Phân tích vốn từ về mặt nguồn gốc ta thấy trong tiếng Việt hiện đại cùng tồn tại những đơn vị có nguồn gốc khác nhau, nh gốc Nam á (Thuần Việt), từ gốc Hán, từ gốc ấn - âu (hai loại sau thờng gọi là từ vay mợn). Vay mợn từ là quy luật phổ quát của tất cả các quốc gia các ngôn ngữ. Vay mợn từ làm cho vốn từ bản ngữ thêm phong phú, thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ, làm tăng khả năng diễn đạt.
Khảo sát 2.500 đơn vị từ mới trong Từ điển từ mới tiếng Việt giai đoạn từ 1985 - 2000 xét về nguồn gốc, chúng tôi thu đợc kết quả nh sau:
2.2.1 Kết quả thống kê phân loại từ mới về nguồn gốc
2.2.1.1 Từ thuần Việt
Tác giả Nguyễn Văn Tu trong "Từ vựng học tiếng Việt hiện đại" cho rằng:
Từ thuần Việt là những từ đợc dân tộc ta dùng từ thợng cổ tới nay. Những từ thuần Việt có mối quan hệ đối với vốn từ vựng cơ bản của nhiều ngôn ngữ Đông Nam á nh tiếng Thái, tiếng Môn-Khơ-Me. (57, tr.187)
Theo ý kiến của Phan Ngọc: "Bất kỳ từ nào đơn tiết cũng là từ thuần Việt và bất kỳ từ láy âm nào cũng đợc xem là từ thuần Việt không kể nguồn gốc (tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán)” (tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam á. Viện Đông Nam á. 1983)
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp khẳng định: "Ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ ấn- Âu tất cả các từ còn lại thờng đợc gọi là các từ thuần Việt. Những từ đợc gọi là thuần Việt thờng trùng với bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt, chúng biểu thị những sự vật, hiện tợng cơ bản nhất, chắc chắn phải tồn tại từ rất lâu". (15, tr.236)
Chúng tôi chọn cách xác định từ thuần Việt của tác giả Nguyễn Thiện Giáp. Theo đó, nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của các từ có thể chia lớp từ thuần Việt ra: từ vựng toàn dân và từ địa phơng (từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ).
a. Từ toàn dân
Từ toàn dân là những từ mà toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những ngời nói tiếng Việt thuộc các địa phơng khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ. Có thể nói từ toàn dân là hạt nhân của từ vựng làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ, không có nó ngôn ngữ không thể có đựơc và không thể có sự trao đổi giao tiếp giữa mọi ngời.
Từ toàn dân chiếm đại đa số trong từ mới tiếng Việt. Về nội dung Từ toàn dân chủ yếu là những từ biểu thị những sự vật, hiện tợng hay khái niệm mới quan trọng trong đời sống.
Ví dụ:
+ Từ toàn dân chỉ các hiện tợng thiên nhiên: biển hồ (tr.17); bồi lấp
(tr.22); bồi lắng (tr.210); nắng nóng (tr.157); sa khoáng (tr.201); sinh quyển
(tr.208); tầng ozon (tr.218)…
+ Từ toàn dân chỉ các sự vật hiện tợng gắn liền với đời sống: cây ăn trái
+ Từ toàn dân chỉ bộ phận cơ thể con ngời: đầu (tr.71); mông (tr.154); ruột
(tr.199)…
+ Từ toàn dân chỉ tính chất của sự vật: kiêu sa (tr.130); khô cứng (tr.124);
nhanh nhạy (tr.167); nhạt nhoà (tr.167); nhu nhã (tr.172); trội nổi (tr.253);
vồn vập (tr.271), lão hoá (tr.134)…
+ Những từ chỉ hoạt động thông thờng: rút tỉa (tr.199)…
- Về mặt nguồn gốc, từ toàn dân của tiếng Việt bao gồm những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Môn - Khơ Me: bắn (tr.10); lớp (tr.143)… Những từ m- ợn tiếng Hán: đầu (tr.71); áp (tr.9); bằng (tr.10); độc (tr.325); khẩu (tr.478)… Ngay cả những từ vay mợn từ ngôn ngữ Châu âu nh: áo pun (tr.2); băng rôn
(tr.11)… cũng nhanh chóng trở thành ngôn ngữ toàn dân.
