Đặc điểm hình thức của văn bản phú tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của phú tiếng việt (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Đặc điểm hình thức của văn bản phú tiếng Việt

ở chơng I chúng tôi đã khẳng định: về hình thức văn thể thì phú tiếng Việt tuân thủ những phép tắc chung của thể phú. Tuy nhiên trong quá trình tiếp nhận thể loại ngoại nhập này thì các tiểu loại phú đợc sử dụng rất khác nhau. Căn cứ vào những bài phú đợc đa vào diện khảo sát và đợc biết, có thể kết luận rằng cổ phú, bài phú, văn phú (gọi chung là phú cổ thể) ít đợc dùng và càng về sau càng ít dùng hơn. Trong số 40 bài từ thời kỳ nhà Lê về sau đợc tập hợp trong Phú Việt Nam cổ và kim

của Phong Châu và Nguyễn Văn Phú, chỉ có Tài bàn phú (Nguyễn Thiện Kế) là theo cổ thể bằng thể tứ tự. Chiếm u thế tuyệt đối về số lợng là phú Đờng luật (luật phú). Về điều này đã đợc một số nhà nghiên cứu đề cập. Dơng Quảng Hàm cho rằng phú Đờng luật “ lối phú thông dụng nhất”[11, tr.129]. GS. Bùi Văn Nguyên cũng khẳng định: “Nếu phú cổ thể ít đợc dùng trong văn học quốc âm thì hầu nh phú cận thể đợc dùng rất phổ biến” [28, tr.327]. Những nhận xét nh vậy còn có thể bắt gặp nơi này nơi khác nhng điều còn thiếu là cắt nghĩa thực trạng đó. Theo chúng tôi, có mấy lý do chính khiến phú Đờng luật đợc sử dụng phổ biến.

Thứ nhất, phú Đờng luật là tiểu loại mà nho sĩ xa đào luyện để thi cử, từ đó thành thể thức quen thuộc nhất. Thời trung đại văn cử tử chi phối vận mệnh của cả nền văn học, hiện tợng chúng ta đang nói cũng nằm trong tình hình chung đó. Tuy nhiên nếu nhìn rộng ra một tý, so sánh với phú Đờng luật ở Trung Quốc thì tình hình có khác. Thành quả của phú Đờng luật ở Trung Quốc rất khiêm tốn. Một nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã nhận định: thi cử dới thời phong kiến rất chú trọng về hình thức, vì vậy luật phú gần nh là một trò chơi về văn tự. Trong khi ở Việt Nam tiểu loại này không chỉ chiếm u thế tuyệt đối về số lợng, còn có nhiều đỉnh cao về chất lợng, bởi vậy không nên xem việc sử dụng thể loại này ở Việt Nam chỉ nh một thói quen từ việc dùi mài cho thi cử.

Thứ hai, khi sử dụng thể phú Đờng luật để sáng tác thì nhạc tính của tiếng Việt đợc phát huy cao độ, đáp ứng đợc cảm thức ngôn từ của ngời Việt xa. Dơng

Quảng Hàm cho rằng: “Văn chơng của Tàu và ta rất chú trọng về âm điệu, nghĩa là lời văn đặt sao cho êm ái, nhịp nhàng, khiến cho khi đọc khi ngâm, đợc vui tai, sớng miệng. Bởi thế không những trong văn vần mà cả trong văn xuôi cũng chú trọng đến âm luật, nghĩa là các tiếng bằng, trắc, các thanh phù, trầm phải sắp đặt cho khéo để câu văn khỏi trúc trắc khó nghe; lại hay dùng phép đối (biền ngẫu), nhiều khi văn thờng đợc đặt thành hai đoạn đối nhau, hoặc hai câu đối nhau, ngay trong một câu văn cũng thờng có những đoạn con đối nhau và những chữ đơn, chữ kép phải sắp đặt sao cho cân cắn không so le thì đọc lên mới đợc êm ái dễ nghe ” [11, tr.196-197].

Thể thức phú Đờng luật cũng rất thuận lợi với nhu cầu trữ tình của ngời Việt Nam. GS. Bùi Văn Nguyên khẳng định: “Chức năng của phú là miêu tả, tả cảnh, tả tình nói chung. Nhng phú vốn là từ thơ mà ra, cho nên nhà văn thờng dùng phú mà tự tình để có một dung lợng khá lớn, trong chừng mực khuôn khổ của thơ, kể cả thơ bài luật vẫn là chật hẹp” [28, tr.81]. Khi tác phẩm phú đợc dùng để trữ tình, ngôn ngữ của nó mang đặc điểm chung của ngôn ngữ loại hình trữ tình, đợc tổ chức chặt chẽ về ngữ điệu và nhịp điệu. Sự đối lập giữa thanh bằng và thanh trắc tạo nên sự trầm bổng, sự tơng ứng hoặc đối lập về trờng độ của các ngữ đoạn tạo nên tiết tấu phong phú cho ngôn từ . Những điều này kết hợp tạo ra nhạc tính góp phần biểu… hiện cảm xúc của con ngời. Với những đặc điểm riêng của mình khi chuyển tải nội dung trữ tình, phú vẫn tồn tại ngay cả thời kỳ thơ trữ tình thịnh đạt nhất. Và phú cũng không bị tan biến vào văn xuôi. Một nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nói về ngôn ngữ phú nh sau: “Ngôn ngữ ở đây chẳng những để truyền đạt t tởng, mà còn giốngnh âm thanh giai điệu trong âm nhạc, bản thân là một sự truyền đạt trực tiếp về mặt nghệ thuật”[15, tr.240].

Trên đây là hai lý do cơ bản khiến hình thức phú Đờng luật đợc sử dụng phổ biến khi sáng tác. Chính vì vậy trong phần này chúng tôi sẽ tìm hiểu những đặc điểm về hình thức từ hình thức tổng thể, đoạn mở đầu, đoạn kết thúc, hình thức câu văn cho đến vần và nhịp trong phú (dựa trên ngữ liệu chủ yếu là những tác phẩm phú tiếng Việt thuộc tiểu loại phú Đờng luật).

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của phú tiếng việt (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w