Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (Trang 116 - 121)

3. Vai trò của bản đồ trong thực tiễn và khoa học

8.2.Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất

8.2.1. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã phải thể hiện đầy đủ, chuẩn xác toàn bộ quỹ đất đang được sử dụng và chưa sử dụng trong địa giới hành chính theo các nội dung sau:

- Ranh giới các khoanh đất (loại đất): Khoanh đất là yếu tố chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được biểu thị dạng đường viền khép kín. Khoanh đất là 1 hoặc nhiều thửa đất của cùng loại đất nằm kề nhau. Thể hiện khoanh đất phải đúng vị trí, hình dạng, kích thước theo đúng tỷ lệ. Các khoanh đất có diện tích ≥ 9 mm2 trên bản đồ phải thể hiện theo tỷ lệ. Nếu diện tích khoanh đất < 9 mm2 trên bản đồ nhưng có giá trị kinh tế cao và có đặc tính riêng thì có thể phóng to, nói rộng nhưng không quá 1,5 lần và phải đảm bảo tính tương ứng về vị trí và hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu và số liệu để thể hiện minh hoạ. Các loại đất trên bản đồ cấp xã được quy định ở biểu 1.

- Địa giới hành chính các cấp theo tài liệu 364: Địa giới hành chính các cấp (tỉnh, huyện, xã) trùng nhau thì thể hiện địa giới cấp cao nhất (xã theo huyện, huyện theo tỉnh).

- Ranh giới các đơn vị sử dụng đất nằm trên địa bàn xã: nông trường, lâm trường, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, doanh trại quân đội...

- Mạng lưới thủy văn, thủy lợi: Thể hiện hệ thống sông suối, kênh mương tưới tiêu, đê điều, đập có chiều dài lớn hơn 2 em trên bản đồ; hồ ao có diện tích trên bản đồ > 9 mm2; trạm bơm.

- Mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Giao thông đường bộ bao gồm:

+ Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.

+ Các đường liên xã, đường chính trong khu dân cư và ngoài đồng ruộng.

+ Đối với khu vực giao thông kém phát triển (vùng miền núi) thì thể hiện cả các đường mòn.

+ Các công trình có liên quan đến giao thông cũng cần được thể hiện như: cầu, cống, bến phà, cầu tàu...

- Địa hình: Thể hiện bằng các điểm ghi chú độ cao và đường đồng mức với khoảng cao đều 5 m, 10 m, 20 m tuỳ từng khu vực (vùng đồng bằng, vùng đồi núi) và tỷ lệ bản đồ được thành lập. Thể hiện được hình dáng chung của địa hình trong toàn khu vực phù hợp với các yếu tố khác (thủy hệ, mạng lưới giao thông, bãi cát, bãi đá khe núi...)

- Ghi chú địa danh: Tên xã, huyện, thôn xóm, ấp bản, tên xứ đồng, tên các con sông, hồ lớn các dãy núi…

- Vị trí phân bố trung tâm các đơn vị cấp xã (trung tâm các xã trong huyện).

- Vị trí và ranh giới phân bố các công trình kinh tế, xã hội và văn hoá, phúc lợi (sân bay, nhà ga, bến xe, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá...)

8.2.2. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện có tỷ lệ nhỏ hơn và được xây dựng trên cơ sở bản đồ cấp xã nên nội dung của nó là sự tổng quát hoá nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã. Khi tổng hợp các yếu tố nội dung cho bản đồ cấp huyện phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu đã đặt ra để tiến hành tổng hợp (lựa chọn lấy hoặc bỏ các yếu tố cho phù hợp).

Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện gồm các yếu tố sau:

- Ranh giới các khoanh đất (loại đất): Khoanh đất trên bản đồ cấp huyện được tổng quát hoá từ các khoanh đất trên bản đồ cấp xã, vì vậy khoanh đất trên bản đồ cấp huyện sẽ bao gồm 1 hay nhiều khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã nằm liền kề nhau. Thể hiện các khoanh đất phải đúng vị trí, hình dạng và kích thước theo tỷ lệ. Các khoanh đất có diện tích ≥ 4 mm2 trên bản đồ phải thể hiện theo tỷ lệ. Nếu diện tích khoanh đất < 4 mm2 trên bản đồ nhưng có giá trị kinh tế cao và có đặc tính riêng thì có thể phóng to, nới rộng nhưng không quá 1,5 lần và phải đảm bảo tính tương ứng về vị trí, hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu và số liệu để thể hiện minh hoạ.

