Tuy nhiên, hiện tượng viết câu sai ngữ pháp, xây dựng đoạn văn

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ viết và các lỗi thường gặp của học sinh ( trên tư liệu học sinh THPT ở quỳnh lưu nghệ an) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 99 - 103)

- Ca dao người Việt có nhiều bài mở đầu bằng “thân em” Người phụ nữ trong ca dao thường ví thân phận mình như: tấm lụa đào, miếng cau

3.3.2.Tuy nhiên, hiện tượng viết câu sai ngữ pháp, xây dựng đoạn văn

thiếu hay lạc, loãng chủ đề,… còn khá phổ biến ở một bộ phận học sinh với những biểu hiện đa dạng. Đây là hệ quả của khả năng tư duy chưa thật logic, thiếu tính chặt chẽ, vốn kiến thức còn mỏng, ý thức viết câu và tạo lập văn bản chưa cao.

3.3.3. Để khắc phục tình trạng trên, học sinh cần thường xuyên rèn luyện

ngôn ngữ, trau dồi cách dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn văn... Giáo viên cần định hướng rõ và có biện pháp uốn nắn kịp thời để học sinh tránh những lỗi trên và hướng tới sử dụng ngôn ngữ hay, tạo sắc thái biểu cảm, mang dấu ấn riêng.

KẾT LUẬN

Trong luận văn, chúng tôi đã trình bày hai vấn đề chính:

Bước đầu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ viết của học sinh; nêu các loại lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu và đoạn văn của học sinh qua tư liệu thu thập từ học sinh THPT ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.

1. Đánh giá về đặc điểm ngôn ngữ viết của học sinh THPT hiện nay, có thể thấy: đại đa số học sinh có tư duy tương đối tốt, kiến thức cơ bản; có vốn ngôn ngữ đủ để diễn tả, thể hiện điều cần trình bày. Các bài viết của học sinh THPT, nhất là những học sinh khá hoặc trung bình khá trở lên đều cơ bản viết đúng chính tả; dùng từ đạt yêu cầu; có nhiều bài, nhiều câu dùng đúng và bước đầu có em viết hay; nhiều bài viết của các em đã viết tách đoạn văn, viết đoạn văn liên kết với các đoạn khác tạo thành chỉnh thể văn bản.

Tuy nhiên, trong thực tế, lỗi sử dụng ngôn ngữ lại diễn ra khá phổ biến ở một bộ phận học sinh. Rõ ràng, đây là vấn đề rất quan trọng và đang nhận được sự quan tâm của nhà trường và xã hội.

2. Khảo sát lỗi sử dụng ngôn ngữ của học sinh THPT bằng phương pháp điều tra tại một địa bàn cụ thể (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), chúng tôi có một số nhận xét khái quát sau đây:

2.1. Lỗi chính tả: Một bộ phận học sinh viết còn sai chính tả, đặc biệt là thanh điệu (nhầm lẫn giữa các thanh hỏi, ngã, nặng), lỗi phụ âm đầu tùy theo từng vùng, miền cụ thể.

2.2.Lỗi dùng từ: học sinh các trương THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thường mắc các lỗi phổ biến sau:

- dùng từ sai nghĩa - dùng từ sai âm - lỗi về kết hợp từ - lỗi lặp từ, thừa từ

- lỗi dùng từ địa phương - dùng từ sai phong cách.

Trong đó, nổi bật nhất là dùng từ sai nghĩa. Nguyên nhân của hiện tượng này là học sinh không hiểu chính xác nghĩa của từ, đặc biệt là nghĩa của các từ Hán Việt, từ đồng âm, từ gần âm… Bên cạnh đó, ý thức sử dụng một cách chính xác ý nghĩa của từ ở các em chưa cao

2.3. Lỗi viết câu

Học sinh các trường THPT ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thường mắc các lỗi viết câu sau đây:

- lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu - lỗi về quan hệ ngữ nghĩa của câu - lỗi về dấu câu

Nếu như lỗi chính tả, dùng từ khá dễ nhận thấy thì lỗi về câu khó phát hiện hơn. Trong các lỗi nêu trên, đáng kể nhất là câu sai về quan hệ ngữ nghĩa vì có khi các em viết câu đúng về câu tạo ngữ pháp nhưng lại không đúng về quan hệ ngữ nghĩa.

2.4. Lỗi về đoạn văn.

Chúng tôi khảo sát và nhận thấy học sinh các trường THPT ở Quỳnh Lưu Nghệ An thường phạm các lỗi về đoạn văn sau đây:

- Lỗi về nội dung: gồm lỗi chủ đề, lỗi lôgich.

- Lỗi về hình thức : lỗi về dung lượng, lỗi về sử dụng phương tiện liên kết. Phát hiện và sửa lỗi về đoạn văn là công việc rất phức tạp, đòi hỏi phải dày công nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chưa có điều kiện tập trung về mảng này.

3. Qua việc khảo sát đặc điểm về cách viết và các loại lỗi thường gặp của học sinh THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu, Nghệ An; chúng tôi phần nào chỉ ra thực trạng việc nắm bắt và sử dụng ngôn ngữ của học sinh trên địa bàn khảo sát, và phần nào cũng có thể phản ánh bức tranh, tình hình sử dụng ngôn

ngữ của học sinh các vùng khác hiện nay. Trong chừng mực nhất định, luận văn này cũng chỉ ra một số nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục sửa chữa lỗi.

Thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn những điều trong luận văn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi hi vọng sẽ có dịp tìm hiểu, khảo sát kĩ hơn, hệ thống hơn khi tiếp tục đề tài này

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ viết và các lỗi thường gặp của học sinh ( trên tư liệu học sinh THPT ở quỳnh lưu nghệ an) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 99 - 103)