Lỗi viết câu của học sinh rất đa dạng. Ở chương này, chúng tôi khảo sát về lỗi về câu ở các phương diện sau :
- Lỗi cấu tạo ngữ pháp của câu.
- Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu. - Lỗi về dấu câu.
Cấu trúc trình bày lỗi : + Nêu câu mắc lỗi
+ Chỉ ra lỗi và phân tích lỗi + Viết câu đúng..
Lưu ý : * Những chữ in nghiêng trong câu là những từ, tổ hợp từ dùng sai. * Những chữ in đậm là những từ, tổ hợp từ viết đúng.
* Tư liệu điều tra: 842 bài viết của học sinh các trường THPT ở địa bàn Quỳnh Lưu- Nghệ An.
* Chúng tôi không chữa những câu quá vụng về, vô nghĩa.
3.2.1.1 Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu.
a. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu của học sinh lớp 10.
- Do sự bình yên tổ quốc, chúng ta sẵn sàng hi sinh.
+ Dùng “do... chúng ta” không phù hợp, phải thay “do” bằng “vì”. + Vì sự bình yên của tổ quốc, chúng ta sẵn sàng hi sinh.
- Cô gái trong bài ca dao yêu thương tình nghĩa là một con người.
+ Câu trên thiếu định ngữ bắt buộc. Là một con người như thế nào ? Ta phải thêm định ngữ để có câu trọn vẹn.
+ Cô gái trong bài ca dao yêu thương tình nghĩa là một con người chịu
thương, chịu khó và rất đảm đang.
- Trong cái chết của nàng, tôi luôn có cảm giác day dứt và ân hận trước sự thuỷ chung của nàng.
+ Không dùng “trong cái chết” mà phải dùng “trước... ”. Bởi nếu viết như trên thì câu cú sẽ rất lủng củng. Để câu văn trôi chảy, ta phải thay đổi một số từ ngữ nữa trong câu.
- Để chứng tỏ lòng trung thành của Mị Châu, tôi đã tìm đến cái chết bằng cách nhảy xuồng giếng tự tử.
+ “Để chứng tỏ lòng trung thành của Mị Châu” không có quan hệ gì với “tôi đã tìm đến cái chết bằng cách nhảy xuống giếng tự tử”.Ta phải thêm “mình đối với” vào trước cụm từ “lòng trung thành”.
+ Để chứng tỏ lòng trung thành của mình đối với Mị Châu, tôi đã tìm đến cái chết bằng cách nhảy xuống giếng tự tử.
- Qua Truyện Kiều cho chúng ta thấy nỗi thống khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Không phân biệt trạng ngữ và chủ ngữ. Muốn có câu đúng phải thêm chủ ngữ vào nòng cốt câu, hoặc bỏ từ ‘‘qua’’ để biến ‘‘Truyện Kiều’’ thành chủ ngữ.
+ Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du cho chúng ta thấy nỗi thống khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Ở xã hội nào con người cũng cần đến vật chất mà còn cần đến tinh thần + Dùng cặp quan hệ từ “cũng cần.... còn cần... ” trong câu trên là không chính xác. Phải thay bằng cặp quan hệ từ “không chỉ... mà còn”.
+ Ở xã hội nào con người cũng không chỉ cần đến vật chất mà còn cần đến cả tinh thần.
- Mặc dù người lao động xưa đã cố gắng nhiều trong cuộc sống nên họ vẫn phải chịu cảnh lầm than.
+ Cặp quan hệ từ “mặc dù... nên” sử dụng không phù hợp, phải thay bằng “mặc dù... nhưng... ”.
+ Mặc dù người lao động xưa đã cố gắng nhiều trong cuộc sống nhưng họ vẫn phải chịu cảnh lầm than.
- Viết rất hay về thân phận con người trong xã hội xưa nhưng Nguyễn Du được coi là một nhà văn nhân đạo chủ nghĩa.
+ Từ “nhưng” chỉ các quan hệ đối lập mà câu trên các vế quan hệ đồng thời với nhau. Phải thay từ “nhưng” bằng từ “nên”.
+ Viết rất hay về thân phận con người trong xã hội xưa nên Nguyễn Du được coi là một nhà văn nhân đạo chủ nghĩa.
- Chử Đồng Tử làm lụng siêng năng thế màvẫn chưa có người yêu.
