Phép điệp ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ giang nam (Trang 80 - 84)

VI. Cấu trúc của luận văn

3.2.1 Phép điệp ngữ

3.2.1.1 Khái niện điệp ngữ (còn gọi là lặp)

Theo Từ điển tiếng Việt, lặp có nghĩa là trùng, giống nh cái đã có trớc, tức là lặp đi lặp lại cách nói của ngời ta, lặp về ý, lặp về từ. Tuy vậy trong tu từ học trong khi nói hoặc viết muốn nhấn mạnh một ý nào đó ngời ta có thể nhắc đi, nhắc laị một đơn vị ngôn ngữ nh một từ, một ngữ, có khi cả câu. Cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần nh vậy gọi là biện pháp tu từ điệp ngữ hay còn gọi là phép

lặp. Theo định nghĩa của Đinh Trọng Lạc "Phép lặp là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, mở rộng ý, gây ấn tợng mạnh, hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng ngời đọc, ngời nghe" [23, tr.93].

Điệp ngữ đợc chia thành ba dạng: điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp.

a. Hiện tợng điệp từ

Trong thơ Giang Nam hiện tợng điệp từ diễn ra rất phố biến, nó có mặt hầu nh trong tất cả các bài thơ, điệp từ có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, tình cảm nào đó, làm nổi bật những từ quan trọng, khiến cho lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía, có sức thuyết phục cao. Xét về vị trí hiện tợng điệp từ có khi ở đầu dòng thơ.

Những cặp mắt sâu

Những làn tóc rối

Những đêm trờng không ngủ

Những chiếc áo sờn vai

Những bàn chân đen sạm đạp sỏi dày gai

Những nét thanh thanh: múi dọc dừa, mắt sáng

Những chờ đợi nhớ thơng, những dòng sông hò hẹn. (Những ngời vợ miền Nam)

Điệp từ "những" ở đầu mỗi dòng thơ tạo nên ấn tợng vừa cụ thể, vừa xác thực về những đối tợng vừa đợc nêu ra, có giá trị khái quát tạo nên cảm nhận về cái bao la, cái rộng khắp, cái vô hạn. Qua đó thể hiện một thái độ cống hiến, bền bỉ, dẻo dai thầm lặng suốt cả cuộc đời của những ngời con trên đất lửa miền Nam. Trong bài thơ Những ngời vợ miền Nam nh một lời tâm nguyện, lời tự nhủ đầy trách nhiệm của mỗi con ngời trớc cuộc đời, đặc biệt ở đây tác giả nói về sự hy sinh, cống hiến của những phụ nữ miền Nam trong cuộc kháng chiến này. Sử dụng điệp từ ở đầu mỗi dòng thơ tạo cho bài thơ một âm hởng da diết, một sự hồi tởng không dứt.

Vẫn dốc đá cheo leo

Vẫn những ngày thiếu muối Nhng đời khác xa nhiều.

(Gặp anh du kích miền Tây)

Từ "vẫn" lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ nh khắc ghi một thời gian đằng đẳng trong kí ức của của nhà thơ đến miền Tây trong những ngày đầu giặc đàn áp, thấy ngời dân miền Tây phải chịu cảnh thiếu thốn, vợ, con, đói chết. Nhng khi cách mạng có ánh sáng của Đảng soi đờng tuy đời sống của nhân dân vẫn còn thiếu thốn những tinh thần thì khác xa nhiều.

Hiện tợng điệp từ có khi ở giữa dòng hoặc cuối dòng thơ gây ấn tợng mạnh và có tính nhạc cao.

Mờ sáng con lên đờng

tiễn con ra ngõ Con không dám cảm ơn

Thôi về, nghe .

(Những vết bầm trên má)

Dù không có công sinh thành những tình cảm của nhng ngời mẹ dành cho những ngời con tham gia kháng chiến cũng rất chân thành, gần gủi biết bao. Điệp từ "má" đã thể hiện lòng biết ơn, sự xúc động của nhà thơ trớc tình cảm bao la của ngời mẹ đã dành cho các con.

