Hình thức câu trong phú tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của phú tiếng việt (Trang 41 - 101)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Hình thức câu trong phú tiếng Việt

Đại bộ phận phú tiếng Việt viết theo thể phú Đờng luật, bởi vậy chúng ta chỉ tìm hiểu các loại câu của tiểu loại này. Phú Đờng luật có các loại câu sau:

* Câu tứ tự: Mỗi vế có 4 chữ; chữ cuối vế trên đối với chữ cuối vế dới. Ví dụ:

Nghĩ đến thôn dân, Ngán ngay hủ tục!

(Dân ngu phú – Tú Mỡ)

* Câu bát tự: Mỗi câu có hai vế, mỗi vế bốn chữ. Chữ cuối vế trên và chữ cuối vế dới thanh bằng hoặc thanh trắc đối nhau. Ví dụ:

Nón sơn úp ngực, đi liểu đi liều. Bút thuỷ cài tai, sớn sơ sớn sở.

(Bài phú ông đồ ngông – Nguyễn Khuyến)

* Câu song quan: Câu gồm hai vế, mỗi vế từ sáu đến chín chữ, chữ cuối mỗi vế bằng trắc đối nhau. Ví dụ:

Cơm hai bữa cá kho rau muống; Quà một chiều khoai lang lúa ngô.

(Thầy đồ đi trọ phú – Trần Tế Xơng)

* Câu cách cú: Mỗi câu có hai vế, mỗi vế chia làm hai phần, một phần dài và một phần ngắn. Chữ cuối của phần thứ nhất từng vế (gọi là sáp cớc) và chữ cuối của từng vế (gọi là chữ đậu câu) phải bằng trắc đối nhau. Nếu chữ sáp cớc là vần trắc thì chữ đậu câu phải là vần bằng, nếu chữ sáp cớc là vần bằng thì chữ đậu câu lại phải là vần trắc. Ví dụ:

Thầy chắc hẳn văn chơng có mực, mợn khách xem dò; Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp ngời nói mộng.

(Hỏng thi phú – Trần Tế Xơng) * Câu gối hạc (hạc tất): Là loại câu dài, hai vế, mỗi vế ba phần. Chữ cuối mỗi phần vế trên và chữ cuối mỗi phần vế dới bằng trắc đối nhau. Ví dụ:

áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu;

Khăn lau giắt đỏ lòm, giải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú.

Theo t liệu mà chúng tôi đã khảo sát thì trong 39 bài phú tiếng Việt làm theo thể phú Đờng luật (trừ Tài bàn phú của Nguyễn Thiện Kế) các tác giả sử dụng tất cả các loại câu trên. Tất nhiên các loại câu sẽ có mặt đầy đủ hoặc không đầy đủ trong mỗi bài phú. Tổng cộng có 1247 cặp câu, tỷ lệ phần trăm các loại câu nh sau:

Loại phú

Loại câu

Phú cổ(24 bài) Phú mới(15 bài) Tổng cộng (39 bài)

Tứ tự 142 cặp câu

(16,9%)

62 cặp câu (15,2%) 204 cặp câu (16,3%)

Bát tự 83 cặp câu (9,9%) 28 cặp câu (6,9%) 111 cặp câu (8,9%)

Song quan 192 cặp câu (22,9%) 60 cặp câu (14,7%) 252 cặp câu (20,2%) Cách cú 365 cặp câu (43,5%) 172 cặp câu (42,1%) 537 cặp câu (43,1%)

Gối hạc 57 cặp câu (6,8%) 86 cặp câu (21,1%) 143 cặp câu (11,5%)

Cộng 839 cặp câu (100%) 408 cặp câu (100%) 1247 cặp câu (100%)

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy loại câu bát tự ít đợc sử dụng nhất (8,9%); câu cách cú là loại câu đợc sử dụng phổ biến trong phú (43,1%). Các loại câu còn lại sử dụng với tỷ lệ khá cân bằng. Tuy nhiên các loại câu này tỷ lệ sử dụng ở trong phú cổ và phú mới hoàn toàn khác nhau. Các loại câu ngắn nh: tứ tự, bát tự, song quan trong phú mới đều giảm nhiều về tần số sử dụng so với phú cổ. Trong số 204 cặp câu tứ tự, 111 cặp câu bát tự và 252 cặp câu song quan thì phú cổ chiếm phần chủ yếu:

* Câu tứ tự: Phú cổ: 142 cặp câu, chiếm tỷ lệ 69,6% Phú mới: 62 cặp câu, chiếm tỷ lệ 30,4% * Câu bát tự: Phú cổ: 83 cặp câu, chiếm tỷ lệ 74,8%

Phú mới: 28 cặp câu, chiếm tỷ lệ 25,2% * Câu song quan: Phú cổ: 192 cặp câu, chiếm tỷ lệ 76,2%

Ngợc lại loại câu dài, đặc biệt là câu gối hạc, tần số sử dụng trong phú mới tăng phổ biến, từ 6,8% lên đến 21,1%. Trong tổng số 143 câu gối hạc thì có tới 86 câu thuộc về phú mới chiếm hơn 60,1%.

Với con số đã thống kê ở trên chúng ta thấy lại có thêm một cơ sở nữa để khẳng định về tính chất văn xuôi đậm nét trong phú mới so với phú cổ. Việc ít sử dụng những loại câu ngắn, chủ yếu sử dụng những loại câu dài trong phú mới gắn liền với quá trình phát triển tự nhiên của phú ở Việt Nam cùng với sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.5. Vần và nhịp trong phú tiếng Việt

Thể phú có lịch sử tồn tại rất lâu dài. ở Trung Quốc quãng thời gian ấy có tới hai ngàn năm; ở Việt Nam cũng ngót ngàn năm. Nhiều đặc tính của phú đã có những thay đổi đáng kể theo thời gian, nhng có một đặc tính căn bản luôn đợc bảo lu: phú đứng giữa thơ và văn xuôi. Về phơng diện hình thức, nếu nh các kiểu câu dài (gối hạc, cách cú) tạo nên tính chất “văn” của phú thì hai yếu tố quan trọng tạo nên tính chất thi ca của thể tài này là vần và nhịp điệu. Sau đây chúng tôi sẽ lần lợt tìm hiểu hai yếu tố này.

2.1.5.1. Vần

Vần là một yếu tố quan trọng của thể phú. Cùng với đối, vần là yếu tố cơ bản để các nhà nghiên cứu dựa vào đó mà vạch ra những giai đoạn phát triển của thể tài này và phân chia thành các tiểu loại của nó. Tìm hiểu vần trong phú tiếng Việt, chúng tôi sẽ không dành nhiều tâm lực để chứng minh phú tiếng Việt tuân thủ cao độ những nguyên tắc về vần ở thể phú đã đợc đúc kết thành các điển phạm. Điều này là tất yếu. Chúng tôi cho rằng sẽ có ý nghĩa hơn nếu chỉ ra đợc những đặc điểm riêng hay thậm chí là những sự không tuân thủ các quy tắc về vần đã đợc đúc kết trên cơ sở phú Trung Quốc. Về t liệu khảo sát, chúng tôi chọn cuốn Phú Việt Nam cổ kim (sđd) để khảo sát. Trong cuốn này chúng tôi cũng chỉ chọn những bài phú tiếng Việt có tác giả. Đây là tuyển tập những bài phú đợc phiên âm ra quốc ngữ khá sớm. Cuốn sách tập hợp đợc một số lợng tác phẩm phong phú của nhiều tác giả, nhiều thời

kỳ. Có cả phú chữ Nôm đợc phiên âm ra quốc ngữ và phú viết bằng chữ quốc ngữ; có cả phú cổ và phú kim, có cả phú khuyết danh và không khuyết danh.

a) Về cách gieo vần

Trong số 40 bài phú mà chúng tôi khảo sát thì có tới 26 bài độc vận, 6 bài hạn vận và 8 bài phóng vận. Nh vậy tỷ lệ bài độc vận ở phú tiếng Việt khá cao. Điều này có khác với phú chữ Hán Việt Nam. Chẳng hạn trong số 16 bài phú chữ Hán đời Trần hiện còn thì không có bài nào độc vận. ở phú Trung Quốc, các nhà nghiên cứu cho biết “do khuôn khổ của các bài phú tơng đối dài nên thờng thờng phải đổi vần, loại phú từ đầu đến cuối chỉ có một vần là rất ít”[3, tr.69].

