Hình thức đoạn kết thúc trong phú tiếng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của phú tiếng việt (Trang 39 - 41)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Hình thức đoạn kết thúc trong phú tiếng

Cũng giống nh đoạn mở đầu, đoạn kết thúc trong một bài phú không bao giờ khuyết. Nó cũng đợc các tác giả triển khai rất đa dạng và phong phú về hình thức. Các kiểu câu tứ tự, bát tự, song quan, cách cú, tất hạc đều có mặt trong đoạn kết của các bài phú tiếng Việt. Tất nhiên mỗi bài có một cách kết thúc và sử dụng các kiểu câu khác nhau. Chẳng hạn: Nghìn thu đất nớc, Một cuộc bể dâu! Hồ Gơm vẫn đó, Thần kiếm chìm đâu? Chỉ thấy tợng đồng cao chót vót, Đứng trông làn nớc vẫn xanh ngần!

Toà nhà Khai Trí bên đền, trống bài điểm chát! tom! thái thờng quá nhỉ!

Vờn cảnh Bôn Be trớc mặt, khách phồn hoa nhộn nhịp, vui vẻ xiết bao!

Hay kết bằng những câu dài:

Năm chó đã toàn tin chó chết , thân chó đành lâm b“ ” “ ” “ ” ớc gian nan; Tết heo còn lắm chuyện heo toi , kiếp heo liệu thoát bề khổ nhục?“ ” “ ” “ ”

Ngó quá khứ , cần lao ch“ ” a phỉ, lao, lao thêm cho chóng đến nhà mồ;

Nhắm tơng lai, thăng tiến thật hăng, tiến, tiến mãi để mau về địa ngục.“ ” … (Phú chúc tết Ngô Chí Sỉ“ … ” – Tú Sụn) Trong 40 bài phú mà chúng tôi khảo sát, có 15 bài các tác giả sử dụng các kiểu câu dài cách cú và tất hạc để kết thúc. Số còn lại là dùng những câu ngắn mà chủ yếu là câu tứ tự (18 bài); câu bát tự và song quan chỉ có năm bài.

Trong số 15 bài phú mới thì có tới 10 bài là sử dụng những câu dài để kết thúc, chiếm tỷ lệ hơn 66,6%. Điều này chứng tỏ trong phú mới tính chất văn xuôi đậm nét hơn. Các câu dài dẫu sao cũng tạo cho ngời đọc cảm giác “văn” rất lớn; đành rằng trong phú chất thơ vẫn đợc các yếu tố nh vần, nhip, đối duy trì đều đặn.

Nghiên cứu các thể loại văn học di thực sang một đất nớc khác, điều khiến các nhà nghiên cứu rất quan tâm là sự thay đổi của chúng. Riêng thể phú, B.L. Riptin - nhà ngữ văn học Xô viết trớc đây cho rằng cái mới của phú Việt Nam là có những câu thơ ở phần kết: “Thể phú sau khi phổ biến ở Việt Nam vào thế kỷ XIV XV đã

có một số thay đổi về kết cấu của những đề tài truyền thống (đã xuất hiện những đoạn thơ kết luận trớc đây cha có ở thể phú Trung Quốc)” [29, tr.120]. Trong số 40 bài phú tiếng Việt (có tác giả) đợc tập hợp trong Phú Việt Nam cổ và Kim (sđd), có hai bài sử dụng “những đoạn thơ kết luận”; đó là: Phú ông đồ ngông của Nguyễn Khuyến và Hơng giang thu phiếm của Phan Bội Châu. Thực ra thì hiện tợng này đã có ở phú Trung Quốc thời Lục triều, chẳng hạn Xuân phú của Dĩu Tín mở đầu và kết thúc bằng bài thơ thất ngôn. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng chức năng chính của những câu thơ là nhằm làm tăng chất trữ tình của tác phẩm. Trong bài phú các đoạn thơ nh vậy đợc gọi là lời ca. Lời ca có cả trong phú chữ Hán và phú tiếng Việt, đơn cử trong phú tiếng Việt (khuyết danh) có các bài nh: Lắm mối tối nằm không phú, Mẹ ơi con muốn lấy chồng phú, Hồng nhan bạc phận phú. Về điều này soạn giả Vũ Khắc Tiệp giải thích: “Làm phú có lối đến cuối bài, bao nhiêu ý tứ đã

nói hết thì làm một bài thơ hay một bài ca để cho ý trong bài đợc sung thiệm hơn” [36, tr.45]. Nhìn chung, tác dụng của phần thơ này cũng giống nh ở phú chữ Hán và phú Trung Quốc. Chúng đều là những điểm nhấn thẫm mỹ. Còn nội dung thẫm mỹ thì tuỳ thuộc từng bài phú cụ thể. Xu hớng chung vẫn là nh truyền thống, tức là làm tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm.

Có một điều cần phải bàn thêm là trong hai đoạn thơ kết luận này, các tác giả đều sử dụng trợ từ ngữ khí “hề” chen vào. Thêm vào một từ “hề” sẽ làm giảm đáng kể màu sắc của câu thơ và làm tăng màu sắc của câu phú. Sự ngắt nhịp ở chữ “hề” có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của ngữ đoạn phía sau, chẳng hạn:

Thơ đầy túi, hề rợu đầy lng bầu.

Ngang trời, dọc đất hề một thuyền câu

Gió hiu hắt hề hơi thu

Khoảng rừng đông hề chốc mây mù. Sóng bể dậy hề chốc mù mù

Thuyền ta, thuyền ta hề bát cạy mau

Ngâm một khúc phá thiên sầu hề ai biết

Thuyền ông nay ở đâu?

(Hơng giang thu phiếm – Phan Bội Châu)

ở bài Thầy đồ ngông phú của Nguyễn Khuyến, đoạn thơ kết thúc gồm 12 câu, 6 câu có trợ từ “hề”. Đây chính là minh chứng còn sót lại của loại câu chủ yếu trong Sở từ.

Nh vậy hình thức đoạn kết thúc trong bài phú cũng lắm vẽ, nhiều kiểu loại. Trong phú mới thì nó mang đậm tính chất văn xuôi hơn nhờ sử dụng rất nhiều câu dài. Bên cạnh việc tạo nên sự phong phú về hình thức thì các đoạn thơ kết luận chính là những điểm nhấn thẫm mỹ làm tăng thêm chất trữ tình cũng nh thực hiện ý đồ nghệ thuật riêng của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của phú tiếng việt (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w