Các cơ sở để xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thường xuân tỉnh thanh hoá (Trang 73)

Nhân loại đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của văn minh trí tuệ. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang tiến nhanh và mạnh nh vũ bão. Do yêu cầu của sự phát triển KT - XH đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, để đáp ứng mục tiêu của nớc ta từ nay đến năm 2020 trở thành một nớc công nghiệp theo hớng hiện đại thì GD-ĐT càng đóng vai trò quyết định trong việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực và phẩm chất thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nớc.

Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, xu thế đổi mới giáo dục THPT trên toàn thế giới: quá trình giáo dục phải hớng tới ngời học. Thực hiện triết lý học suốt đời và có hiệu quả các trụ cột của giáo dục: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định bản thân, đòi hỏi phải đổi mới GD- ĐT ở Việt Nam mà chìa khoá và trọng tâm là đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở các trờng học nói chung, trờng THPT nói riêng.

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn hiện nay, xuất phát từ những chủ trơng về đổi mới hoạt động dạy học để đề ra các giải pháp quản lý nhằm tháo gỡ những vớng mắc, khắc phục khó khăn và những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý hiện nay của các hiệu trởng, nhằm mục đích nâng cao chất lợng dạy học đợc dựa trên các cơ sở sau:

- Các t tởng chỉ đạo nhiệm vụ và chủ trơng định hớng phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH đã đợc xác định trong Nghị quyết Trung ơng 2 (khoá VIII), kết luận Hội nghị Trung ơng 6 (khoá IX)

Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tớng Chính Phủ về việc đổi mới chơng trình giáo dục THPT đã nêu rõ trong 4 mục tiêu đổi mới là “Đổi

mới phơng pháp dạy và học, phát huy t duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”.

Toàn đảng, toàn dân, các ban ngành, trong đó có ngành GD - ĐT đang ra sức thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD”.

Toàn ngành GD - ĐT đang tích cực hởng ứng cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung do Bộ trởng Bộ GD&ĐT phát động, đã xây dựng chơng

trình hành động chống tiêu cực gắn với việc đổi mới giáo dục, đảm bảo dạy thực chất, học thực chất, kiểm tra đánh giá thực chất để thực sự nâng cao chất l- ợng và hiệu quả giáo dục.

Năm học 2008 - 2009, tại Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trởng Bộ GD - ĐT về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Một trong những nội dung của phong trào thi đua đó là: Dạy học có hiệu quả, giúp học sinh tự tin trong học tập và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Một trong những yêu cầu là: Phát huy sự chủ động sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phơng pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Xuất phát từ thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trởng các tr- ờng THPT huyện Thờng Xuân đã đợc phân tích ở chơng 2, hiệu trởng các trờng nhận thấy cần thiết phải tìm ra các giải pháp quản lý đổi mới hoạt động dạy học của đơn vị mình.

3.3. Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trờng THPT huyện Thờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa

3.3.1. Tăng cờng kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, kế hoạch dạy học của GV và tổ chuyên môn

* Mục tiêu của giải pháp:

Kiểm tra là khâu cuối cùng - một khâu quan trọng trong kế hoạch hoá. Nh cố Thủ tớng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Quản lý mà không có kiểm tra thì coi nh không quản lý”.

Kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn, kế hoạch dạy học của GV và tổ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trờng trong việc thực hiện quy chế chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn. Vì:

- Qui chế chuyên môn trong nhà trờng là những qui định mang tính pháp qui, mọi GV đều phải nghiêm túc thực hiện cho dù GV lâu năm hay GV mới ra trờng.

- Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, kế hoạch dạy học của GV là việc cụ thể hoá các chỉ thị, nhiệm vụ năm học của Bộ GD-ĐT, của UBND tỉnh, phân phối chơng trình dạy học qui định, kế hoạch công tác của nhà trờng,... dựa trên đặc điểm, thực trạng của nhà trờng về CSVC, học sinh, đội ngũ GV và các nguồn lực phục vụ dạy học.