Việc sử dụng thành công biện pháp điệp từ đã giúp cho nhà thơ thể hiện đ- ợc những nội dung, t tởng, cảm xúc mà tác giả muốn thể hiện, đồng thời thời thông qua biện pháp này đã làm cho các sáng tác của nhà thơ Giang Nam giàu giá trị nghệ thuật.

b. Hiện tợng điệp cụm từ

Hiện tợng điệp cụm từ xuất hiện trong thơ Giang Nam khá nhiều, với tần số khá cao. Trong nhiều bài thơ điệp cụm từ bộc lộ cảm xúc chủ quan của tác giả.

Trong bài Giải phóng điệp cụm từ "giải phóng rồi" thể hiện niềm vui sớng, hân hoan của tác giả trớc chiến thắng của quê hơng.

Giải phóng rồi! các anh, các chị

Giải phóng rồi! ta múa, ta ca.

Vì luôn yêu quí quê hơng cho nên trong tâm tởng của nhà thơ lúc nào cũng gắn bó với những hình ảnh thân thơng gần gũi. Trong bài Tiếng xa quay chúng ta thấy rõ tâm trạng của ngời lính nguỵ khi nghe tiếng xa quay và tiếng cời của con trẻ đã không kìm nén đợc nỗi lòng thơng nhớ vợ, con. Khi phải đối mặt với kẻ thù thì tình yêu ấy giờng nh đã chuyển sang một cung bậc lớn hơn đó là lòng khao khát đợc gắn bó với quê hơng. Để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình nhà thơ đã sử dụng biện pháp điệp cụm từ "anh muốn" để nhấn mạnh nỗi mong muốn khát khao cháy bỏng ấy.

Anh gục đầu lên báng súng ớt sơng đêm

Anh muốn bẻ tan những trói buộc xiềng xích

Anh muốn chân anh phải biến thành sắt, đá Bờ ruộng hốc cây phải thành hang, thành vực!

Cho khuất đi những hình ảnh yêu thơng

Anh muốn kéo ghì bóng tối giữa quê hơng

Anh muốn mặt trời không bao giờ mọc nữa Cho mãi mãi tiếng cời bên bếp lửa!

c. Hiện tợng điệp cú pháp (điệp cấu trúc)

Điệp cú pháp hay còn gọi là lặp cú pháp "lặp cú pháp là một dạng thức của phơng thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn và có thể lặp lại một số h từ mà chủ ngôn đã sử dụng" (Trần Ngọc Thêm, Liên kết văn bản)

Điệp cú pháp xuất hiện trong thơ Giang Nam tơng đối nhiều và thể hiện dới nhiều dạng thức khác nhau.

Điệp ở câu thơ đầu của mỗi khổ, kiểu điệp này xuất hiện tơng đối nhiều trong thơ Giang Nam.

Thôi từ biệt nhé, Bến tre ...

Thôi từ biệt nhé, Bến tre

Đây là kiểu điệp mà trong đó những từ ngữ điệp lại đứng ở vị trí xa nhau nhằm gây ấn tợng nổi bật và đa lại nhạc tính cao cho bài thơ.

Có khi kiện tợng điệp cú pháp lại xuất hiện ở giữa khổ hoặc giữa bài thơ.

... Những ngời vợ miền Nam Những ngời vợ miền Nam ...

Kiểu điệp này nhằm làm tăng nhạc điệu cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh cảm xúc của tác giả, làm cho hình ảnh trong thơ cũng dần hiện lên đầy đủ, rõ nét và trọn vẹn.

d. Giá trị biểu đạt của phép điệp ngữ

Việc sử dụng điệp ngữ trong thơ đã tạo ra sự cân đối hài hoà cho đoạn thơ, cho bài thơ. Đọc các bài thơ có sử dụng điệp ngữ ta thấy mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ gắn bó chặt chẽ hơn, sâu sắc hơn.

Mặt khác hiện tợng điệp ngữ làm cho chủ đề trong các bài thơ đợc phát triển liền mạch. Đặc biệt với các bài thơ trữ tình tự sự, điệp ngữ làm cho lời thơ mạch lạc, rõ ràng, câu chuyện bằng thơ không chỉ tái hiện bằng câu chữ mà bằng cả giọng điệu. Qua hình thức điệp ngữ mà đối tợng đợc nhấn mạnh, tô đậm thêm, cảm xúc của nhân vật trữ tình đợc bộc lộ rõ nét.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ giang nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w