3. Vai trò của bản đồ trong thực tiễn và khoa học
7.3. Các phương pháp đo đơn giản phục vụ trích đo thửa
7.3.1. Phương pháp dóng thẳng hàng
- Dóng thẳng hàng theo đoạn thẳng về một phía
Hình 7.1 : Dóng thẳng hàng theo đoạn thẳng
Giả sử ở thực địa có đoạn thẳng AB, cần kéo dài đoạn về phía B, tiến hành như sau: Dựng 2 cột tiêu ở A, B; sau đó người đo đạc cầm 1 cột tiêu thứ 3 đi xa hướng đã chọn cho đến điểm 1 cần xác định và quay mặt lại để ngắm các cột tiêu đã cắm tại A và B dịch vị trí cột tiêu 3 sao cho cột tiêu 3 che khuất cột tiêu A, B. Đánh dấu vị trí 1 , tương tự như vậy xác định các điểm tiếp theo: 2, 3,... Được đường thẳng kéo dài từ phía B (hình 7.l)
- Dóng thẳng hàng về 2 phía của đoạn thẳng (hình 7.2)
Hình 7.2: Dóng thẳng hàng từ 2 đầu đoạn thẳng
Cắm cột tiêu ở A và B sau đó người đo đạc đứng cách điểm A vài bước dựng cột tiêu thứ 3. Theo hiệu lệnh của người điều khiển, điều chỉnh cột tiêu 3 sao cho cột tiêu A che khuất 3 và B. Đánh dấu vị trí 1 tại cột tiêu 3. Tiếp tục làm như vậy về phía B, được các điểm A, 1, 2,...., B nằm trên cùng đường thẳng (hình 7.2).
7.3.2. Phương pháp đo vẽ bằng thước dây
- Phương pháp tam giác:
Phương pháp tam giác được ứng dụng để đo vẽ thửa đất ở vùng bằng phẳng và quang đãng. Thửa đất ở thực địa có hình đa giác được phân thành các tam giác. Đầu tiên ta dùng thước dây để đo các cạnh của hình tam giác, sau đó là các đường chéo. Dựa theo kết quả đã cho ta dựng các
tam giác tương ứng trên giấy Troky ở tỷ lệ phù hợp với diện tích thửa đất (hình 7.3). - Phương pháp dựng góc luông bằng thước dây:
Để dựng góc vuông tại điểm A trên đoạn thẳng AB, trước hết ta dựng đoạn AC = 4m, sau đó lấy A làm tâm, quay một cung tròn với bán kính 3 m, lấy C làm tâm, quay một cung tròn với bán kính 5 m. 2 cung cắt nhau tại D. Theo định lí Pitago tam giác ADC là tam giác vuông nên góc DAC là góc vuông (hình 7.4)
Hình 7.4: Phương pháp dựng góc vuông
- Phương pháp dựng đườngvuông góc qua một điểm cao trượt thuộc đường thẳng, trường hợp không có thước dây:
Nếu tại điểm C trên đoạn AB cần phải dựng đường vuông góc với đoạn thẳng AB trường hợp không có thước dây, chỉ có một cuộn dây thường (không khác mạch do) thì ta tiến hành như sau:
Tại điểm C trên đoạn AB đặt đoạn CA= CB = 5m về hai phía tại điểm A và điểm B; giữ chất hai đầu thước dây, cầm điểm giữa của thước dây kéo cũng về một phía sẽ tìm được điểm “O”. Nối OC, đó chính là đường cần tìm vì tam giác AOC cân, OC vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao (hình 7.5).
thẳng, trường hợp không có thước dây:
Giả sử cần dựng đường vuông góc với AB, đi qua O (ngoài AB), tiến hành như sau:
+ Trường hợp 1 : Độ dài đường vuông góc ngắn hơn độ dài cuộn dây đang sử dụng: Gắn chặt một đầu thước dây tại O, kéo căng và chuyển dịch đầu khác của thước dây này cắt đoạn thẳng AB tại 2 điểm a và b, chia đôi đoạn thẳng ab ta nhận được điểm C. Điểm C chính là chân đường vuông góc với AB đi qua điểm O vì tam giác Oab cân nên OC vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao (hình 7.6a).
+ Trường hợp 2: Độ dài đường vuông góc lớn hơn độ dài của thước dây ta đang sử dụng, tiến hành như sau:
Trên đoạn thẳng AB áng chừng bằng mắt ta chọn điểm C là chân đường vuông góc hạ từ điểm O (hình 7.6b)
Tại điểm C ta dựng đường vuông góc CD ┴ AB. Nếu đường vuông góc kéo dài đi qua điểm O thì bài toán đã được giải. Nếu CD lệch khỏi điểm O thì từ điểm O hạ đường OK vuông góc với CD kéo dài và đo độ dài OK. Tại điểm C trên đoạn AB ta đặt điểm L sao cho đoạn CL = OK. Nối LO, đó là đường vuông góc cần tìm.
Hình 7.6: Phương pháp hạđường vuông góc - Phương pháp dựng đường thẳng song song với đường thẳng đã biết:
Giả sử qua điểm O cần dựng một đường thẳng song song với AB, tiến hành như sau:
Lấy điểm K bất kỳ trên đoạn AB, nối OK, tìm C là điểm giữa của OK. Qua C ta dựng đường thẳng bất kỳ cắt AB tại điểm N. Kéo dài NC về phía C và lấy điểm M sao cho CM : CN. Đường thẳng đi qua điểm O và M sẽ song song với AB (hình 7.7)
Hình 7.7: Phương pháp dựng đường thẳng song song với đường thẳng đã biết