+ Câu trên gồm hai ý được nối với nhau bằng từ chỉ quan hệ đối lập thông qua từ “thế mà”, nhưng nghĩa của hai vế đó lại không đối nhau (“siêng năng” không phải là hệ quả của “chưa có người yêu” ).
+ Chử Đồng Tử làm lụng siêng năng thế mà cuộc sống vẫn nghèo khó. - Nội dung bài ca dao có tính chất.
+ Câu trên thiếu bổ ngữ trực tiếp (tính chất gì ?).
+ Nội dung bài ca dao có tính chất bông đùa hài hước nhằm phê phán
nhẹ nhàng những thói hư tật xấu của con người trong xã hội cũ.
- Qua tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng cho chúng ta thấy được thân phận đáng thương của cô.
+ Câu văn trên thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ. Ta phải thêm chủ ngữ vào nòng cốt câu, hoặc bỏ từ ‘‘cho’’ để có câu đúng.
+ Qua tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng, chúng ta thấy được thân phận đáng thương của cô .
- Qua câu chuyện “Chử Đồng Tử”, người dân lao động xưa gửi gắm ước mơ. + Thiếu bổ ngữ bắt buộc trong câu trên: ước mơ điều gì ?
+ Qua câu chuyện Chử Đồng Tử, người dân lao động xưa gửi gắm ước mơ
về một cuộc sống no đủ, công bằng và hạnh phúc.
- Tào Tháo là một nhân vật văn học nhưng rất đa nghi.
+ “Rất đa nghi” không thể đối lập với “nhân vật văn học”, vì thế không thể dùng “nhưng” trong câu trên.
- Với truyền thuyết An Dương Vương đã cho ta thấy nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
+ Trong câu trên, người viết đã nhầm chủ ngữ với trạng ngữ. Ta phải thêm chủ ngữ để hoàn thiện câu.
+ Với truyền thuyết An Dương Vương, tác giả dân gian đã cho ta thấy nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
- Sau khi rơi vào tay Triệu Đà.
+ Đây mới chỉ có một trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện, chưa có nòng cốt câu, muốn có câu đúng, phải thêm cụm chủ vị.
+ Sau khi rơi vào tay Triệu Đà, Âu Lạc đã trở thành thuộc địa của
phương Bắc trong suốt một thời gian dài.
- Sau khi cha tôi xây dựng thành xong và có một cái nỏ thần.
+ Câu chưa trọn vẹn, gây cảm giác khó hiểu. Phải thêm vào câu một cụm chủ vị nữa mới trọn vẹn.
+ Sau khi cha tôi xây dụng thành xong và có một cái nỏ thần, đất nước
Âu Lạc đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Triệu Đà.
Nhận xét: Lỗi phổ biến của học sinh khối 10 là dùng sai quan hệ từ và viết câu thiếu thành phần.
Sử dụng sai quan hệ từ do không nắm vững cách dùng quan hệ từ trong câu. Một số cặp quan hệ thường dùng như : “không những... mà còn... ”; ‘‘do... nên... ’’; ‘‘ dù... nhưng... ’’; ‘‘hễ...thì... ’’; ‘‘vì...nên... ’’; ‘‘càng... càng... ’’. Có những câu chỉ quan hệ nối tiếp nhưng các em lại dùng quan hệ đối lập, tương phản.
Sử dụng câu thiếu thành phần: chủ yếu phổ biến ở trường hợp câu thiếu bổ ngữ bắt buộc ; bên cạnh đó còn sở dụng câu thiếu chủ ngữ do không phân biệt chủ ngữ - trạng ngữ... Thực ra có nhiều câu không cần bổ ngữ mà vẫn rõ nghĩa (đó là trường hợp ta tách vế câu có ý nghĩa nhấn mạnh), nhưng cũng có những câu buộc phải có bổ ngữ, nếu không có bổ ngữ thì đó là câu sai.
Nguyên nhân loại lỗi này là do học sinh chưa nắm vững những động từ, tính từ nào trong câu đòi hỏi có bổ ngữ đi kèm.
b. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của học sinh khối 11.
- Chí Phèo hiền lành nhưng có mơ ước về một mái nhà nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải.
+ Người ta thường sử dụng từ ‘‘nhưng ’’ chỉ quan hệ đối lập, nhưng ý trong câu trên lại tương đồng.
