2.1.1. Địa điểm nghiên cứu:
Công ty Việt Anh (Hà Tĩnh) cơ sở 2 tại xã Phước Thể huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
2.1.2 Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện từ ngày 5/5/2008 đến 5/10/2008
2.3. Nội dung nghiên cứu.
-Tìm hiểu các biện pháp quản lí môi trường ao nuôi có sử dụng giun quế.
- Tìm hiểu các biện pháp quản lí thức ăn dùng giun quế làm thức ăn bổ sung.
- Theo dõi và đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm nuôi. - Đánh giá hiệu quả quy trình nuôi.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm- Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm - Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm
- CT1: sử dụng thức ăn công nghiệp + Giun quế - CT2: ao đối chứng không sử dụng thức ăn Giun quế
- Các ao thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với diên tích mỗi ao 4500m2. Mật độ thả 130con/m2.
2.4.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Bảng 2.1. Theo dõi các yếu tố môi trường
Yếu tố Dụng cụ sử dụng Thời gian đo
Nhiệt độ Nhiệt kế 2 lần/ ngày: 6, 14-16h
Độ trong Đĩa secchi Hàng ngày
Màu nước Cảm quan Hàng ngày
pH Test so màu 6h & 14h
DO Test Hàng ngày
Độ mặn Tỷ trọng kế/khúc xạ kế 8h
NH3 test thử Tuần/ lần
CT1 CT2
A1 A2 B1 B2
- Theo dõi các yếu tố môi trường - Theo dõi tốc độ tăng trưởng - Hệ số chuyển đổi thức ăn - Hiệu quả quy trình nuôi
2.4.3. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm
* Xác định tốc độ tăng trưởng:
Quăng chài thu mẫu ngẫu nhiên ở các vị trí trong ao, số lượng 30 con, 10 ngày thu mẫu một lần
- Tốc độ tăng trưởng tương đối theo khối lượng
ADG(%) = *100 1 2 1 2 W W T T − − %
W1 : Khối lượng trung bình tôm lấy lần thu mẫu trước W2 : Khối lượng trung bình tôm lấy mẫu lần sau
T2 – T1 : Khoảng thời gian giữa hai lần thu - Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài
C2( %) = T TL2 L1 1 2 − − *100%
L2 : Chiều dài tôm tại thời điểm T2
L1 : Chiều dài tôm tại thời điểm T1
T2 – T1: Khoảng thời gian giữa 2 lần đo * Xác định tỷ lệ sống (%)
Tỉ lệ sống (%) = Số tôm thu được (con) * 100% Số tôm thả ban đầu (con)
2.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
* Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
FCR = khối lượng thức ăn toàn vụ (kg) khối lượng tôm (tươi) thu hoạch (kg)
* Năng suất (kg /ha)
Diện tích ao (ha)
* Hiệu quả kinh tế:
HQ (triệu đồng / ha) =
Tổng thu – tổng chi phí sản xuất Tổng diện tích nuôi
2.4.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp thu số liệu: qua phỏng vấn cán bộ công nhân trại, quá trình lao động học tập của bản thân, sở Thuỷ sản tỉnh…
- Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp thống kê sinh học, thực hiện trên phần mềm Excel 2003.
Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quản lý môi trường ao nuôi
Quản lý môi trường nước trong ao nuôi là yếu tố quan trọng góp phần nên sự thành công của vụ nuôi. Môi trường ao nuôi được quản lý tốt sẽ tạo điều kiện cho tôm nuôi sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Đây là công việc phải thực hiện thường xuyên, phải theo dõi các yếu tố môi trường hàng ngày để đưa ra biện pháp xử lý cho phù hợp.
Bảng 3.1. Theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi
Thông số A1 A2 B1 B2 to Sáng TB ± sd 27,01±0,96 26,58±1,12 27,33±0,98 26,85±0,94 Chiều TB ± sd 29,27±0,95 29,28±0,88 29,34±0,79 29,06±0,78 DO Sáng TB ± sd 5,87±0,59 5,79±0,68 5,57±0,58 5,65±0,59 Chiều TB ± sd 7,05±0,74 7,04±0,84 6,78±0,89 6,81±0,73 pH Sáng TB ± sd 7,99±0,31 7,92±0,27 7,92±0,26 7,95±0,24 Chiều TB ± sd 8,25±0,24 8,23±0,24 8,22±0,24 8,19±0,24 Độ kiềm TB ± sd 106,3±14,83 111,5±13,46 112,8±13,88 113,4±10,75 S‰ TB ± sd 16,23±6,54 16,58±6,38 16,45±6,75 15,45±6,23 NH3 TB ± sd 0,042±0,02 0,045±0,03 0,05±0,03 0,05±0,02
3.1.1 Quản lý nhiệt độ nước
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đối với động vật thủy sản. Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ, đồng hóa thức ăn, miễn dịch đối với bệnh tật, sự tăng trưởng… Sự thay đổi nhiệt độ là nguyên nhân chính làm thay đổi tốc độ biến dưỡng thức ăn, rối loạn sự hô hấp, làm mất câng bằng pH máu, làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu và tổn thương bóng hơi.
Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp cá tôm tăng trưởng rất nhanh, sử dụng thức ăn tốt khả năng để kháng bệnh tương đối cao. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến tôm cá về hệ miễn dịch mà còn ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh
của các mầm bệnh [13]. Nhiệt độ thích hợp cho tôm Thẻ sinh trưởng tốt là 23 – 30 [10].
Trong quá trình thực tập cho thấy nhiệt độ có xu hướng tăng dần về cuối vụ nuôi do trong giai đoạn đầu mùa mưa vào buổi sáng nhiệt độ biến động từ 25- 29,5 oC, buổi chiều từ 28 – 31,5 oC. Tuy nhiên các khoảng nhiệt độ này đang ở ngưỡng cho phép chịu đựng được đối với tôm nuôi. Vào gần cuối vụ nuôi khí hậu mùa khô nắng, nóng, nhiệt độ cao và ổn định thuận lợi cho tôm sinh trưởng và phát triển .
3.1.2 Quản lý oxy hòa tan (DO)
Hình 3.1. Biến động hàm lượng Oxy
Sự biến động hàm lượng oxy trong ao nuôi do hoạt động quang hợp và hô hấp của thủy sinh vật, quá trình phân hủy chất hữu cơ, hoạt động của tảo trong ao nuôi.
Theo Vũ Thế Trụ, hàm lượng oxy thích hợp cho tôm He sinh trưỏng là 4 -7mg/l, trong các ao nuôi tôm thâm canh, DO >5mg/l [16]. Khi hàm lượng oxy < 4mg/l thì tôm vẫn bắt mồi nhưng tiêu hóa không hiệu quả, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn giảm và khả năng xuất hiện bệnh tăng. Nếu hàm lượng oxy giảm thấp hơn (2 – 3mg/l) thì tôm sẽ ngừng bắt mồi và yếu đi nhiều [8]. Tôm Thẻ
chân trắng có khả năng chịu được hàm lượng oxy thấp, mặc dù thấp hơn 0,8 ppm nhưng tôm vẫn sống được nhiều giờ và tôm sẽ tăng trưởng tốt nhất khi hàm lượng oxy lớn hơn 4ppm [17].
Qua biểu đồ biến động hàm lượng oxy cho thấy trong thời gian nuôi hàm lượng oxy giảm dần về cuối vụ nuôi. Nguyên nhân của sự giảm đó là do môi trường nước có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển mạnh, mật độ cao. Hàm lượng oxy giữa buổi sáng và chiều dao động tương đối lớn đặc biệt trong tháng nuôi đầu từ 1- 1,5 mg/l. Đặc biệt ở 2 CT oxy có thể đạt tới 6 -9 mg/l trong 2 tuần đầu. Trong tháng nuôi đầu hàm lượng oxy vào buổi sáng và chiều CT1 và CT2 dao động tương đối ổn định. Từ tháng thứ 2 hàm lượng oxy bắt đầu dao động mạnh ở buổi sáng và chiều, buổi sáng từ 5,5 – 6,5mg/l, buổi chiều từ 6,5 –7,5mg/l.
Từ ngày 70 thì khoảng dao động oxy trong một ngày giảm xuống rất lớn từ 0,5- 1mg/l. Việc quản lí oxy trong ao nuôi chủ yếu duy trì màu nước ổn định, chạy quạt nước.
Tuy nhiên hàm lượng oxy cao những vấn có hiên tượng nổi đầu ở ao do sự thay đổi thời tiết, sự phát triển mạnh của tảo và tàn lụi gây nên hiện tượng giảm pH đột ngột làm tôm bị xốc và nổi đầu.
Hình 3.2. Biến động pH trong thời gian nuôi
pH có ảnh hưởng đến đời sống của tôm. Mỗi loài sinh vật chỉ tồn tại trong một khoảng pH xác định. Khi pH tăng hoặc giảm quá giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng đến trao đổi chất ở sinh vật, tác động đến các mô cơ quan, có thể gây chết cho sinh vật (Swingle 1969) [3]. Khi pH thay đổi xuống thấp giảm khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin, làm mang tiết ra nhiều chất nhầy , da và phần bên ngoài cơ thể tiết ra nhiều nhớt, làm giảm khả năng kháng bệnh đối với một số bệnh do vikhuẩn [3]. Theo Nguyễn Trọng Nho (1994) pH từ 7,5 – 8,5 được coi là thích hợp trong ao nuôi tôm công nghiệp[7].
