Đặc điểm về nghĩa số lợng nghĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng việt (Trang 46 - 49)

II- Đặc điển hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt xét về

1.Đặc điểm về nghĩa số lợng nghĩa

Khảo sát ngôn ngữ trong mối quan tâm thực sự đến ngữ nghĩa cần phải xuất phát từ một quan điểm mấu chốt rằng: Ngữ nghĩa không phải hoàn toàn là sẵn có, mà đây là cái đợc hình thành ( gắn với hoạt động năng động nhận thức hớng vào thực tiễn từ tiền đề ngôn ngữ ). Mặt khác các nghĩa khác nhau của một từ không nảy sinh cùng một lúc và cùng tồn tại mãi mãi với nhau. Có những nghĩa chỉ nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử nhất định nào đó. Có những nghĩa gốc ban đầu ( từ nguyên ) tồn tại lâu đời và cũng có rất nhiều nghĩa gốc biến mất vào quên lãng mà ngày nay không còn để lại dấu vết.Nghĩa là nghĩa của từ cũng biến động cùng với sự biến động của ngôn ngữ nói riêng và sự biến động của lịch sử xã hội loài ngời nói chung, vừa có sự hình thành vừa có sự suy vong. Song chủ yếu là hình thành và phát triển. Sự

Khoá luận tốt nghiệp - 41B2 Ngữ văn 46 Hoa Quỳnh Giang Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.

mất đi của một số nghĩa gốc là do ngôn ngữ phải đáp ứng nhu cầu xã hội. Mà tiến trình của xã hội cơ bản là con đờng đi lên. Xã hội ngày càng phát triển; nhận thức của con ngời ngày càng nâng cao; khoa học kỹ thuật; văn hoá - kinh tế - chính trị ngày càng đổi mới ... tất yếu ngôn ngữ ( vốn từ vựng ) phải biến đổi theo. Và theo đó thì những nghĩa không còn phù hợp với thời đại mới sẽ mờ dần và khi không còn đợc sử dụng nữa sẽ mất đi.

Con đờng phát triển vốn từ bằng cách chuyển nghĩa , phát triển nghĩa của từ là cách tiết kiệm hữu hiệu, đáp ứng nhanh nhu cầu thiết yếu của xã hội, của con ngời. Sự phát triển nghĩa của từ là biện pháp tích cực, có u thế đối với việc hiểu nghĩa của từ và sử dụng từ trong giao tiếp. Trên cơ sở vỏ ngữ âm và nghĩa gốc đã quen thuộc, ngời ta dễ nhận ra nghĩa mới nhờ thao tác liên tởng trên cơ sở những dấu hiệu ngôn ngữ đã trở thành đờng mòn trong t duy. Điều đó khiến cho lĩnh vực này trở thành một địa hạt có nhiều biến động nhất, có nhiều biến đổi nhất.

Qua khảo sát thực tế nghĩa của từ trên "Từ điển tiếng Việt", qua các số liệu đã thống kê trên, chúng tôi rút ra những kết luận về mặt định tính sau đây về hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt (xét ở mặt nghĩa và số lợng nghĩa). Thứ nhất, về số lợng, đơn vị có nhiều nghĩa trong tiếng Việt thấp hơn so với các ngôn ngữ khác. Song số lợng nghĩa nhiều nhất của từ đa nghĩa trong tiếng Việt lại cao hơn số nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác.

ở tiếng Pháp, từ " faire " có 20 nghĩa ( Từ điển tiếng Pháp) ở tiếng Anh, từ " make " có 14 nghĩa ( Từ điển tiếng Anh )

Trong khi đó ở tiếng Việt, từ " đánh " có tới 27 nghĩa - một con số không nhỏ. Mặt khác, trở lại bảng thống kê của tác giả Nguyễn Thiện Giáp mà chúng tôi có dịp nhắc tới ở trên thì thấy rằng: Số nghĩa nhiều nhất của từ mà tác giả

Khoá luận tốt nghiệp - 41B2 Ngữ văn 47 Hoa Quỳnh Giang Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.

đã thống kê đợc là 19 nghĩa ít hơn hẳn so với số lợng nghĩa mà chúng tôi thống kê đợc. Điều đó chứng tỏ nghĩa của từ đã có sự biến chuyển mạnh mẽ qua thời gian. ở đây ta không xét quan điểm tách nghĩa của các nhà từ điển mà chủ yếu nhìn nhận sự biến động nghĩa của từ. Bởi nghĩa của một từ khi ra đời phải đợc xã hội chấp nhận và sử dụng nó.