Từ vựng toàn dân là bộ phận nòng cốt của từ vựng văn học. Với đặc điểm trung hoà về phong cách (có thể dùng trong các phong cách chức năng khác nhau) cho nên từ vựng toàn dân là vốn từ cần thiết để diễn đạt t tởng trong tiếng Việt, là cơ sở để tạo nên các từ mới, làm giàu vốn từ vựng tiếng Việt.
b. Từ địa phơng
Đối lập với từ vựng toàn dân là từ vựng dùng hạn chế (bao gồm: từ địa ph- ơng, từ nghề nghiệp, tiếng lóng, thuật ngữ). Trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát từ địa phơng, một bộ phận từ vựng cũng không kém phần quan trọng trong từ vựng tiếng Việt nói chung và từ mới tiếng Việt nói riêng.
Có nhiều quan niệm khác nhau về từ địa phơng. Tác giả Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Từ của một phơng ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phố biến trong phạm vi vùng lãnh thổ của địa phơng đó”. “Từ địa phơng không ở trong ngôn ngữ văn học mà thuộc về tiếng nói của một cùng nhất định. Chúng mang sắc thái địa phơng. Ngời của địa phơng này không hiểu những từ địa phơng kia.” (56, tr.78)
Tác giả Phạm Văn Hảo quan niệm: “ Khác với một số biến thể vốn là đơn vị trong cùng một hệ thống, từ ngữ địa phơng là loại biến thể gắn với một hệ thống nằm ngoài hệ thống từ vựng tiếng Việt văn hoá. Điều đó đảm bảo cho
một phơng pháp định nghĩa phù hợp với chúng. Định nghĩa qua từ có nghĩa t- ơng đơng (trong tiếng Việt văn hoá)” (Phạm Văn Hảo. Bàn thêm một số điểm về việc thu thập và định nghĩa từ ngữ địa phơng trong từ điển tiếng Việt phổ thông. Ngôn ngữ số 2. H.1979. tr.59).
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu “Những đơn vị từ vựng địa phơng là những đơn vị từ vựng có ý nghĩa khác nhau nhiều hay ít kèm theo sự khác nhau về ngữ âm Nhiều hay ít nhng không nằm trong những sai dị ngữ âm đều đặn.”
Quan niệm từ địa phơng là “Những từ thuộc một phơng ngữ (tiếng địa ph- ơng) nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phơng đó, thì đợc gọi là từ địa phơng” là quan niệm của các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (42, tr.263).
Chúng tôi tán đồng với quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp xem “từ địa phơng là những từ đợc dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phơng. Từ địa phơng là bộ phận của ngôn ngữ nói hàng ngày của một bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phơng thờng mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phơng, đặc điểm của nhân vật…” (15, tr.257).
Theo đó khảo sát từ trong Từ điển từ mớitiếng Việt chúng tôi thu đợc 65 từ địa phơng:
- Những từ địa phơng xuất hiện trong Từ điển từ mới tiếng Việt chủ yếu là những từ biểu thị những sự vật, hiện tợng, hoạt động, cách sống chủ yếu chỉ có ở địa phơng sử dụng và đã đựơc mở rộng, phổ biến toàn dân.