Trong quá trình theo dõi các yếu tố môi trường cho thấy pH của vùng nuôi giảm dần theo thời gian nuôi. Trong tháng nuôi đầu pH cao từ 7,9 - 8,6 vào buổi sáng, từ 8,2- 8,7 vào buổi chiều. Từ ngày thứ 40 thì pH các ao có sự thay đổi do quá trình cấp nước ngọt bổ sung cho ao nuôi hiện tượng tảo tàn xẩy ra ở các ao, CT2 pH biến động mạnh hơn CT1, đạt mức thấp nhất 7,6 buổi sáng và 7,9 vào buổi chiều. Sự biến động pH trong ao nuôi giảm dần trong thời gian nuôi từ ngày 60 pH buổi chiều dao động từ 7,6 – 7,9 vào buổi sáng và từ 7,9 – 8,3 vào buổi chiều. Nhìn chung độ pH trong ao nuôi thích hợp cho tôm sinh trưởng pH > 7,6 trong thời gian nuôi .
3.1.4. Quản lý độ trong, màu nước.
Việc quản lí ao nuôi thức chất là quản lí tảo trong ao. Tảocó ảnh hưởng có lợi trong ao nuôi bên cạnh sử dụng thức ăn thừa, giảm cường độ chiếu sáng, tạo ra oxy, ảnh hưởng đến pH, ổn định nhiệt độ, làm thức ăn cho tôm. Sự phát triển của tảo yêu cầu có ánh sánh, các chất dinh dưỡng. khi chúng phát triển mạnh sử dụng đạm và lân làm giảm tính độc của các hợp chất NH3, NO2, hạn chế tảo đáy phát triển ổn định độ trong tôm không bị sốc [8]. Trong nuôi tôm để duy trì màu nước ổn định tạo điều kiện cho tôm sinh trưởng tốt là rất khó. Màu nước trong ao nuôi tôm thường thay đổi theo sự phát triển của tảo trong ao nuôi. Khi tảo trong ao phát triển quá mạnh nước có màu của tảo đặc trưng của loài. Hiện tượng tảo tàn gây ra mất màu nước, nước trong, thành phần nước keo nhớt, ô nhiễm môi trường nước. Vào giai đoạn cuối vụ nuôi tảo phát triển mạnh và tàn lụi thường xuyên. Quá trình tàn lụi của tảo trong ao nuôi tôm xẩy ra đồng loạt hay kéo dài rải rác. Tôm sẽ sử dụng thức ăn kém, ao nuôi sẽ giảm làm lượng oxy vào khi tao tàn đồng loạt.
Để quản lý màu nước được ổn định cần có các biện pháp quản lý về thức ăn, độ kiềm, pH.
Trong các ao nuôi tôm tại cơ sở việc sử dụng phân giun để gây màu nước, bổ sung vào ao nuôi khi nghèo dinh dưỡng. Màu nước được duy trì lâu hơn ổn định, khả năng gây màu của phân giun rất nhanh hơn khi sử dụng các loại khác. Dùng 10 – 20kg/ 1000m2 phân giun. Có thể kết hợp với các loại vôi 10-15kg/1000m2 bón xuống ao tăng cường hệ đệm.
3.1.5. Quản lý độ măn
Ở tôm Thẻ chân trắng chịu được độ mặn tương đối rộng, từ 0,5 – 45‰, hoạt động được xem thích hợp trong khoảng 7 – 34‰. Tuy nhiên chúng phát triển đặc biệt tốt ở độ mặn 10-25‰. Nếu chúng thức ăn hạ độ mặn xuống thấp 1- 2‰, thậm chí ngọt hóa hoàn toàn tôm vẫn sống được nhưng chất lượng thịt tôm kém [23].
Hình 3.3. Biến động độ mặn trong ao nuôi
Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng đặc biệt khả năng lột xác của tôm, tôm Thẻ là loài có thế sống và sinh trưởng ở môi trường nước có độ mặn thấp. Trong quá trình nuôi tôm độ mặn thay đổi chủ yếu do mưa độ mặn giảm, thời tiết nắng nóng độ mặn tăng.
Tại cơ sở nuôi độ mặn giảm từ 24 - 25‰ xuống còn 5 -7‰ vào cuối vụ. Trong quá trình nuôi các ao đều được cấp thêm nước ngọt do quá trình rò rỉ ở các ao. Thường xuyên từ 6 -7 ngày cấp nước một lần. Khi môi trường thay đổi, độ mặn thay đổi càng kích thích tôm lột xác nhiều tôm tăng trưởng tương đối nhanh. Nhưng khi nuôi tôm trong thời gian dài độ mặn thấp tôm thường không có khả năng miễn dịch tốt, chất lương thịt tôm kém, tôm nhẹ cân do vây trong thời điểm tôm gần thu hoạch cần thay một phần nước và cấp thêm nước biển vào ao nuôi tăng cường độ chắc tôm.