+ Chí Phèo hiền lành và có mơ ước về một mái nhà nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải.
- Qua truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao cho chúng ta thấy cuộc sống khổ cực của người lao động xưa.
+ Nhầm trạng ngữ với chủ ngữ. Ta phải sửa lại câu trên bằng cách bớt từ ‘‘ qua ’’ để biến ‘‘ truyện ngắn Chí Phèo ’’ thành chủ ngữ.
+ Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao cho chúng ta thấy cuộc sống khổ cực của người lao động xưa.
- Để lợi ích của mình, các đoàn viên thanh niên cần phải cố gắng học tốt. + Dùng sai quan hệ từ. Phải thay ‘‘ để ’’ bằng ‘‘ vì ’’ để có câu đúng. + Vì lợi ích của mình, các đoàn viên thanh niên cần phải cố gắng học tốt. - Sau khi học xong đoạn trích ‘‘Hạnh phúc của một tang gia’’ (trích ‘‘Số đỏ’’ của Vũ Trọng Phụng ).
+ Đây mới chỉ có thành phần trạng ngữ của câu. Để có câu đúng, phải thêm chủ vị vào nòng cốt câu.
+ Sau khi học xong đoạn trích ‘‘ Hạnh phúc của một tang gia ’’ ( trích ‘‘ Số Đỏ ’’ của Vũ Trọng Phụng), chúng ta thấy rõ những trò đồi bại của giới
thượng lưu đương thời.
- Bằng vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao thì chúng ta thấy Huấn Cao là một trang anh hùng dũng liệt.
+ Cặp quan hệ ‘‘ bằng ...thì ’’ dùng trong câu trên không phù hợp, làm cho câu văn lủng củng. Phải thay đổi một số từ ngữ để cho câu văn sáng rõ. + Bằng vẻ đẹp của mình, nhân vật Huấn Cao đã cho người đọc thấy
được cốt cách của một trang anh hùng dũng liệt.
- Để học tốt môn Ngữ văn trong trường phổ thông.
+ Đây mới chỉ là một thành phần trang ngữ của câu, thiếu nòng cốt câu. + Để học tốt môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, chúng ta phải
thường xuyên trau dồi ngôn ngữ.
- Tôi nói dứt lời, trên khuôn mặt nàng nở một nụ cười rất tươi.
+ Thiếu từ “vừa” sau từ “dứt” để chỉ hai hành động tiếp diễn đồng thời, tạo sự ăn ý nhịp nhàng trong câu văn giữa người nói và người nghe.
+ Tôi nói vừa dứt lời, trên khuôn mặt nàng nở một nụ cười rất tươi. - Trong mấy năm trời tôi tìm nàng khắp nơi.
+ Câu thiếu bổ ngữ.
+ Trong mấy năm trời tôi tìm nàng khắp nơi mà vẫn không thấy. - Sao giữa một vùng mênh mông thơ mộng như vậy.
+ Câu thiếu vị ngữ.
+ Sao giữa một vùng mênh mông thơ mộng như vậy mà người ta nỡ xả
rác thải bừa bãi ?
- Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân không chỉ là bài ca tôn vinh cái đẹp.
+ Đây mới chỉ là một thành phần câu, ta phải thêm vị ngữ vào nòng cốt câu để có câu đúng.
+ Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân không chỉ là bài ca tôn vinh cái đẹp mà còn là bài ca về đạo lí làm người, về thiên lương trong sáng.
- Cảm nghĩ về văn bản “Chữ người tử tù” rất hay và có nhiều giá trị nhân văn cao quý.
+ Văn bản “Chữ người tử tù” rất hay và có nhiều giá trị nhân văn cao quý.
c. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của học sinh khối 12.
- Trái tim biết yêu thương, biết nhạy cảm của người phụ nữ đang yêu Xuân Quỳnh.
+ Đây mới chỉ là một cụm từ, chưa hoàn thành câu. Muốn có câu đúng, phải thêm vị ngữ vào nòng cốt câu.
+ Trái tim biết yêu thương, biết nhạy cảm của người phụ nữ đang yêu Xuân Quỳnh cũng khao khát yêu đương như bao người phụ nữ bình
thường khác.
