chúng vẫn có sự khác nhau khá rõ ràng. Nói tới đa nghĩa là nói tới các nghĩa của một từ, còn nói tới chuyển loại là nói tới các từ có quan hệ nghĩa với nhau ( quan hệ cùng gốc ).Với từ đa nghĩa, nghĩa chuyển thuộc cùng một phạm trù từ loại. Còn các đơn vị của từ chuyển loại, tuy giữa các đơn vị có quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, liên quan với nhau ( giống với hiện tợng đa nghĩa ) nhng lại khác nhau về từ loại. Do đó, về mặt ngữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp, khả năng kết hợp của các từ loại trong từ chuyển loại khác nhau, khả năng đảm nhận chức năng ngữ pháp của từ cũng khác nhau. Còn ở hiện tợng đa nghĩa vì đây là các nghĩa của một từ nên khả năng kết hợp và khả năng đảm nhận chức năng ngữ pháp của từ trong sử dụng, khi từ đợc thực tại hoá với những nghĩa cụ thể lại giống nhau.

Đồng thời chúng tôi cũng nhận thấy nằm trong quy luật chung với nhiều hiện tợng ngôn ngữ khác, trong phạm vi từ loại, danh từ, động từ, tính từ,là các từ loại có sự hoạt động năng động nhất trong chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hay nói cách khác , số từ chuyển nghiã chủ yếu tập trung ở ba từ loại này. Đặc biệt là với từ loại danh từ, quá trình chuyển nghĩa của từ diễn ra lớn nhất ( 2723 từ chiếm 41,9 % tổng số từ chuyển nghĩa trong tiếng Việt ).

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng việt (Trang 49 - 55)