7. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Hình thức tổng thể của phú tiếng Việt
ở trên chúng tôi đã dẫn lời một số nhà nghiên cứu khẳng định việc đại bộ phận phú tiếng Việt viết theo thể Đờng luật. Bởi vậy tìm hiểu hình thức tổng thể của văn bản phú tiếng Việt thực chất là tìm hiểu hình thức tổng thể của phú Đờng luật đã đợc tuân thủ nh thế nào ở phú tiếng Việt.
Bố cục một bài phú Đờng luật đầy đủ có sáu phần: lung khởi, biện nguyên, thích thực, phu diễn, nghị luận và phần kết. Tuy nhiên, theo GS. Bùi Văn Nguyên thì “thực chất một bài phú thờng gồm bốn đoạn: mở đầu, giải thích, bình luận và kết” [28, tr.256]. Trong 40 bài phú tiếng Việt (có tác giả) mà chúng tôi khảo sát trong
Phú Việt Nam cổ và kim (Phong Châu và Nguyễn Văn Phú tổng hợp), có tới 21 bài không đầy đủ các phần. Trong đó bài có bốn phần gồm 4 bài (Đại Đồng phong cảnh phú của Nguyễn Hàng, Thầy đồ đi trọ phú của Trần Tế Xơng, Xem cờ để mảnh phú
của Nguyễn Hổ Trừu và Tù xuân phú của Nguyễn Xuân Từ); 17 bài còn lại có 5 phần. Bài dài nhất là Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lợng gồm 1800 chữ, bài ngắn nhất là Xem cờ để mảnh phú của Nguyễn Hổ Trừu chỉ có 198 chữ.
Trong Phú Nôm, soạn giả Vũ Khắc Tiệp viết: “Trong tập phú này gần hết là những bài dùng độc vận cả, cho nên các bộ phận không đợc đầy đủ” [36, tr. 34]. Lập luận của soạn giả dựa trên những chứng cớ khá hiển nhiên, nhng theo chúng tôi thì quan hệ giữa vần và bố cục không phải lúc nào cũng theo kiểu nhân quả nh vậy.
Tụng Tây Hồ phú(độc vận: hồ) của Nguyễn Huy Lợng là một chứng cớ. Trớc khi phú đợc dùng trong thi cử thì yêu cầu về vần, số đoạn trong bài phú còn lỏng lẻo. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, việc đa ra quy định về số đoạn, về vần, thậm chí quy định phải theo thứ tự các vần là yêu cầu của văn cử tử, để ràng buộc ngời làm phú và cốt để chủ khảo dễ phân định ngôi thứ. Chính vì điều này mà tình trạng nhiều bài phú tiếng Việt không đầy đủ các phần trong bố cục cần phải đợc nhìn nhận trớc hết từ mục đích sáng tác trong phú tiếng Việt. Hơn nữa chữ Nôm tuy có nhiều điểm tơng đồng với chữ Hán và có lợng từ Hán – Việt lớn nhng xét ở phơng diện tâm lý văn học thì cả xã hội, cả ngời sáng tác, cả ngời thởng thức thời trung đại đều có sự phân biệt ngôi thứ giữa phú chữ Hán và phú chữ Nôm (phú tiếng Việt), tuy
từng nơi từng lúc mức độ có khác nhau. Thành kiến với các sáng tác bằng chữ Nôm là có tác dụng tiêu cực, điều ấy đã rõ. Nhng việc không đặt tác phẩm chữ Nôm ngang hàng với chữ Hán khiến nó không bị ràng buộc quá chặt chẽ bởi những quy phạm nghệ thuật phong kiến. Phần lớn những bài phú tiếng Việt này không đợc đánh giá bằng những tiêu chuẩn có tính chất quan phơng, do vậy ngời viết không nhất thiết phải triển khai tác phẩm với đầy đủ các phần, mà làm sao cốt thể hiện đợc chủ đích nghệ thuật của mình. Chẳng hạn bài Xem cờ để mảnh phú của Nguyễn Hổ Trừu. Bài phú diễn tả sự đắc chí của các nho sinh khi thấy một cô gái hàng xóm sang ngồi chơi hớ hênh. Họ không để ý gì đến sách vở, chữ nghĩa nữa. Bất ngờ hơn là thầy học của họ cũng nói ra thành lời nỗi tiếc rẽ là mình không đợc chứng kiến cảnh bất thờng đó:
ối trời ôi! ối đất ôi!
Thế mà hôm qua không có tôi!
Bài phú cha đầy hai trăm chữ. Thật khó hình dung nổi nội dung tác phẩm nh vậy lại đợc triển khai thành sáu phần đầy đủ nh một bài phú chuẩn mực. Bài phú này giống nh một hoạt cảnh ngắn nhng rất sinh động với hai nhân vật thầy và trò.