Cách cắt nghĩa mà chúng tôi vừa nói tới ở trên, rằng phú phải đổi vần vì độ dài của tác phẩm, tỏ ra không phù hợp với phú tiếng Việt. Bài dài nhất ở phú tiếng Việt là Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lợng. Bài phú gồm 1800 chữ, gấp khoảng bốn lần độ dài mà một bài phú cử tử yêu cầu, và bằng ba phần t độ dài của

Lam Sơn Lơng Thuỷ phú của Lê Thánh Tông – bài dài nhất trong phú chữ Hán Việt Nam. Vậy mà đó là bài phú độc vận (vần “hồ”). Hơn nữa xét trong nội bộ phú tiếng Việt, không phải cứ bài nào nhiều vần cũng có dung lợng lớn. Bởi vậy theo chúng tôi vấn đề là ở chỗ khi viết bằng chữ Hán ngời ta phải tuân thủ chặt chẽ các quy tắc (trong đó có quy tắc kết hợp chuyển vần với chuyển đoạn mà các nhà nghiên cứu đã đúc kết). Một số lợng đáng kể những bài phú tiếng Việt viết theo yêu cầu đa dạng của cuộc sống nên không nhất thiết phải theo phép tắc của văn cử tử cũng là điều dễ hiểu.

Có nhiều bài phú tiếng Việt độc vận vẫn có dung lợng lớn và thuần thục. Điều đó chứng tỏ vốn từ tiếng Việt từ xa đã rất phong phú. Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ dùng độc vận “khó”, tất cả các câu sau đều thuận vần không gò ép: nó, có, cỏ, gió, dỗ, nhố, ngó, bỏ, ngỏ,… Bài Lợng nh long phú của Nguyễn Tắc Dĩnh – một trong những bài phú Nôm cổ, độc vận “rồng” làm vào thời kỳ nhà Lê vậy mà các vần đều rất thuận: rồng, tông, mong, dòng, trông, xông, phong, công, hồng, sông, không,… Hoặc các bài phú mới sau này. Ví dụ: Tối hậu phú gửi

Ngô Chí Sĩ

chỉ, khí, sĩ, kỹ, khỉ, ị, tuý, quy, thí, thị, trị, tỷ, đĩ,…hay Nhắn gửi họ Ngô của Nguyễn Ngọc Tỉnh độc vận “ngô”, các tiếng hiệp vần là: sổ, đổ, cố, bố, khổ, tổ, hố, cổ, thổ, lộ, độ, hộ, .

Quan niệm về vần của các tác giả làm phú tiếng Việt không thật chặt chẽ. Ngay những tác phẩm nổi tiếng cũng có hiện tợng vần không chặt. Tụng Tây Hồ phú độc vận “hồ” nhng có những chỗ gieo vần theo khuôn âm khá xa: mua, bùa,

rùa, vụ, chùa, rù, khu, thu, mùi, thù,…. Trong Trơng Lơng hầu phú của Nguyễn Hữu Chỉnh, các chữ gieo vần là: tợng, tởng, nhợng, táng, nhoáng, đáng, choáng, láng, .… Thực ra những trờng hợp trên chỉ là vần gần, ở văn chơng chữ Hán có thể không đợc chấp nhận. ở Trung Quốc xa đã có những bộ sách quy định các bộ vần mà ngời làm văn chơng phải tuân theo. Ngời Việt Nam khi sáng tác văn chơng bằng chữ Hán cũng phải tuân theo những chuẩn mực đó. Còn khi làm thơ văn bằng tiếng Việt, họ mô phỏng chúng hoặc theo sự thẩm âm của mình.