Ví dụ:
TT Từ ngữ Địa phơng có Nghĩa tơng ứng
1 Cây ăn tráI (tr.33) Nam Bộ Cây ăn quả
2 Con heo (tr.47) Nam Bộ Con lợn
3 Dẹp tiệm (tr.57) Nam Bộ Cửa hàng, quán
4 Gạch bông (tr.90) Nam Bộ Gạch hoa
5 Khoẻ re (tr.124) Nghệ Tĩnh Khoẻ mạnh
6 Nhẹ ký (tr.169) Nam Bộ Nhẹ cân
8 ống bô tr.180 Nam Bộ ống xả
9 Quậy (tr.196) Nam Bộ Phá, quấy
10 Té ngửa (tr.218) Nam Bộ Bổ ngửa
11 Thinh lặng (tr.228) Nghệ Tĩnh Im lặng
12 Mập phì (tr.151) Nam Bộ Béo phì
13 Xỉn (tr.278) Nam Bộ Say
Trong 65 từ địa phơng đợc xem là từ mới trong Từ điển từ mới tiếng Việt
thì chủ yếu là những từ địa phơng Nam Bộ (45 từ, chiếm 69%). Điều đó đã chứng tỏ vai trò của từ địa phơng Nam Bộ hiện nay trong việc cung cấp vốn từ cho tiếng Việt, Mặt khác cũng cho thấy các từ địa phơng đó đã mở rộng dần phạm vi sử dụng, nên không còn xa lạ với các vùng khác. Những ảnh hởng của các điều kiện Kinh tế - Chính trị - Xã hội đã đợc phản ánh vào ngôn ngữ rất rõ. Ranh giới giữa những từ địa phơng này với những từ toàn dân rất gần với nhau.
Có thể nói rằng sự phát triển của từ vựng tiếng Việt là một qúa trình làm giàu thêm kho từ ngữ của tiếng Việt. Là một quá trình thống nhất từ vựng, tiêu chuẩn hóa từ vựng. Trong quá trình này từ vựng tiếng Việt sẽ ngày một thống nhất, những từ địa phơng sẽ bị gạt bỏ dần. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên, từ địa phơng sẽ đợc sử dụng rộng rãi, thu hút vào vốn từ toàn dân, làm giàu thêm kho ngôn ngữ văn hóa của toàn dân, bổ sung cho kho từ vựng ngày một phong phú hơn.
1.1.1.6 Từ vay mợn
Vay mợn từ là quy luật phổ quát của tất cả các quốc gia, các ngôn ngữ. Hiện nay trên thế giới có hơn 300 ngôn ngữ khác nhau nhng không có một ngôn ngữ nào là thuần nhất. Ngoài các biện pháp chủ yếu nh cấu tạo từ mới, phát triển, mở rộng nghĩa của từ, ngoài các từ có nguồn gốc bản địa thì vay mợn từ đựơc xem là một trong những con đờng làm giàu vốn từ một cách tích cực, phù hợp với quy luật vận hành và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
Trong số lợng các từ mới vay mợn vào tiếng Việt xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1985-2000 trớc hết phải nói đến số lợng lớn từ vựng tiếp nhận từ tiếng Hán.
Tiếp theo đó là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga
a. Từ gốc Hán
Tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngôn ngữ có cùng loại hình, có lịch sử lâu đời và có quan hệ tiếp xúc trải qua nhiều thời kỳ trong lịch sử. Vì vậy tiếng Việt đã vay mợn tiếng Hán nhiều lớp từ, vào các thời kỳ khác nhau nên có âm đọc khác nhau. Nếu nh thời kỳ đầu có tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu xảy ra bằng khẩu ngữ thông qua hình thức tiếp xúc trực tiếp thì thời kỳ sau, kể từ đời Đờng trở đi việc tiếp xúc tiếp nhận tiếng Hán đã xảy ra một cách hệ thống qua sách vở. Các lớp từ gốc Hán chiếm hơn 70% vốn từ tiếng Việt trong đó đặc biệt quan trọng là lớp từ Hán - Việt. Lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt thờng đợc sử dụng để cấu tạo thuật ngữ, chỉ các sự vật, hiện tợng, hoạt động trong tiếng Việt, đối lập về nghĩa với từ thuần Việt nên chúng mang phong cách trang trọng, trừu t- ợng, cổ kính.