* Nội dung và cách thực hiện:

- Tăng cờng quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học: Thực hiện kế hoạch dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu chung. Để thực hiện nhiệm vụ năm học và đúng tiến độ của phân phối chơng trình, ngay từ đầu năm học BGH yêu cầu giáo viên nghiên cứu nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở GD&ĐT, hớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng Giáo dục trung học, nội dung chơng trình, sách giáo khoa từ đó lập kế hoạch dạy cho cá nhân mình.

+ Quản lý thực hiện chơng trình dạy học: Chơng trình dạy học là pháp lệnh của nhà nớc do Bộ GD - ĐT ban hành. Thực hiện đúng, đủ theo phân phối chơng trình, không đợc phép tuỳ tiện thay đổi thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chính sách giáo khoa. BGH cùng tổ chuyên môn theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chơng trình của GV theo từng tuần, từng tháng qua hệ thống theo dõi nh: đối chiếu tiết dạy trên lớp (qua sổ ghi đầu bài) với kế hoạch cá nhân, lịch báo giảng, theo dõi của tổ giám thị.

+ Quản lý việc xây dựng thời khoá biểu: Thời khoá biểu chính là cụ thể hoá kế hoạch dạy học dẫn đến việc phân công lao động của GV trong từng ngày, từng tuần, từng tháng, trong năm học. Vì vậy việc xây dựng thời khoá biểu phải đảm bảo tính khoa học, tính hợp lý, tính hiệu quả, phải quan tâm đến

giờ dạy của từng GV để bố trí đảm bảo xen kẽ giữa các lớp cũng nh giữa các bộ môn tự nhiên, bộ môn xã hội cho phù hợp.

Bố trí thời khoá biểu phù hợp để GV trong tổ, nhóm chuyên môn có điều kiện dự giờ của nhau, dạy thay nhau lấp giờ khi cần thiết.

Quan tâm đến giờ học có tính chất đặc thù, không để ở tiết buổi sáng và tiết đầu của buổi chiều. Quan tâm đến GV có hoàn cảnh đặc biệt, nhà xa trờng, con nhỏ, sức khoẻ yếu bố trí hợp lý trên cơ sở tuân theo những quy định chung.

+ Quản lý kế hoạch dạy của giáo viên: kế hoạch dạy của giáo viên là cụ thể hoá nhiệm vụ giảng dạy theo chơng trình. Kế hoạch phải thể hiện nội dung phơng pháp, thời lợng của từng bài, từng phần giảng, kế hoạch phải có tính hệ thống, đủ, đúng chơng trình, phù hợp với đối tợng, đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu đặt ra.

Để lập kế hoạch cá nhân có hiệu quả, GV phải học tập, quán triệt chỉ thị năm học và các văn bản hớng dẫn của Bộ, của Sở GD-ĐT, nhằm xác định rõ đ- ợc nội dung trọng tâm, phơng pháp tơng ứng, lựa chọn cách thức, đồ dùng dạy học, sách, tài liệu tham khảo. Phải đánh giá đầu vào của học sinh lớp mình bằng việc kiểm tra chất lợng đầu năm do nhà trờng tổ chức. Trên cơ sở kết quả đạt đ- ợc cho từng khối lớp mà giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng bộ môn, từng lớp, từng GV.

Trên cơ sở đó, GV đăng ký chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch. Kế hoạch này đợc tổ chuyên môn kiểm tra, ký duyệt ngay sau tuần thứ nhất và BGH kiểm tra ký duyệt sau đó một tuần.

+ Kế hoạch chủ nhiệm lớp: GVCN là ngời quản lý toàn diện học sinh một lớp. Vì vậy, GVCN không chỉ nắm đợc những chỉ số của quản lý hành chính nh tên, tuổi, số lợng, gia cảnh, học lực, đạo đức, xếp loại học lực của học sinh,… mà còn phải dự báo xu hớng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phơng hớng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học cho phù hợp điều kiện, khả năng của mỗi HS. Trong nhà trờng Hiệu trởng trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chủ nhiệm, ngay từ đầu năm học hiệu trởng chỉ đạo kịp thời,

thống nhất để cho các GVCN tiến hành lập kế hoạch chủ nhiệm một cách cụ thể và sát với tình hình của lớp mà GV đợc phân công chủ nhiệm.