b) Hiện tợng trùng vần

Một trong những điều cấm kị của phép làm phú là trùng vần. Theo Vũ Khắc Tiệp thì “khi trong một bài phú, một vần ở trên đã dùng, dới lại hạ vần ấy là trùng vần”[36, tr.21]. Thực ra điều này đã đợc quy định từ lâu ở Trung Quốc. Vần của phú là vần chân dựa trên nguyên tắc không trùng lặp. Nó chấp nhận hiện tợng đồng âm nhng khác nghĩa. Quy ớc này không chỉ áp dụng ở phú mà còn cả ở thơ Đờng luật. ở

phú chữ Hán Việt Nam, hiện tợng trùng vần rất ít gặp, trong khi đó ở phú tiếng Việt thì trùng vần diễn ra khá phổ biến. Chúng ta có thể kể đến các tác phẩm nh: Xem cờ để mảnh phú (Nguyễn Hổ Trừu) trùng vần “ra”, Thế tục phú (Trần Văn Nghĩa) trùng vần “mốc”, “phúc”, Hỏng thi phú (Trần Tế Xơng) trùng vần “hỏng”, Tần cung nữ oán Bái công (Đặng Trần Thờng) trùng vần “tình”, Dân ngu phú (Tú Mỡ) trùng vần “mốc” .…

Những bài phú trên đều có nội dung thế tục đậm đà, phóng túng, nghệ thuật điêu luyện. Sự vi phạm về nguyên tắc gieo vần này thực sự không do non yếu mà là do các tác giả không quan tâm lắm đến sự ràng buộc kiểu trờng quy mà thôi. Biết rằng gieo vần trùng là kị nhng ngời viết không nề hà và ngời đọc cũng không bắt bẽ.

Chính lẽ đó đã tạo đợc những giá trị nghệ thuật độc đáo mang tính phá cách ở phú tiếng Việt.

2.1.5.2. Nhịp

Nhịp cũng là yếu tố quan trọng tạo nên tính chất thi ca của phú. Theo Bùi Công Hùng thì “nhịp điệu là sự nối tiếp của các tiếng sắp xếp thành từng khung đều đặn của giọng nói và theo thời gian”[17, tr.179]. Từ điển thuật ngữ văn học giải thích nhịp điệu là “một phơng tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tơng đồng trong thời gian hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tợng thẫm mỹ. Trong văn học nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tợng ngôn ngữ , hình ảnh, mô típ nhằm thể

hiện sự cảm nhận thẫm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật”[9, tr.205]. Để phân biệt thơ ca ta với các thể thơ ca mô phỏng theo thơ ca Trung Quốc nh thơ Đờng luật, phú,

chẳng những cần nhận rõ sự khác nhau giữa cách gieo vần, mà còn phải nhận rõ …

sự khác nhau về tiết tấu trong cách ngắt nhịp. Theo Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức thì nhịp của thơ ca ta là lẻ trớc, chẵn sau, còn nhịp của thơ ca của Trung Quốc là chẵn trớc, lẻ sau [28, tr.151].

Đối với phú – một thể tài mô phỏng thơ ca Trung Quốc thì cách ngắt nhịp chẵn/chẵn là rất phù hợp với các kiểu câu trong thể tài này. Phú có hai loại câu chẵn là tứ tự (mỗi vế 4 chữ) và bát tự (mỗi vế 8 chữ chia làm 2 đoạn, mỗi đoạn 4 chữ). Ngữ đoạn gồm 4 chữ và 6 chữ phổ biến nhất trong phú (ngời xa gọi là câu tứ lục). Bên cạnh đó các loại câu khác nh cách cú, gối hạc cũng có thể dùng các ngữ đoạn bốn chữ hoặc sáu chữ này. Cách ngắt nhịp của phú thờng tơng xứng với các ngữ đoạn ở trong câu. Chẳng hạn:

Câu tứ tự, nhịp 2/2:

Dấu lành/ sự cũ, Nghiệp tốt/ đời xa.

Câu bát tự, nhịp 4/4:

Vài khoa thi hỏng,/ xót ruột tiền cơm, Mấy tháng công non,/ bấm gan thóc nợ.

(Phú ông đồ ngông – Nguyễn Khuyến) Câu song quan, nhịp 4/3: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cổ bàn nhỏ to,/ chi sá kể Quần áo dài vắn,/ há đâu cần.

