Công viênThiếu nhi.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng cây xanh bóng mát và cây cảnh trang trí trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 39 - 40)

4.1 Kết quả khảo sát.

4.1.3.3. Công viênThiếu nhi.

- Vị trí tính chất đăc điểm của công viên thiếu nhi:

Căn cứ vào nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng tăng của thiếu nhi ở thị xã Cửa Lò và thiếu nhi các địa phơng khác hàng năm đến vùng biển Cửa Lò du lịch tắm biển… UBND thị xã Cửa Lò đã xây dựng công viên thiếu nhi về phía Nam cũng nằm trong khu vực công viên bờ biển CửaLò . Phía bắc giáp công viên Hoa Cúc Biển , phía Nam giáp khu du lịch phía Nam thị xã, phía Tây giáp đờng Bình Minh, Phía Đông giáp bờ biển. Chiều dài của công viên hớng Bắc Nam (dọc theo đờng Bình Minh) là 132m, chiều rộng theo hớng Đông Tây là 70m. Diện tích của công viên là: 9240m2. Trong công viên có một số cồn cát, có độ chênh lệch cao so với đờng Bình Minh là 2 – 3m , đây là điều kiện để tổ chức nhiều cao độ khác nhau nh tạo hình non bộ có hình dáng hấp dẫn phù hợp với sự yêu thích của lứa tuối thiếu nhi.

Với địa điểm xây dựng có nhiều yếu tố thuận lợi cả về địa lý và địa thế đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một khuôn viên thiếu nhi, là tạo ra cho các em một nơi vui chơi giải trí, hoạt động giáo dục văn hoá và thể chất của thiếu nhi học sinh trong môi trờng thiên nhiên lành mạnh. Ngoài ra, đây là môi trờng giúp các em học tập khoa học tự

nhiên, hiểu biết cây cỏ, góp phần hình thành t chất các em sau này. Cây xanh là nhân tố quan trọng quyết định chất lợng công viên thiếu nhi.

- Đánh giá hiện trạng cây xanh và sắc thái cảnh quan công viên Thiếu nhi:

Công viên nằm trong vùng bờ biển nên thờng xuyên bị gió bão kéo theo sự chuyển dịch của cát. Vì vậy trong công viên cây Phi lao phòng hộ là không thể thiếu. Hiện tại phi lao chiếm 1/3 – 1/4 diện tích của cả công viên, phi lao đợc trồng theo hình nang sấu để chắn gió cát. Ngoài ra còn trồng Dừa ở vùng phía Đông (phía trong kè đá) và các khu vực trong công viên. Dừa đợc trồng với hình thức đan xen. Phi lao và Dừa đ- ợc trồng với số lợng lớn (Dừa 39%, Phi lao 42,8%), ngoài ra Bàng cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (24%) còn lại một số cây chiếm tỷ lệ nhỏ nh: Sữa chiếm 1,7%; Phợng 1,2%; Ngô đồng 1,7%; Keo lá tràm 2,2%; Keo tai tợng 0,73%.

Thảm cỏ về số lợng còn quá ít, diện tích quá nhỏ; các loài cây cảnh nghèo nàn về chủng loại và số lợng với một số loại nh : Huyết dụ, Cô mốt, Phất dụ, Dừa cạn, Tía tô cảnh, Thài lài tím, hớng dơng, sống đời…

Nhìn chung tổ chức cây xanh trong công viênThiếu nhi còn đơn điệu, thiếu những loài cây cải tạo môi trờng tốt nh : cây Long não tiết ra chất Phitôxit có lợi cho sức khoẻ cho các trẻ em. Một số loại cây nh Ngô đồng thân có gai, nhựa độc không nên trồng trong công viên Thiếu nhi. Keo lá tràm và Keo tai tợng là những cây cải tạo đất phát triển mạnh nhng hay bị đổ gãy do gió bão.

Đặc biệt công viên Thiếu nhi trồng rất nhiều Bàng, Những cây Bàng còn nhỏ nh- ng sinh trởng khá tốt, Bàng thích nghi với tiểu khí hậu vùng ven biển, cây có tán lá ngang nên ít bị gãy hơn so với những cây có tán lá thẳng, Bàng là cây có tán lá rộng cho bóng mát tốt. Nhng không nên trồng Bàng quá nhiều, vì lứa tuổi này các em rất hiếu động, thích leo tréo nên dễ bị gãy cành. Mặt khác, Bàng có quả thịt, hấp dẫn côn trùng, khi chín rụng xuống dễ bị trơn trợt.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng cây xanh bóng mát và cây cảnh trang trí trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w