Trong 2.500 đơn vị từ mới, chúng tôi khảo sát đợc 1.750 từ gốc Hán, trong đó có thể chia ra làm 2 loại:
a1. Những đơn vị do các yếu tố gốc Hán tạo thành:
Ví dụ:
á hậu (tr.1); á khôi (tr.1); an lạc (tr.1); an bình (tr.1); bãi nại (tr.5); bãi nhiệm (tr.5); bản quốc (tr.6); bao tiêu (tr.8); bảo trì (tr.8); bất khả (tr.12); bất ổn (tr.12); bí pháp (tr.15); biện giải (tr.18); bao nhân (tr.28); cấp thời (tr.32);
chấn tử (tr.37); chế tài (tr.38); chiêu thức (tr.39); chuyển c (tr.44); dã tiệc
(tr.55); diễn kiến (tr.59); duy tu (tr.62); đặc hữu (tr.69); giao diện (tr.96); hành án (tr.101); hữu lý (tr.115); khiếm thị (tr.123); lu bút (tr.145); lu tồn (tr.146);
mến mộ (tr.150); ngoại nhập (tr.161); nhãn tự (tr.166); phát tác (tr.183); sinh giới (tr.207); tâm nguyện (tr.216); thảo dân (tr.221); thảo dợc (tr.221); thỉnh giảng (tr.228); thổ táng (tr.229)…
Đây là những từ do các yếu tố Hán Việt cấu tạo nên, đọc theo âm Hán – Việt. Về hình thức ngữ nghĩa, loại từ này có thể đối chiếu qua từ điển từ tiếng Hán, do vậy có thể gọi chúng là những từ Hán – Việt mợn nguyên khối. Một
từ Hán – Việt nào đó trong tiếng Việt thuộc loại này có hình thức AB thì trong tiếng Hán cũng có hình thức AB (âm có thể xê dịch ít nhiều do Việt hoá), nghĩa có quan hệ với nghĩa gốc của các từ Hán tơng ứng. Trong số đó có một số từ đ- ợc ngời Việt tạo ra bằng cách mợn yếu tố Hán Việt.
a2. Những đơn vị do các yếu tố Hán và Thuần Việt tạo thành:
Đây là những từ cấu tạo trong tiếng Việt bởi một yếu tố Hán và một yếu tố Việt. Chúng tôi không xem đây là từ Hán Việt nhng vì có yếu tố gốc Hán tham gia cấu tạo từ nên chúng tôi thống kê thành một loại riêng, để thấy đợc tình hình cấu tạo từ mới trong tiếng Việt hiện nay. Số lợng loại này không nhiều, đó là những từ nh:
Cảm mến (tr.27); cầm giữ (tr.32; chữa trị (tr.46)…
So với từ Việt gốc Hán tiếp nhận từ thời kỳ trớc, bộ phận từ Việt gốc Hán trong Từ điển từ mới có những điểm mới sau:
- Những từ chỉ những sự vật, hiện tợng, khái niệm mới xuất hiện phản ánh nhận thức xã hội lúc bấy giờ mà trớc đó cha có hoặc cha xuất hiện trong từ điển. Số lợng những từ ngữ này chiếm khối lợng lớn. Chúng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và lĩnh vực tri thức khác nhau.
- Bộ phận từ Hán - Việt mới bao gồm từ Hán - Việt và cả một bộ phận Hán - Việt hóa do ngời Việt tạo nên bằng cách ghép một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt. Chúng thờng là những từ ghép, những tổ hợp để chỉ sự vật, khái niệm mới trong tiếng Việt. Những từ đơn tiết Hán Việt dùng trong văn bản thời này thì đợc mở rộng nghĩa, phát triển thêm nghĩa mới, hoặc chuyên biệt về nghĩa hoặc dùng nh thuật ngữ khoa học. Ví dụ: điểm, độ, góc, tròn ...
- Phạm vi sử dụng của lớp từ Hán - Việt mới thờng xuất hiện trên văn bản nghị luận chính trị - xã hội, khoa học, báo chí ...
