Cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (Trang 108 - 110)

3. Vai trò của bản đồ trong thực tiễn và khoa học

7.2. Cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính

7.2.1. Mục đích nội dung công tác cập nhật chỉnh lý hổ sung bản đồ địa chính

Công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính phải được tiến hành thường xuyên và do cán bộ địa chính cấp xã, phường, phòng địa chính cấp huyện và cơ quan địa chính cấp tỉnh tổ chức thực hiện. Dựa vào quy định quản lý đối với thửa đất để xác định cơ quan tổ chức thực hiện cập nhật, chỉnh lý.

Mục đích cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính là để đảm bảo các yếu tố nội dung bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng, quản lý đất theo thời gian ở cấp xã, huyện, tỉnh và phù hợp với hồ sơ địa chính.

Nội dung cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính bao gồm:

+ Quy hoạch sử dụng đất

+ Hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất

+ Số thứ tự thửa, loại đất theo mục đích sử dụng

Cơ sở pháp lý cập nhật, bổ sung bản đồ địa chính bao gồm:

- Quyết định của các cấp có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính.

- Quyết định về quy hoạch và kết quả thể hiện quy hoạch sử dụng đất ở thực địa

- Quyết định giao đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.

- Quyết định cho phép chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

- Quyết định của toà án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai.

7.2.2. Phương pháp cập nhật, chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính

Tuỳ thuộc vào mức độ biến động đất đai, đặc điểm biến động để áp dụng phương pháp cho phù hợp.

Khi yếu tố thửa đất trong một mảnh bản đồ địa chính biến động trên 40% thì phải biên lập lại bản đồ gốc. Công tác biên tập lại bản đồ gốc do cơ quan địa chính cấp tỉnh thực hiện và phải đảm bảo chỉnh sửa liên hoàn trong hồ sơ địa chính đang lưu trữ, sử dụng ở các cấp xã, huyện, tỉnh.

Việc cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp đo đạc đơn giản: giao hội cạnh, đóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch và bổ sung tương ứng trong hồ sơ địa chính.

Khi đo đạc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính được phép sử dụng các điểm khởi tính là:

- Các điểm trắc địa từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên.

- Các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa, ở khu vực cần chỉnh lý bổ sung cần phải vẽ phóng bản đồ địa chính thành lược đồ với tỷ lệ lớn hơn bản đồ địa chính một hoặc hai cấp tỷ lệ. Trên lược đồ cần thể hiện đầy đủ kích thước cạnh đến đơn vị 0,01m và phải đảm bảo các yếu tố để dựng hình đối với các yếu tố chỉnh lý.

Các yếu tố mới được chỉnh lý thể hiện trên lược đồ và trên bản đồ địa chính bằng màu đỏ và gạch bỏ các yếu tố cũ bằng màu đỏ.

Sau khi chỉnh lý, số thứ tự thửa đất được đánh số bằng số tiếp theo số hiệu thửa đất cuối cùng của tờ bản đồ và lập bảng "các thửa biến động" ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ. Trong bảng đó phải thể hiện số thửa thêm, nguồn gốc thửa thêm, số hiệu thửa lân cận và số hiệu thửa bỏ.

Diện tích các ô thửa sau khi đã chỉnh lý so với diện tích các ô thửa tương ứng trước khi chỉnh lý phải phù hợp.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)