Thứ hai, so sánh sự phát triển nghĩa trong hai loại từ, từ đơn và từ phức, điều dễ dàng nhận thấy là số lợng nghĩa trong một từ chuyển nghĩa ở từ đơn cao hơn từ phức. Nói cách khác, từ đơn có sự phát triển nghĩa mạnh hơn, phong phú hơn. Những từ có số lợng nghĩa nhiều hơn cả đều thuộc từ đơn nh :" đánh " ( 27 nghĩa ); "đi" [ I ]( 18 nghĩa ); " làm " ( 12 nghĩa ); " cứng " (10 nghĩa ); " nhẹ " ( 10 nghĩa ); " ăn ", " đóng " ( 13 nghĩa ), so với từ phức, số lợng từ đa nghĩa là từ đơn cũng cao hơn từ phức, gồm 3604 từ ; chiếm tới 54,6 % tổng số từ chuyển nghĩa. Rõ ràng từ đơn đóng vai trò rất quan trọng, là bộ phận chủ yếu của lớp từ đa nghĩa nói riêng và trong lớp từ chuyển nghĩa nói chung, đây là loại đơn vị có

thành phần nghĩa phong phú và tinh tế. Riêng trong tổng số 125 từ đa nghĩa có số lợng nghĩa từ 6 trở lên ( ≥ 6 ) chỉ có một từ phức [ " tổ chức " ( I ) có 6 nghĩa ], còn 124 từ còn lại đều là từ đơn. Nh vậy, từ đơn là lớp từ không những đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp mà nó còn là bộ phận nòng cốt trong vốn từ tiếng Việt, là lớp từ cơ sở về cấu tạo từ và phát triển nghĩa, làm giàu cho vốn từ dân tộc.

Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rõ một đặc điểm khác là từ có 2, 3 nghĩa có số lợng rất lớn, gồm 4546 từ - chiếm 98,3 % tổng số từ đa nghĩa. Đối chiếu với thống kê của tác giả Nguyễn Thiện Giáp những từ có 2, 3 nghĩa chỉ có 1802 từ, chiếm 86% từ đa nghĩa. Nh vậy, so với từ vựng cách đây gần 30 năm đợc phản ánh vào từ điển tiếng Việt của Văn Tân, số đơn vị có nhiều

Khoá luận tốt nghiệp - 41B2 Ngữ văn 48 Hoa Quỳnh Giang Khảo sát hiện tợng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt.

nghĩa theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê cũng tăng lên cùng với sự phát triển và biến đổi số lợng nghĩa của một từ.

Nghĩa của từ chuyển nghĩa phát triển dựa trên những qui luật nhất định, trong đó nghĩa tạo ra sau, phái sinh từ một nghĩa gốc ( nghĩa có trớc ); nghĩa sau, nghĩa phái sinh bao giờ cũng có quan hệ ngữ nghĩa, có mối liên hệ với nghĩa gốc. Quan hệ đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã chú ý đến hiện tợng này, thấy rằng các nghĩa đợc phát triển theo quan hệ móc xích rất ít, đại bộ phận từ chuyển nghĩa theo quan hệ hớng tâm. Nh vậy, cũng có thể nói quan hệ giữa nghĩa gốc với các nghĩa phái sinh là chặt chẽ, trực tiếp. Điều đó cũng là một nguyên nhân làm cho từ khó tách thành đồng âm. Một mặt khác chúng ta cũng có thể cắt nghĩa đợc, sở dĩ từ đa nghĩa trong tiếng Việt có số lợng nghĩa thấp, bởi các nghĩa của từ, nh ta đã biết, bao giờ cũng phát triển là dựa vào một, một số nét nghĩa trong nghĩa gốc của từ, vậy nên

các nghĩa khác đợc tạo ra trên cơ sở mối liên hệ trực tiếp với nghĩa gốc sẽ không phải là vô hạn, nhất là đối với dạng liên tởng chuyển nghĩa theo kiểu cụ thể. Qúa trình chuyển nghĩa thực chất là "Quá trình biểu trng hoá của tín hiệu một quá trình vốn có nguồn gốc tâm lý của nó trong đời sống xã hội và đợc ghi lại một cách tế nhị, độc đáo trong ngôn ngữ " ( Hoàng Tuệ, 1977 ). Cho nên khi so sánh với cơ cấu nghĩa của từ tiếng Việt với các ngôn ngữ khác chúng ta thấy hớng phái sinh hầu nh giống nhau. Sự khác nhau chỉ thể hiện ở số lợng các nghĩa cụ thể. Mà điều này phụ thuộc vào môi trờng sử dụng từ.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng việt (Trang 46 - 49)