Nhận xét định tính

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ mới tiếng việt (qua khảo sát từ điển từ mới tiếng việt) (Trang 84 - 97)

1.1.1.7 Từ đơn nghĩa

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng từ đơn nghĩa chiếm số lợng ít hơn từ đa nghĩa. Điều đó cho thấy phần nào đặc điểm của từ mới tiếng Việt, Các từ đơn nghĩa chủ yếu biểu thị những khái niệm, sự vật mới ra đời, thể hiện tốc độ phát triển mạnh mẽ của từ vựng trong những năm gần đây.

1.1.1.8 Từ đa nghĩa

Tiếng Việt có quy luật tiết kiệm lời, dùng cái hữu hạn để biểu đạt cái vô hạn. Quy luật này đợc thể hiện ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. ở ngữ âm chỉ vài chục âm vị bằng cách kết hợp khác nhau có thể tạo nên một số l- ợng các âm tiết. Trong ngữ pháp với một số từ hữu hạn, có thể tạo ra các câu biểu hiện toàn bộ t tởng, tình cảm mà con ngời muốn biểu đạt. Về từ vựng, quy luật đó thể hiện ở chỗ cùng một hình thức ngữ âm nhng có thể diễn đạt nhiều nội dung khác nhau. Vì thế hiện tợng đa nghĩa đợc xem là một trong những quy luật có tính phổ quát của các ngôn ngữ.

Để biểu thị những sự vật, hiện tợng, khái niệm mới tiếng Việt có xu hớng phát triển nghĩa của các đơn vị từ vựng đã có từ trớc hơn là cấu tạo các đơn vị từ vựng mới. Điều đó cho thấy bên cạnh việc tạo ra các từ mới thì tạo ra nghĩa mới vẫn luôn là một trong những con đờng chính và chủ yếu.

Trong số các từ mới mà chúng tôi khảo sát thì từ đa nghĩa có số lợng lớn hơn từ đơn nghĩa. Các từ đa nghĩa có số lợng nghĩa nghiều nhất là 6 nghĩa (38 từ, chiếm 2.40%) còn lại chủ yếu là từ có 2 hoặc 3 nghĩa, từ có 2 nghĩa chiếm số lợng lớn nhất (927 từ, chiếm 58,6%).

Đa nghĩa là kết quả của các quá trình chuyển nghĩa. Các nghĩa của mỗi từ đa nghĩa thờng thuộc hai loại: nghĩa tự do và nghĩa hạn chế. Nghĩa tự do là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện tợng của thực tế khách quan. Sự hoạt động của các nghĩa này không bị hạn chế vào các ngữ cố định mà có mối quan hệ rộng rãi vì mối quan hệ của các từ có nghĩa tự do với các từ khác không phải do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định mà do bản thân những mối liên hệ có thật tồn tại giữa những sự vật, hiện tợng khách quan đợc các từ này biểu thị quy định. Nghĩa hạn chế là nghĩa chỉ đợc thể hiện trong những kết hợp hạn chế. Trong các nghĩa của một từ đa nghĩa có một nghĩa là cơ bản còn các nghĩa khác là phái sinh. Nghĩa cơ bản thờng là nghĩa tự do.

- Tiếng Việt có nhiều từ mang nghĩa rất khái quát. Nó có thể tham gia vào những kết hợp rất đa dạng với các từ khác. Trong mỗi kết hợp đó từ có những sắc thái ý nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào những từ kết hợp với chúng. Đa nghĩa là kết quả của các quá trình chuyển nghĩa.

Một từ đa nghĩa có thể diễn tả nhiều nghĩa khác nhau. Trong số các từ mới mà chúng tôi khảo sát thì từ đa nghĩa có số lợng lớn.