Hiện tợng tác phẩm không đủ tất cả các phần cũng thờng gặp ở phú chữ Hán. Chẳng hạn nh những bài phú của Đoàn Nguyễn Tuấn: Ngũ hiểm than phú chỉ có bốn đoạn, Nhạc dơng lâu phú chỉ có năm đoạn Một điều có thể khẳng định đ… ợc là tỷ lệ những bài phú có đầy đủ các phần ở phú chữ Hán cao hơn phú tiếng Việt. Ví dụ tất cả các bài phú chữ Hán đợc tuyển trong Tổng tập văn học Việt Nam (tập 7) đều đủ sáu phần. Phú tiếng Việt nhiều bài không đủ sáu phần không phải do độc vận, mà do khi viết phú quốc âm, tâm thế của tác giả tự do thoải mái hơn.
Trong phú tiếng Việt, hình thức khách - chủ phú hầu nh không đợc dùng. Xây dựng tác phẩm phú qua việc chia ngôi chủ - khách vấn đáp là lối phổ biến đời Hán. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra một cách rất đúng đắn rằng ý nghĩa chủ yếu của lối triển khai tác phẩm nh thế này là làm tăng tính chất thuyết lý của tác phẩm. Phú chữ Hán Việt Nam đời Trần, đời Hậu Lê thỉnh thoảng dùng lối này. Trong tất cả những bài phú tiếng Việt mà chúng tôi đợc biết, qua khảo sát thì không
có bài nào theo lối khách - chủ phú. Đây lại thêm một cứ liệu để khẳng định về hai điều. Thứ nhất, phú tiếng Việt chủ yếu theo lối Đờng phú chứ không phải theo lối Hán phú. Thứ hai, phú tiếng Việt không chú trọng lý thuyết mà nghiêng về trữ tình.
Tóm lại khi viết bằng tiếng Việt, ngời làm phú không nhất thiết phải triển khai tác phẩm với đầy đủ các phần mà điều quan trọng hơn là thể hiện đợc chủ đích nghệ thuật, phù hợp với nhu cầu thẫm mỹ, nhu cầu trữ tình, nhu cầu phát huy cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt. Chính điều này tạo nên những phá cách độc đáo trong nghệ thuật của phú tiếng Việt, làm nên những giá trị mới cho văn chơng.
2.1.2. Hình thức đoạn mở đầu trong phú tiếng Việt
Trong một bài phú đoạn mở đầu không bao giờ khuyết. Điều đó có nghĩa là trong một bài phú không đủ sáu phần thì phần khuyết sẻ rơi vào các phần khác. Trong cuốn Thơ ca Việt Nam Hình thức và thể loại– , GS. Bùi Văn Nguyên đã nhận định: “Cách sắp đặt đoạn mạch trong một bài phú Đờng luật cũng chặt chẽ nh trong một bài thơ Đờng luật, nghĩa là cũng có khai, thừa, thực, luận, kết. ( ).Đây…
là nói chung, thực chất một bài phú thờng gồm bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết” [28, tr.256]. Nh vậy theo GS. Bùi Văn Nguyên thì các phần thiếu trong một bài phú Đờng luật không đầy đủ thờng là thích thực và phu diễn. Đây là một nhận định đúng và sát với thực tế tác phẩm. Trong 39 bài phú tiếng Việt thuộc diện khảo sát(40 bài, trừ bài Tài bàn phú của Nguyễn Thiện Kế không làm theo thể Đờng luật), tất cả đều có phần mở đầu. Có 21 bài không đầy đủ các phần, trong đó có 4 bài thiếu cả hai phần thích thực và phu diễn là: Đại Đồng phong cảnh phú của Nguyễn Hàng, Thầy đồ đi trọ phú của Trần Tế Xơng, Xem cờ để mảnhphú của Nguyễn Hổ Trừu và Tù xuân phú của Nguyễn Xuân Từ; số còn lại (17 bài) thiếu một trong hai phần trên.
Cũng theo GS. Bùi Văn Nguyên thì “ở đoạn mở đầu cũng nh ở phần đầu mỗi đoạn không dùng câu dài nh câu cách cú hay tất hạc, mà chỉ dùng câu ngắn nh bát tự, song quan rồi mới đến câu dài” [28, tr.256]. Theo chúng tôi thì đây là nhận xét có phần áp đặt và không sát với thực tế tác phẩm, đặc biệt là đối với phú tiếng Việt. Trong 39 bài phú thuộc diện khảo sát, chúng tôi thấy ở đoạn mở đầu các tác giả đã
sử dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau chứ không “chỉ dùng những câu ngắn nh bát tự, song quan”. Tác giả có thể mở đầu bài phú bằng những câu tứ tự:
Nghìn năm văn vật, Nhất chốn kinh đô. Tuy nhiều thắng cảnh, Đâu đẹp bằng hồ… (Hồ Gơm phú – Tú Mỡ) Câu bát tự:
Long lanh sắc nớc, bát ngát hơng trời. Đôi bờ bến cũ, một lá thuyền câu.