Xác định kế hoạch phối hợp giữa GVCN với GVBM và tổ chức Đoàn trong việc quản lý nề nếp, giáo dục đạo đức, quản lý chất lợng dạy học.

GVCN xây dựng các giải pháp giáo dục học sinh phù hợp với các đối t- ợng, phân loại đối tợng đặc biệt chú ý đến học sinh yếu, kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Kế hoạch chủ nhiệm lớp của GVCN đợc kiểm tra sau tuần thứ hai từ khi năm học bắt đầu.

- Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn: Bao gồm quản lý việc thực hiện chơng trình dạy học, quản lý soạn giáo án, quản lý giờ lên lớp của GV, chấm trả bài cho học sinh, chế độ cho điểm, làm đồ dùng dạy học.

+ Quản lý việc soạn giáo án: Soạn giáo án có vai trò quan trọng đối với chất lợng bài dạy trên lớp. Khi soạn giáo án phải xác định mục tiêu, nội dung cơ bản, tiến trình, phơng pháp tối u cho từng bài, từng phần, từng mục. Bài soạn phải đợc ghi rõ ngày tháng soạn, bài soạn đợc trình bày rõ ràng, khoa học, phản ánh rõ tiến trình và sự phối hợp hoạt động của thầy và trò. Nội dung bài soạn vừa đảm bảo tính chính xác nội dung của sách giáo khoa lại vừa phải có sự khai thác, bổ sung liên hệ, đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế. Khi GV thiết kế, xây dựng nội dung bài giảng: Tạo ra các tình huống có vấn đề để học sinh tự giác giải quyết nhiệm vụ học tập; cần quan tâm đến sự phù hợp giữa các mục tiêu của nhà trờng, mục đích yêu cầu của từng tiết học và sự phát triển của HS.

Việc quản lý soạn giáo án của GV đợc tiến hành thông qua hoạt động kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ của tổ chuyên môn cũng nh của BGH; giáo án của mỗi GV phải đợc tổ chuyên môn kiểm tra hàng tuần và BGH kiểm tra đánh giá theo từng tháng, xếp loại giáo án theo quy định của Bộ GD - ĐT. Khen chê kịp thời để GV phấn đấu.

+ Quản lý giờ lên lớp của GV: Quản lý giờ lên lớp của GV là căn cứ vào thời khoá biểu và theo quy chế chuyên môn để kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc tất cả các giờ lên lớp, nhằm thực hiện tốt quy định chuyên

môn. Vai trò của ngời GV trong QTDH là “Ngời cổ vũ, ngời tổ chức, ngời thiết kế, ngời đánh giá” vì vậy:

* GV cần nghiêm túc giờ lên lớp theo quy định của thời khoá biểu, phân phối thời gian hợp lý cho từng bài giảng, phần giảng.

* Bài giảng phải thể hiện phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tránh áp đặt; bài giảng đảm bảo vừa củng cố kiến thức cũ, vừa giới thiệu kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài tập, thực hành và tự học.

Khi tổ chức dạy học trên lớp, GV sử dụng khéo léo các câu hỏi, các bài tập, các nội dung hoạt động nhóm đáp ứng đợc nhu cầu phát triển trí tởng tợng, trí tò mò, sự say mê tìm tòi khám phá cái mới của HS. Bài giảng phải đảm bảo yêu cầu: Giảng những gì mà bài giảng yêu cầu, giảng những gì mà HS cần chứ không phải giảng những gì mà GV có. Vận dụng PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Quản lý giờ trên lớp của GV qua các luồng thông tin: BGH trực, tổ giám thị, Ban kiểm tra nghiệp vụ s phạm GV, phản ánh của GVCN, của HS, của các bậc phụ huynh. Đồng thời với việc dự giờ, thăm lớp của tổ chuyên môn, của BGH. BGH dựa trên các luồng thông tin, tiến hành đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên, tìm những u nhợc điểm, nguyên nhân chủ quan, khách quan và giải pháp khắc phục. Bằng cách quản lý đó sẽ đánh giá thực chất chất lợng giờ lên lớp của giáo viên. Đó cũng là cơ sở để phân loại và có kế hoạch bồi dỡng GV, chọn GV đăng ký tham gia thi GV dạy giỏi các cấp.