Các lớp từ mới xét về trờng nghĩa

Cho đến nay vẫn cha có sự thống nhất dù là tơng đối về các đối tợng và tiêu chí xác định đối tợng ứng với thuật ngữ "trờng". Ngay cả tên gọi khái niệm "trờng từ vựng" hiện nay vẫn cha thống nhất. Có ngời gọi là "trờng nghĩa", có ngời gọi là "trờng", "trờng từ"...

Lịch sử nghiên cứu trờng trong ngôn ngữ học đợc một số nhà ngôn ngữ học Đức và Thụy Sĩ đa ra vào những thập kỷ 20-30 của thế kỷ này. Những t t- ởng về mới quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ đã đợc phát biểu trớc đó. W. Humboldt đợc xem là một trong những ngời khởi xớng. Năm 1896 M.M. Pokrovxkij viết: "từ và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong t tởng của chúng ta và độc lập với ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định. Cơ sở để tập hợp những nhóm nh vậy là sự đồng nhất hay sự trái ngợc trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa. Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ nh vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với

nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng những từ này đợc dùng trong những tổ hợp cú pháp giống nhau" (M.M. Pokrovxkij. Nghiên cứu ngữ nghĩa học trong các ngôn ngữ cổ. M.1896, tr.75-82). Năm 1900 H.Osthoff viết: "Có những hệ thống nhất định những ý nghĩa phụ thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể đợc hiểu rõ nhờ vào cấu trúc của từng hệ thống đó". Năm 1910 Meyer xuất bản một công trình nghiên cứu về các thuật ngữ chỉ các chức vụ trong quân đội nớc Phổ, ông đã kết luận rằng: “mỗi thuật ngữ chỉ xác định đựơc giá trị theo vị trí trong toàn hệ thống danh pháp”.

Những nguyên lý của F.de.Saussure, đặc biệt là luận điểm "giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy định" (44, tr.202) và "chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” (44, tr.198) đã thúc đẩy một cách quyết định sự hình thành nên lý thuyết về các trờng từ vựng gắn với tên tuổi của các tác giả J.Trier và L.Weisgerberg.

ở Việt nam ngời bàn đến vấn đề “trờng” nhiều nhất là tác giả Đỗ Hữu Châu. T tởng của ông là:

- Phân lập từ vựng của một ngôn ngữ thành các trờng từ vựng - ngữ nghĩa là để phát hiện ra tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Nhng đó không phải mục đích duy nhất của việc phân lập trờng. Nói cho cùng tìm ra hệ thống, tìm ra cấu trúc là để tìm ra và giải thích các cơ chế động loạt chi phối sự sáng tạo nên các dơn vị mà hoạt động chúng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ làm quá trình giao tiếp. Hoạt động này không chỉ bao gồm sự chiếu vật (sự tạo lập các thông điệp miêu tả) mà cả sự kết hợp ngữ nghĩa giữa các từ về mặt cú pháp (chức năng cú học).

- Các trờng từ vựng - ngữ nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ cho nên tiêu chí để phân lập chúng phải là tiêu chí ngôn ngữ. Không thể bắt đầu sự phân lập bằng các phạm vi sự vật, hiện tợng mà con ngời có thể biết từ ngoài ngôn ngữ, cũng không thể bắt đầu bằng các vùng khái niệm đã có trong t duy. Nếu nh đã

phân biệt ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm thời cơ sở để phân lập trờng là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của các từ. Có thể phân ra hai loại trờng từ vựng - ngữ nghĩa lớn: Trờng biểu vật và trờng biểu niệm. Hai loại trờng này không loại trừ lẫn nhau và có quan hệ với nhau nhng về nguyên tắc phải phân biệt chúng với nhau. Mỗi loại trờng này có cách chi phối riêng hoạt động của từ trong giao tiếp, trong sự tạo lập nên thông điệp. Với sự phân biệt trờng biểu vật và trờng biểu niệm chúng ta có thể giải quyết đợc tình trạng nhập nhằng giữa trờng sự vật và trờng khái niệm.