Có thể nói lớp từ gốc Hán tiếp nhận thời kỳ này thực sự là một nguồn bổ sung, làm tăng thêm khả năng biểu hiện và làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt. Một bộ phận yếu tố tiếng Hán khi vào tiếng Việt, hoạt động thu hẹp nghĩa, một số khác mở rộng nghĩa phát triển thêm nghĩa mới đây là một xu hớng phát triển mạnh.
b. Từ gốc ấn - Âu b1. Tiếng Anh
Sau tiếng Hán, tiếng Việt vay mợn một số lợng lớn các từ thuộc ngôn ngữ ấn - Âu mà trớc hết là tiếng Anh. Lớp từ vay mợn từ tiếng Anh là một bộ phận từ ngữ hoàn toàn mới so với các từ gốc Pháp trong tiếng Việt. Việc tiếp xúc tiếp nhận những từ ngữ từ tiếng Anh và các ngôn ngữ Châu âu nói chung là hệ quả của quá trình tiếp xúc và ảnh hởng của văn hóa phơng Tây vào Việt Nam. Mặc dù hiện nay các yếu tố cấu tạo từ gốc Hán vẫn có sức sản sinh mạnh nhng không thể phủ nhận một điều là các từ và các yếu tố cấu tạo từ tiếng Anh đang du nhập một cách ồ ạt vào tiếng Việt trong những năm gần đây. Có thể phân chia quá trình du nhập của từ tiếng Anh vào trong tiếng Việt thành hai giai đoạn:
+ Từ thời thuộc pháp đến trớc năm 1986. + Từ 1986 trở lại đây.
Trong giai đoạn 1 từ vay mợn tiếng Anh trong tiếng Việt còn với số lợng ít, chủ yếu là từ thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp (lúc này đế quốc Mỹ đổ bộ vào Việt Nam) từ năm 1975 tiếng Anh có vai trò đặc biệt ở miền Nam, vì thế đã đem vào tiếng Việt một số lợng từ đáng kể. Từ năm 1986 đến nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đã khiến cho hiện tợng vay mợn từ xảy ra mạnh mẽ, tiếng Anh đợc dùng nhiều trên sách báo, các phơng tiện thông tin đại chúng, trong các trờng học và trong giao tiếp xã hội.
Trong 279 từ gốc ấn - Âu khảo sát đợc thì có 152 từ vay mợn từ tiếng Anh, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (chiếm 54.48%).
Ví dụ:
+ Lĩnh vực âm nhạc: Audio (tr.3); catse (tr.29); karaoke (tr.119); bluz
(tr.166); rap (tr.198); rock (tr.198)…
+ Lĩnh vực thể thao: Bida (tr.16); bioga (tr.18); bowling (tr.20); carate
(tr.29); dancing (tr.56); golf (tr.99); massage (tr.148); worldcup (tr.274);
+ Thời trang: Catalo (tr.29; jacket (tr.118); shop (tr.205)…
+ Công nghệ thông tin: Email (tr.88); fax (tr.89); Internet (tr.117); inch
(tr.117); model (tr.153), rom (tr.198)… + Kinh tế: Maketing (tr.147)…
Từ vay nợn tiếng Anh đang xuất hiện với số lợng ngày càng nhiều, do quá trình tiếp xúc cha kết thúc. Khác với quá trình vay mợn từ tiếng Hán và tiếng Pháp trớc đây, quá trình vay mợn từ tiếng Anh đã tạo nên một diện mạo từ vay mợn Anh trong tiếng Việt khác hẳn so với trớc, nhất là trong lĩnh vực mà nó du nhập. Qua đó phản ánh nhu cầu giao tiếp phát triển của xã hội.
b2. Tiếng Pháp
Bên cạnh tiếng Anh thì tiếng Việt cũng vay mợn một số lợng từ khá nhiều từ tiếng Pháp từ thế kỷ XIX. Sau khi thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm nớc ta, biến nớc ta thành thuộc địa của chúng. Từ đó Việt nam chịu ảnh hởng