(Tù xuân phú – Nguyễn Xuân Từ) Câu cách cú, nhịp 4/6, 6/4 và 4/2/4:

Trăm năm thế cuộc,/ chở che đội lợng càn khôn; Một dải trời nam,/ gây dựng nhờ tay tạo hoá. Tản Lĩnh cao tày Thái Đại,/ rạng vẻ thần minh; Nhĩ Hà sâu sánh Giang Hoài,/ nối dòng vơng tá. Chốn chốn gỗ thông,/ gỗ trắc,/ cây cũng thơm tho; Nơi nơi khóm trúc,/ khóm lan,/ cỏ càng thanh thả.

(Bài phú Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất – Phạm Văn Nghị) Câu gối hạc, nhịp 6/2/2/2/6:

Hay là vốn không chí đánh,/ thét gào/ rằng gò,/ rằng ụ,/ chỉ giơ súng sậy hò voi;

Hay là vốn sẵn chớc hoà,/ luẩn quẩn/ xin cối,/ xin chày,/ quen dắt bò vàng đón cửa.

(Bài phú Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất – Phạm Văn Nghị)

Bên cạnh các kiểu ngắt nhịp chẵn/chẵn hoặc chẵn trớc lẻ sau theo phú Trung Quốc thì cách ngắt nhịp lẻ ở phú tiếng Việt, đặc biệt là ở phú mới cũng rất phổ biến. Ví dụ:

Nhịp 3/5/3/3/4/3/3:

Sóng cạnh tranh,/ lai láng dới hoàn cầu,/ ngời muốn nọ,/ kẻ muốn kia,/ không ai giống đâu,/ sống một nết,/ chết một tật;

Đờng giao thiệp,/ mở mang trên đại lục,/ khôn cũng nhiều,/ dại cũng lắm,/ trông đó thì biết,/ ngời ba đấng,/ của ba loài.

(Phú cải lơng – Nguyễn Thợng Hiền) Nhịp 3/3/7/5/4:

Đói cho sạch,/ rách cho thơm,/ há nh ai đục nớc béo cò,/ chẳng nghĩ con cái mình,/ nặng tay rìu búa;

Ăn có nhai,/ nói có nghĩ,/ chớ toan sự mù trời bắt két,/ gặp khi thời vận thế,/ lên mặt cân đai.

(Phú cải lơng – Nguyễn Thợng Hiền)

Theo chúng tôi, trong phú mới các tác giả đã sử dụng rất nhiều thành ngữ, tục ngữ; mà nhịp trong thành ngữ, tục ngữ thì đa dạng và linh hoạt vô cùng. Trong một đơn vị thành ngữ, tục ngữ có thể có nhiều loại nhịp. Có những câu do thói quen của từng ngời hay tuỳ theo nhu cầu nhấn mạnh ý khi sử dụng mà sự ngắt nhịp có thể thay đổi. Đặc biệt trong tục ngữ có nhịp đậm và nhịp nhạt. Nhịp nhạt là nhịp ngắt hai vế trong một câu đơn và do đó khi đọc ngắt hơi rất nhanh. Nhịp đậm là nhịp ngắt giữa hai câu đơn (hai vế lớn) trong một câu ghép [5, tr.112-116]. Chúng tôi cho rằng những đặc điểm trên đây phù hợp một cách lý tởng với câu văn của phú. Có những câu phú rất hay mà thực chất chỉ là chắp mấy câu thành ngữ, tục ngữ và thêm vào vài từ đa đẩy:

Thảm đến ai vạch lá tìm sâu, đợc lòng đất mất lòng đò, nghĩ sao cho phải; Hay chỉ rán sành ra mỡ, buộc cổ mèo treo cổ chó, đến thế thì thôi.

(Phú cải lơng – Nguyễn Thợng Hiền) Nh vậy nhịp trong phú tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Nếu nh trong phú cổ cách ngắt nhịp chẵn/chẵn hoặc chẵn trớc, lẻ sau là chủ yếu thì trong phú mới, với việc sử dụng rất nhiều những thành ngữ, tục ngữ, nhịp trở nên rất đa dạng và biến hoá linh hoạt. Chính điều này cũng góp phần làm nên tính dân tộc đậm đà trong phú tiếng Việt.

2.2. Đặc điểm về từ ngữ của phú tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của phú tiếng việt (Trang 41 - 101)