- Qua bài thơ Sóng cho chúng ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
+ Người viết không phân biệt trạng ngữ và chủ ngữ nên đã nhập làm một làm cho câu văn không sáng rõ. Câu trên có hai cách chữa : một là bỏ từ “qua” để biến “bài thơ Sóng” thành chủ ngữ ; hai là để nguyên rồi thêm chủ ngữ vào sau “bài thơ Sóng”.
+ Qua bài thơ Sóng, tác giả cho chúng ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
- Ta thấy trong bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS” của Cô-phi-an- nan đã báo hiệu nguy cơ bùng phát đại dịch HIV/ AIDS.
+ Câu thiếu chủ ngữ, phải thêm chủ ngữ (tác giả) vào trước cụm từ “đã báo hiệu nguy cơ,... ” để có câu đầy đủ thành phần ngữ pháp.
+ Ta thấy trong bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS” của Cô-phi-an-nan, tác giả đã báo hiệu nguy cơ bùng phát đại dịch HIV/ AIDS.
- Văn học giai đoạn 1945 đến 1975có nội dung. + Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc. Có nội dung gì ?
+ Văn học giai đoạn 1945 đến 1975 có nội dung yêu nước và nội dung
- Để thành công trong cách xây dựng nhân vật, Nguyễn Minh Châu rất am hiểu tâm lí nhân vật người đàn bà hàng chài.
+ Câu văn rối, lủng củng, không rõ nghĩa do không phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ và lặp từ.
+ Để thành công trong cách xây dựng nhân vật của mình, Nguyễn Minh Châu đã phân tích diễn biến tâm lí nhân vật người đàn bà hàng chài một
cách tinh tế và sâu sắc.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn đi tiên phong cho phong trào đổi mới văn xuôi sau năm 1975.
+ Dùng sai quan hệ từ. Phải thay từ “cho” bằng từ “trong ” vào câu trên mới phù hợp.
+ Nguyễn Minh Châu là nhà văn đi tiên phong trong phong trào đổi mới văn xuôi sau năm 1975.
- Ta thấy trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã thể hiện thành công hình ảnh một Tnú gan dạ, dũng cảm.
+ Câu thiếu chủ ngữ, ta bỏ từ “của” và thêm chủ ngữ vào trước trước cụm từ “đã thể hiện thành công” để có câu đúng.
+ Ta thấy trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, tác
giả đã thể hiện thành công một Tnú gan dạ, dũng cảm.
- Những người dân Việt Nam có tấm lòng lương thiện nhưng rất yêu thương con người.
+ Dùng từ “nhưng” chỉ phù hợp khi hai vế đối lập nhau, ở trong câu trên vì vậy người sử dụng đưa vào là không chính xác , bởi hai vế đó không hề đối lập mà lại thống nhất. (“lương thiện” không hề đối lập với “yêu thương con người”.)
+ Những người dân Việt Nam có tấm lòng lương thiện và giàu tình yêu
- Trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ đã cho ta thấy mối quan hệ giữa cái bên trong và cái bên ngoài.
+ Câu thiếu chủ ngữ do nhầm trạng ngữ với chủ ngữ.
+ Trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã cho ta thấy
mối quan hệ giữa cái bên trong và cái bên ngoài.
Tổng số lỗi 36; trong đó:
+ Khối 10: 16/36, tỉ lệ 44,4 %. + Khối 11: 11/36, tỉ lệ 30,6%. + Khối 12: 9/36, tỉ lệ 25 %.
3.2.1.2. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu
a. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu của học sinh lớp 10
- Trong mái trường trung học này, tôi đã trưởng thành lên rất nhiều.
+ Nếu muốn dùng “trong” thì phải thay “mái trường” bằng “ngôi trường”. Chính trong ngôi trường ấy, mới có khả nâng để cho ai đó trưởng thành. Nếu muốn giữ lại “mái trường” thì phải thay bằng “dưới”.
+ Dưới mái trường trung học này, tôi đã trưởng thành lên rất nhiều.
- Văn bản thì có ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề. + Lỗi nhận định trong câu: không phải văn bản nào cũng có đầy đủ ba phần: đạt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề. Phải sửa lại là:
+ Văn bản thường có ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề. - Câu chuyện gợi lên ý lừa đảo,và ác độc của tên Bách hộ họ Thôi.
+ Diễn đạt lủng củng, không rõ nghĩa.
+ Câu chuyện phê phán sự lừa đảo và ác độc của tên Bách hộ họ Thôi.