Cơ sở để phân lập trờng là ý nghĩa của từ, tức là những ý nghĩa ngôn ngữ. Có thể có những sự kiện sự vật, những khái niệm lĩnh hội đợc nhng nếu không đợc biểu thị bằng từ thì chúng vẫn không phải là yếu tố của một trờng trong một ngôn ngữ nào đấy. Ví dụ: trong tiếng Pháp, tiếng Anh... Có thể phân lập đợc những trờng biểu vật chỉ những ngời theo địa phơng dân tộc, quốc gia. Trờng này không có trong tiếng Việt vì những trờng hợp nh: "Ngời Anh, Ngời Pari”... cha đủ t cách là từ.

Tính đặc ngữ của các trờng từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện khá rõ trong mối quan hệ giữa từ pháp và cú pháp (cấu tạo từ) và ý nghĩa. Sự phân lập trờng từ vựng - ngữ nghĩa không phải là sự phân loại thông thờng. Không phải là sự “đa” các từ theo những tiêu chí nào đấy về từng loại - dù là loại ngữ nghĩa – mà là sự tìm ra phạm vi, vùng tác động của một “lực”, đây là “lực” ngữ nghĩa. Lực này loặc nằm trong những từ nào đấy, hoặc lan dến cả những từ khác (rất nhiều từ khác). Một từ có thể tiếp nhận tác động của một số “lực” do đó có thể có mặt trong một số trờng.

Để xác lập đợc một trờng từ vựng ngữ nghĩa, chúng ta sẽ tìm ra các trờng hợp điển hình, tức là những trờng hợp mang và chỉ mang cái đặc trng từ vựng – ngữ nghĩa mà chúng ta lấy làm cơ sở. Những từ điển hình cho trờng lập thành tâm của trờng.

Nh vậy theo quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu, dựa vào mối quan hệ giữa các loại nghĩa (thành phần nghĩa) trong từ vựng để phân chia nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm. Có thể phân chia ra thành bốn trờng từ vựng trong đó có

hai trờng nghĩa lớn: Trờng nghĩa biểu niệm và trờng nghĩa biểu vật, hai loại tr- ờng này dựa trên nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu vật để phân chia. Ngoài ra còn có trờng liên tởng và trờng kết hợp.

Tiêu chí để xác lập trờng nghĩa biểu vật là nghĩa biểu vật của từ. Trờng nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa với nhau về nghĩa biểu vật. Tiêu chí để xác lập trờng nghĩa biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ. cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà chung cho nhiều từ. Một trờng biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm. Cũng nh trờng biểu vật, các trờng biểu niệm có thể giao thoa vào nhau, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi.

Các ý nghĩa biểu niệm tuy có nguồn gốc ở các khái niệm nhng không đồng nhất với khái niệm, cho nên các trờng biểu niệm cũng không đồng nhất với tập hợp các khái niệm, không phải là những sự kiện t duy thuần tuý mà là những sự kiện ngôn ngữ.

ở đây chúng tôi tạm không phân chia theo trờng nghĩa biểu vật và trờng nghĩa biểu niệm mà chỉ phân chia thành các trờng nghĩa chủ yếu.

3.2.1 Kết quả thống kê các trờng nghĩa chủ yếu

Từ mới mà Từ điển từ mới tiếng Việt, phản ánh nếu xem xét chúng dới góc độ trờng nghĩa thì thấy phạm vi từ vựng mới phản ánh rất đa dạng và rộng khắp. Nhng có thể thấy các trờng từ vựng sau đây có số lợng từ tơng đối lớn là:

* Trờng chỉ tính chất con ngời (có số lợng tơng đối lớn, trong đó có thể chia thành các trờng nhỏ:

- Tính chất tâm lý: Cáu cạnh (tr.29); cấn cá (tr.31); chai lì (tr.34); hầm hố

(tr.103); hẫng hụt (tr.103); hoà dịu (tr.106); hoà đồng (tr.106); hoà kết (tr.106);

kiêu sa (tr.130); kìm nén (tr.131); lắng dịu (tr.135); lăn tăn (tr.153); lặng thầm