+ Quản lý việc kiểm tra chấm trả bài cho học sinh và chế độ cho điểm của giáo viên là cần thiết và cần tiến hành thờng xuyên. BGH, tổ trởng chuyên môn quản lý thông qua sổ điểm, sổ ghi đầu bài:

* Đối với GVBM: kiểm tra việc ghi điểm hàng ngày, kiểm tra tiến độ cho điểm hàng tháng, kiểm tra sự chính xác khi ghi điểm (đối soát điểm kiểm tra

trong sổ ghi đầu bài với điểm ghi trong sổ gọi tên và ghi điểm), kiểm tra việc chấm bài của GV qua các bài kiểm tra lu của HS,...

* Đối với GVCN: kiểm tra việc tổng kết điểm cho HS cuối các học kỳ, cả năm học.

Thông qua việc kiểm tra này, BGH đánh giá đợc tính cẩn thận, việc nắm và thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của GV.

- Kiểm tra thực hiện kế hoạch và việc nâng cao chất lợng sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn trong nhà trờng là đơn vị hạt nhân nòng cốt trực tiếp quản lý mọi hoạt động giảng dạy, là cơ sở bồi dỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ GV. Vì vậy, để công tác quản lý các tổ bộ môn có hiệu quả thì việc đề ra giải pháp nâng cao chất lợng sinh hoạt tổ chuyên môn có vai trò quan trọng. Để quản lý các tổ chuyên môn đạt hiệu quả cao, cần phải:

+ Phân công, sắp xếp tổ chuyên môn hợp lý. Biên chế GVBM đủ về số l- ợng, đúng về chuyên môn: Cơ sở biên chế bộ môn là chuyên ngành giảng dạy, tránh tình trạng biên chế theo kiểu hành chính đủ số lợng nhng trái chuyên môn. Và một điều hết sức quan trọng là chọn đợc những GV làm tổ trởng, nhóm trởng các môn phải có năng lực thực sự, không chỉ vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ mà phải là ngời tập hợp đợc sức mạnh của GV trong nhóm, trong tổ chuyên môn, có thể nói ngời tổ trởng, nhóm trởng chuyên môn là “linh hồn” của tổ, của nhóm. Vì vậy, Tổ trởng, nhóm trởng chuyên môn không thể dừng ở trình độ đại học mà cần có trình độ thạc sĩ. Nên việc xây dựng kế hoạch tạo nguồn và chọn cử GV đi ôn thi, học cao học là việc phải tiến hành thờng xuyên và rất cần thiết.

+ Bồi dỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trởng chuyên môn: Các đồng chí tổ trởng chuyên môn trong các nhà trờng thực thi các nhiệm vụ quản lý chỉ dựa trên kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình công tác, hầu nh là cha đợc bồi d- ỡng về khoa học và nghiệp vụ quản lý. Vì vậy một nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần tổ chức bồi dỡng kiến thức về khoa học và nghiệp vụ quản lý cho các đồng

chí quản lý chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý của các tổ bộ môn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lợng giáo dục của các nhà trờng.

+ Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn, đây là những con chim đầu đàn về chuyên môn, nghiệp vụ: để nâng cao hiệu quả chỉ đạo của tổ chuyên môn mà chỉ chú trọng việc quản lý tốt về hành chính, số lợng đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện thường xuân tỉnh thanh hoá (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w