(Hơng Giang thu phiếm – Phan Bội Châu) Hay kết hợp rất nhiều kiểu câu:
Hàn vơng tôn! Hàn vơng tôn! Vũ khúc giáng thần, Kim kê ứng thuỵ.
Kinh sử năm xe chứa chất, ngang trời dọc đất ấy kinh luân; Tôn, Ngô bảy quyển làu thông, đè sóng xông mây là chí khí.
(Hàn vơng tôn phú - Đặng Trần Thờng)
Hoặc mở đầu bằng những câu thơ lục bát để “hạn vận” sau đó kết hợp với các kiểu câu khác:
Một phen lả (lửa) bén Côn Lôn Đá cho tan nát, ngọc còn tốt tơi.
Bảy xóm dăng dăng, Một mồi ngùn ngụt.
Sạch sành sanh kẻ đói kẻ giầu; Truốt luột luột nhà lim, nhà một.
(Phú Trung Lễ thất hoả - Lê Trọng Đôn)
- Bốn lần đào nở, cảnh hoà bình báo đã mấy tin xuân? Muôn trái tim sôi, cuộc thống nhất hỏi bao giờ tính sổ?
(Nhắn gửi họ Ngô - Nguyễn Ngọc Tĩnh)
- Cũng vùng Phú Lợi này, hơn mời ba năm trớc, phát xít Nhật tung đạn đồng kiếm thép, đe nạt xóm làng;
Mà đất anh hùng đó, tháng Tám bốn mơi lăm, đồng bào mình phất cờ đỏ sao vàng đứng lên sông núi.
Rồi tiếp đến hăm ba tháng chín, thằng Tây quay lại, xe tăng đại bác đi đầu; Cũng mùa thu này ngày hăm ba, Nam bộ thét vang, dao mác tầm vông cản mũi.
Thà chết không chịu làm nô lệ, miền Nam nếm mật nằm gai, mới tô đậm nét Thành đồng Tổ quốc rạng danh;
Quyết đứng lên diệt giặc đến cùng, miền Bắc vào sinh ra tử, nên khắc sâu đài chiến thắng Điện Biên tên tuổi.
(Miền Nam bất khuất phú – Ba Dân) Hoặc có thể kết hợp cả hai kiểu câu dài cách cú và tất hạc:
Đông qua xuân lại, nền Cộng hoà luẩn quẩn đã bốn năm“ ”
Năm hết tết về, tuổi Tổng thống cập kê gần sáu chục.“ ”
Chạnh nghĩ phận dân cùng, khố rách, lang thang mấy độ, đội ơn trên tiếng hão tự do ;“ ”
Nên mợn dòng giấy trắng, mực đen, mách qué vài vần, mừng đời mới thêm bóng ma hạnh phúc .“ ”
(Phú chúc tết Ngô Chí Sỉ“ … ” – Tú Sụn)
Bàn về đoạn mở đầu tác phẩm phú, Phong Châu và Nguyễn Văn Phú nhận định có phần hợp lý hơn: “Thờng bao giờ mở đầu cũng là những câu bốn chữ rồi tám chữ, rồi đến những câu song quan, cách cú, gối hạc” [3, tr.76]. Theo t liệu khảo sát, chúng tôi thống kê đợc trong số 25 bài phú cổ thì chỉ có hai bài là Bắc sở tự tình phú của Lê Quýnh và Bài phú Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất của Phạm Văn Nghị đợc mở đầu bằng những câu dài (câu cách cú). Số còn lại đều sử dụng những
câu ngắn để mở đầu, mà chủ yếu là câu tứ tự (20 bài), câu bát tự (1 bài), câu song quan (2 bài). Ngợc lại trong số 15 bài phú mới thì có tới 7 bài sử dụng loại câu dài cách cú và tất hạc để mở đầu tác phẩm. Điều này cho thấy có sự khác biệt rất nhiều trong hình thức đoạn mở đầu giữa phú cổ và phú mới. Theo chúng tôi trong phú cổ, tính chất quy phạm dẫu sao cũng ảnh hởng rất lớn đến các tác giả là những sĩ tử tr- ờng thi. Còn trong các tác giả phú mới mặc dù cũng có những ngời đợc đào luyện trên con đờng cử tử nhng tính chất “học thi làm quan– – ” không còn là vấn đề quan trọng hàng đầu nữa. Đối với họ hai chữ “phạm quy” không cần phải để ý nhiều nh trớc. Cách viết của họ cũng phóng khoáng hơn, có rất nhiều những “phá cách”, phạm luật. Chính điều này mang đến cho tác phẩm của họ những nét độc đáo, tạo nên những thành công trong nghệ thuật.
Tóm lại, hình thức đoạn mở đầu trong bài phú rất đa dạng và phong phú. Đây là đoạn luôn luôn có mặt trong một tác phẩm phú. Trong cái đa dạng về hình thức ấy, vẫn có sự khác nhau rất lớn giữa phú cổ và phú mới.