(tr.135); mùi mẫn (tr.156); muộn phiền (tr.156); ngẫm ngợi (tr.159); ngông ngạo (tr.162); ngông ngợc (tr.162); nguôi quên (tr.163); phấp phỏm (tr.185);

- Tính chất quan hệ: Đeo bám (tr.73); đồng thuận (tr.84); đơn lẻ (tr.85);

hết mình (tr.104); hớng thiện (tr.115); mến mộ (tr.151); nể sợ (tr.158); nể trọng

(tr.158); ngáng trở (tr.158); ngay tình (tr.158); nhập nhoà (tr.169); nhu hoà

(tr.172); nhu nhã (tr.172); hớng thiện (tr.115); hết mình (tr.104); hoà đồng

(tr.106)...

- Tính chất trí tuệ: D mu (tr.62), trí xảo (tr.250), trí tởng (tr.250), trí tuệ nhân tạo (250)...

* Trờng chỉ hoạt động của con ngời:

- Hoạt động trí tuệ: Hồi cố (tr.109), ngẫm ngợi (tr.159)... - Hoạt động của con ngời tác động đến đối tợng:

Cắt (tr.31); cắm (tr.31); chặt (tr.36); chèn (tr.37); chỉ trỏ (tr.38); ca

(tr.53); dán (tr.56); kéo (tr.250); bắn (tr.10); bắt (tr.11); bóc lịch (tr.19); bóc tem (tr.19); cầm giữ (tr.32); đan cài (tr.66); đan kết (tr.67); giết mổ (tr.98);

giao nộp (tr.97); giăng mắc (tr.98); tút (tr.255); tiêm chích (tr.238); đá quả bóng (tr.68); đi khách (tr.74); đi bụi (tr.74); đi hoang (tr.74); chạy bàn (tr.35);

chạy sô (tr.35); nhảy dù (tr.167); phát tán (tr.183); chuyển c (tr.44); thăng tiến

(tr.221); đánh võng (tr.67); Trôi nổi (tr.252); di dời (tr.57); quy tập (tr.197);

quay vòng (tr. 195); tạm vắng (tr.215)…

* Trờng chỉ các tổ chức xã hội các khái niệm, sự vật gắn với thời kỳ mới: Siêu thị (tr.206); con chíp (tr.47); tiếp thị (tr.239); nội tệ (tr.176); không tặc (tr.124); tin tặc (tr.24); hải tặc (tr. 100); ngoại thất (tr.162); đề đóm (tr.74);

Công ty cổ phần (tr.49); công ty trách nhiệm hữu hạn (tr.49); cộng đồng tộc ngời (tr.50); dịch vụ hậu mãi (tr.58); hội đồng quản trị (tr.110); làng ngề

(tr.133); xã hội đen (tr.133); xí bệt (tr.277), xí xổm (tr.277), pin mặt trời

(tr.193), quạt cây (tr.195), quạt tờng (tr.195), nồi cơm điện (tr.174), ống bô

(tr.180), ống xả (tr.180)...

3.2.2 Đặc điểm các lớp từ vựng xét theo trờng

nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trờng, mà ở đây chủ yếu là để chúng ta thấy đợc những góc độ khác nhau về diện mạo từ mới tiếng Việt hiện nay. Từ vựng là bộ phận có quan hệ liên hệ trực tiếp nhất đối với hiện thực đời sống, là tấm gơng phản ánh bức tranh đời sống nên xét từ mới trong quan hệ với hiện thực đợc phản ánh, mảng từ ngữ phản ánh phạm vi đời sống xã hội nào có nhiều từ mới nhất thì chúng ta sẽ tìm thấy đợc mảng hiện thực đó có nhiều sự đổi thay phát triển nhất.

3.2 Tiểu kết chơng 3

Từ mới đợc xét về ngữ nghĩa, qua việc xét từ mới trên hai phơng diện: - Số lợng nghĩa và tính chất chuyển nghĩa của từ mới.