3.1.6. Quản lý độ kiềm
Độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong duy trì hệ đệm của môi trường nước. Độ kiềm thích hợp trong ao nuôi tôm He từ 80 mg/l trở lên được coi là thích hợp [16]. Độ kiềm cao nuôi ổn định giúp cho tôm chắc vỏ, độ kiềm thấp gây ra
hiện tượng mềm vỏ ở tôm nuôi, tôm nhẹ cân, chậm lớn. Độ kiềm thường giảm thấp sau các lần lột xác, sau cơn mưa.
Trong quá trình nuôi thì độ kiềm thường giảm do đó chung tôi đã duy trì bằng việc bổ sung các loại vôi. Trong nuôi tôm loại vôi được sử dụng nhiều nhất là Super Dolomit CaMg(CO3)2. Dùng bón xuống ao với định kì 10 -15 ngày với liều lượng từ 150-200 kg/ha.
Độ kiềm toàn vụ trong các ao nuôi tăng từ đầu vụ đến cuối vụ độ kiềm năm trong khoảng 80 – 130mg/l. Đây là khoảng thích hợp cho tôm phát triển tuy nhiên độ kiềm ở cuối vụ tăng những không ổn định biểu thị bởi pH ngày càng giảm, tảo phát triển không ổn định ở cuối vụ. Do đó đã áp dụng biện pháp quản lí về cuối vụ việc sử dụng vôi, Super Dolomit tăng cường vào ao.
3.1.7. Quản lý NH3
Bảng 3.2. Hàm lượng NH3 trong ao nuôi (mg/l).
Lô Ngày CT1 CT2 A1 A2 B1 B2 35 0,02 0,01 0,02 0,04 45 0,04 0,04 0,07 0,05 55 0,03 0,05 0,05 0,03 65 0,05 0,04 0,05 0,08 75 0,05 0,05 0,07 0,07 85 0,07 0,08 0,09 0,1
Hình 3.4. Biến động NH3 trong thời gian nuôi
Chỉ số NH3 là yếu tố rất quan trọng và có nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng ao nuôi. Khí NH3 hình thành trong ao nuôi thuỷ sản là do sự phân hủy prôtêin, trong thức ăn thừa, xác chết động thực vật, chất thải của tôm nuôi, sự phân hủy của vi khuẩn [14]. Tác động NH3 tự do đối với cơ thể là làm rối loạn chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu, phá hủy lớp nhớt ở mang, giảm khả năng vận chuyển oxy của Hemoglobin. Sẽ tăng tính độc khi pH lên cao [3].
Qua đồ thị ta thấy biến động NH3 ao nuôi nằm trong khoảng thích hợp < 0,1mg/l. Càng về cuối vụ nuôi hàm lượng NH3 tăng dần. Ở các ao CT1 hàm lượng đạt cao nhất 0,08mg/l, CT2 cao nhất đạt 0,1mg/l. So với CT2 CT1 lượng NH3 tăng dần và ổn định hơn. Các ngày đo cho thấy CT2 có hàm lượng NH3 cao từ ngày 45 hàm lượng NH3 đạt 0,07mg/l. Nhìn chung hàm lượng NH3 trong các ao không cao. Tuy vậy ở CT2 hiện tượng tôm nổi đầu vẫn xảy do các yếu tố môi trường, tảo tàn, các chất hữu cơ tích tụ, biến động NH3.
3.2. Quản lý thức ăn
Trong ao nuôi tôm công nghiệp chi phí thức ăn chiếm 50 – 60% tổng chi phí. Việc sử dụng thức ăn, khả năng sử dụng các thành phần các chất dinh
dưỡng, nhu cầu về loại thức ăn, hàm lượng prôtêin, lipid, hydratcacbon. Các giai đoạn sinh trưởng khác nhau cần nhu cầu dinh dưỡng nhất định .
Nhu cầu về thành phần prôtêin và amino acid của tôm thay đổi tuỳ theo từng loài, nhưng nhìn chung thích hợp từ mức 27 – 35% đạm thô, ở giai đoạn ấu trùng nhỏ (P10) cần đến 40%. Trong lúc các giai đoạn lớn về sau cần không đến 30% [1].
Trong nuôi tôm công nghiệp, thức ăn đóng vai trò rất quan trọng và chiếm chi phí lớn trong cả vụ nuôi. Vì vậy việc lựa chọn các loại thức ăn và phối hợp đúng ở từng giai đoạn phát triển sẽ giúp tôm nuôi nhanh lớn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng thức ăn công nghiệp Hi – Po
Mã số Thành phần TA UP - 00 Hi - Po 7701 Hi-Po 7702 Hi-Po