Các phương pháp chỉnh lý biến động

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (Trang 113 - 115)

3. Vai trò của bản đồ trong thực tiễn và khoa học

7.4. Các phương pháp chỉnh lý biến động

7.4.1. Phương pháp 1: giao hội cạnh (giao cung)

Cần xác định điểm A (điểm đặt máy) thông qua các điểm BCD thấy rõ trên thực địa vào bản đồ các điểm này cần phải chọn như thế nào đó để sao cho khoảng cách nhỏ nhất không được nhỏ hơn 2mm và không được lớn hơn 15 - 20 mm theo tỷ lệ bản đồ và để sao cho các cung cắt nhau dưới một góc gần bằng 900. Dùng máy kinh vĩ hoặc thước dây đo khoảng cách AB, AC, AD ngoài thực địa lần lượt là L1, L2, L3.

Đổi khoảng cách do ở thực địa về tỷ lệ bản đồ theo công thức:

Trong đó: L1: Khoảng cách ở thực địa. Ma: Mẫu số tỷ lệ bản đồ. I1: Khoảng cách trên bản đồ.

Lấy điểm B, C, D làm tâm, dùng compa giao hội để xác định vị trí điểm A (bán kính của các cung) cắt nhau tại một điểm, nếu tạo thành mũ sai tam giác với cạnh không vượt quá O,5mm theo tỷ lệ bản đồ thì trọng tâm của mũ sai tam giác sẽ là vị trí điểm A. (hình 7.8)

7.4.2. Phương pháp 2

Nếu như điểm A cần xác định nằm trên đường thẳng MN đã được xác định (đường làng, đường ranh giới giữa các thửa, kênh rạch....) thì vị trí của nó đã được xác định về hướng, còn vị trí cụ thể của điểm A có thể xác định theo các cách sau:

Từ các điểm B và C đã được xác định trên đường thẳng MN, dùng thước dây hoặc máy kinh vĩ đo khoảng cách L1, L2 đến điểm A, sau đó tính khoảng cách L1, L2 về tỷ lệ bản đồ (hình 7.9).

7.4.3. Chỉnh lý trên bản đồ

- Ở thực địa áp dụng phương pháp nào thì ở nội nghiệp áp dụng phương pháp đó để chỉnh lý bản đồ.

Dụng cụ dùng để chỉnh lý bản đồ là compa, thước thẳng có vạch chia đến túm, kim chích điểm.

Màu mực dùng để thể hiện các yếu tố nội dung chỉnh lý là màu đỏ. - Chỉnh lý số thửa theo nguyên tắc sau:

+ Trường hợp nhập thửa thì gạch bỏ số thửa lớn hơn, lấy số thửa nhỏ hơn làm số thửa mới.

+ Trường hợp tách thửa thì 1 thửa giữ nguyên số thửa cũ, thửa mới lấy số thửa tiếp theo số thửa cuối cùng của tờ bản đồ.

- Những thửa mới chỉnh lý phải tính lại diện tích bằng phương pháp chia thành các hình tam giác, đo cạnh đáy và chiều cao trên bản đồ, áp dụng công thức tính diện tích diện tích hình lam giác để tính hoặc dùng phim tính diện tích để tính.

- Hoàn chỉnh bản đồ sau chỉnh lý.

7.4.4. Chỉnh lý trong hồ sơ địa chính

Chỉnh lý trong hồ sơ địa chính bao gồm các loại sổ sau đây: - Sổ địa chính.

- Sổ mục kê.

- Sổ cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chương 8

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ Đ!A CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)