- Các trờng nghĩa nổi bật: Trờng nghĩa chỉ tính chất con ngời, hoạt động của con ngời, trờng nghĩa chỉ những tổ chức, hoạt động gắn với thời kỳ mới. Chúng tôi thấy rằng: Xu hớng phát triển nghĩa mới để làm mới, làm giàu từ vựng vẫn đang là một trong những con đờng chính. Đó chủ yếu là con đờng phát triển nghĩa mới. Những nghĩa mới trong các từ mới ở đây đợc tạo ra là bớc tiếp tục phát triển từ nghĩa của từ đã có theo quy luật ẩn dụ và hoán dụ (trong đó chủ yếu là ẩn dụ) điều đó cho thấy mối quan hệ khăng khít về nghĩa giữa nghĩa gốc và nghĩa phái sinh, mạch lô gíc ngữ nghĩa của từ luôn đợc nguời dùng chú ý liên tởng để tạo ra nghĩa mới. Hình thức tạo nghĩa mới không chỉ tiết kiệm mà còn rất thuận lợi cho ngời dùng vì vỏ âm thanh và nghĩa gốc đã quen thuộc.

Hình thức chuyển nghĩa trong từ mới chủ yếu là chuyển nghĩa ẩn dụ. Nh vậy hiện nay ngời Việt chủ yếu tạo ra nghĩa mới và chủ yếu là dựa trên thói quen liên tởng tơng đồng.

Xét các từ mới theo trờng nghĩa chúng tôi thấy phạm vi ngữ nghĩa mà từ phản ánh rất rộng và đa dạng. Số lợng từ mới tập trung chủ yếu là các trờng phản ánh con ngời (bao gồm: tính cách, tâm lý, các hoạt động về kinh tế, xã hội…). Điều đó cho thấy 2 điều:

1. Xã hội Việt Nam ở thời kỳ đổi mới và thực sự xã hội Việt Nam đang đổi mới.

2. Cùng với sự đổi mới của đất nớc thì tính cách, tâm lý, hoạt động của con ngời cũng có nhiều cái mới khá sinh động. Sự đổi mới về kinh tế, xã hội đã tác động mạnh đến con ngời và dù ở thời đại nào thì con ngời vẫn luôn là trung tâm của xã hội, điều đó đã đợc phản ánh rõ nét qua hệ thống từ mới.

Kết Luận

Qua việc khảo sát từ ngữ mới trong “Từ điển từ mới” chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Cùng với sự phát triển của Kinh tế – chính trị – xã hội là sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ, đặc biệt là sự gia tăng vốn từ vựng. Sự phát triển của hệ thống từ vựng tiếng Việt diễn ra bằng nhiều con đờng, nhiều cách thức khác nhau nh: phát triển nghĩa mới, cấu tạo từ mới, vay mợn từ từ các ngôn ngữ khác. 2. Trong một giai đoạn ngắn từ 1985 – 2000 (15 năm) nhng số lợng từ mới thu đợc rất đa dạng vừa phản ánh bức tranh đời sống phong phú của xã hội Việt Nam hiện nay vừa thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của vốn từ tiếng Việt, thấy đợc sự đổi mới của đời sống xã hội.

3. Từ mới bao gồm đủ các loại từ xét về cấu tạo: Từ đơn, từ ghép, từ láy. Điều đó cho thấy sự phát triển đều khắp của các loại từ và vai trò của các loại từ trong sự phát triển của vốn từ tiếng Việt nói chung. Trong cấu tạo từ mới, từ ghép chiếm số lợng lớn. Đó là xu hớng phát triển từ mới của tiếng Việt hiện nay.

4. Từ mới mà chúng tôi khảo sát đợc có nhiều nguồn gốc: gốc Hán, gốc

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ mới tiếng việt (qua khảo sát từ điển từ mới tiếng việt) (Trang 84 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w