- Địa giới hành chính các cấp theo tài liệu 364: Khi địa giới các cấp trùng nhau thì thể hiện địa giới cấp cao nhất.

- Ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất nằm trên địa bàn huyện: Nông, lâm trường, nhà máy, xí nghiệp....

- Mạng lưới giao thông: Trên bản đồ cấp huyện phải thể hiện các loại đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không (nếu có) với các cấp đường từ quốc lộ đến đường liên xã. Đối với khu vực giao thông kém phát triển khi thể hiện cần có sự lựa chọn (đường đất nhỏ, đường liên xã), đối với miền núi phải thể hiện cả đường mòn chính.

- Mạng lưới thủy văn, thủy lợi: Phải thể hiện được các sông suối, kênh mương chính, đê điều trên bản đồ có chiều dài ≥ l cm trở lên, các ao hồ có diện tích trên bản đồ ≥ 4 mm2, ở những vùng ít sông suối, hiếm nước có thể thể hiện các đối tượng chưa đạt tới những quy định trên.

- Địa hình Thể hiện bằng đường bình độ và các điểm ghi chú độ cao điển hình.

+ Đối với vùng đồng bằng: Phải thể hiện địa hình ở mức độ chi tiết nhất đối với tỷ lệ bản đồ mà các nguồn tài liệu có thể cung cấp được (bằng các điểm ghi chú độ cao hoặc đường đồng mức).

bản đồ địa hình cùng tỷ lệ (khoảng cao đều lom, 20 m, 40 m tuỳ theo khu vực và tỷ lệ bản đồ). Khi lược bỏ đường bình độ phải đảm bảo việc thể hiện các đỉnh, chân đồi, núi nơi chuyển tiếp sang vùng đồng bằng hoặc lòng thung lũng.

+ Đối với vùng núi: Có thể giữ lại các đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ nhưng phải thể hiện được dáng địa hình ở các khu vực chuyển tiếp.

- Ghi chú địa danh. Địa danh trên bản đồ bao gồm: tên sông suối, kênh mương chính, tên đường chính, tên núi, tên những đơn vị hành chính cấp xã và những điểm dân cư lớn quan trọng.

- Vị trí trung tâm đơn vị cấp huyện, trung tâm các đơn vị cấp xã.

- Địa vật đặc trưng: Sân bay, nhà ga, bưu điện, nhà thờ, đình chùa, trường học, bệnh viện....

8.2.3. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh có tỷ lệ nhỏ hơn và được xây dựng trên cơ sở bản đồ cấp huyện nên nội dung của nó là sự tổng quát hoá nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện. Khi tổng hợp các yếu tố nội dung cho bản đồ cấp huyện phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu đã đặt ra để tiến hành tổng hợp (lựa chọn lấy, bỏ các yếu tố cho phù hợp). Nội dung cơ bản giống như bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện song ở mức độ khái quát hơn tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, cụ thể như sau:

- Ranh giới các khoanh đất (loại đất): Yêu cầu thể hiện các khoanh đất giống như nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện: Các khoanh đất có diện tích ≥ 4 mm2 trên bản đồ phải thể hiện theo tỷ lệ. Nếu diện tích khoanh đất < 4 mm2 trên bản đồ nhưng có giá trị kinh tế cao và có đặc tính riêng thì có thể phóng to, nới rộng không quá 1,5 lần nhưng phải đảm bảo tính tương ứng về vị trí và hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu và số liệu để thể hiện minh hoạ.

- Địa giới hành chính các cấp theo tài liệu 364: Địa giới quốc gia, địa giới cấp lỉnh, huyện và địa giới một số đơn vị hành chính cấp xã quan trọng. Khi địa giới các cấp trùng nhau thì thể hiện địa giới cấp cao nhất.

- Ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất nằm trên địa bàn tỉnh: nông. lâm trường, nhà máy, xí nghiệp....

- Mạng lưới giao thông: Trên bản đồ cấp tỉnh phải thể hiện các loại đường bộ, đường sắt đường thuỷ, đường hàng không (nếu có) với các cấp đường từ quốc lộ đến đường liên huyện. Đối với khu vực giao thông kém phát triển (các tỉnh miền núi) cần thể hiện cả đường đất nhỏ, đường mòn chính trong khu vực.

- Mạng lưới thủy văn, thủy lợi: Phải thể hiện được các sông suối, kênh mương chính, đê điều trên bản đồ có chiều dài ≥ 1cm trở lên, các ao hồ có diện tích trên bản đồ ≥ 4 mm2 ở những vùng ít sông suối, hiếm nước có thể thể hiện các đối tượng chưa đạt tới những quy định trên.

- Địa hình: Thể hiện bằng đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và các điểm ghi chú độ cao điển hình.

- Ghi chú địa danh: Địa danh trên bản đồ bao gồm: Tên sông suối, kênh mương chính, tên đường chính, tên núi, tên những đơn vị hành chính cấp huyện.

- Vị trí trung tâm đơn vị cấp huyện.

- Địa danh quan trọng và vật định hướng đặc trưng:

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân huyện, sân bay, nhà ga, bưu điện, nhà thờ, đình chùa, trường học, bệnh viện....

Tuỳ theo đối tượng cụ thể và đặc điểm của từng vùng, từng khu vực để chọn các nội dung cần thiết và mức độ chi tiết khi thể hiện.

Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh được thể hiện trên bản đồ theo tỷ lệ hoặc bằng ký hiệu cũng như màu sắc, mã chữ...phải theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (bảng 8.l)

Bng 8.l: Các loi đất và mã đại th hin trên bn đồ hin trng s dng đất

Thứ tự Loại đất Mã

1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC

2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK

3 Đất trồng lúa nương LUN

4 Đất trồng cỏ COT

5 Đất cỏ tự nhiên có cải tạo CON

6 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 7 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK

8 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC

9 Đất trồng cây ăn quả lâu năm ~ LNQ 10 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 11 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 12 Đất có rừng trồng sản xuất RST 13 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK 14 Đất trồng rừng sản xuất RSM 15 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 16 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT

17 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hô RPK

19 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN 20 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT 21 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK 22 Đất trồng rừng đặc dụng RDM 23 Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn TSL 24 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 25 Đất làm muối LMU 26 Đất nông nghiệp khác NKH

27 Đất ở tại nông thôn ONT

28 Đất ở tại đô thị ODT

29 Đất trụ sở của cơ quan, tổ chức DTS

30 Đất công trình sự nghiệp DSN

31 Đất quốc phòng QPH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32 Đất an ninh ANI

33 Đất khu công nghiệp SKK

34 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC

35 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

36 Đất sản xuất vật liệu xây dưng ốm sứ SKX

37 Đất giao thông DGT

38 Đất thủy lợi DTL

39 Đất để chuyền dẫn năng lượng, truyền thông DNT

40 Đất cơ sở văn hóa DVH

41 Đất cơ sở y tế DYT

42 Đất cơ sở giáo dục - đào tao DGD 43 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT

44 Đất chợ DCH

45 Đất có di tích, danh thắng LDT

46 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC

47 Đất tôn giáo TON

48 Đất tín ngưỡng TIN

49 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD

50 Đất sông, ngòi. kênh rạch, suối SON

52 Đất cơ sở của tư nhân không kinh doanh CTN 53 Đất làm nhà tạm, lán trai NTT 54 Đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tai đô thi DND

55 Đất bằng chưa sử dụng BCS

56 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS

57 Núi đá không có rừng cây NCS

58 Đất có mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản (*) MVT 59 Đất mặt nước ven biển có rừng nqập mặn (*) MVR 60 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác (*) MVK

Ghi chú(*): Đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính tỉnh. huyện, xã.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (Trang 116 - 121)