2.3.1 Phương hướng
Thực hiện tốt Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định số 72 của Chính Phủ, Nghị quyết số 24 NQ - TW về công tác dân tộc, phát triển toàn diện về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện. Tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc, quan tâm đến bồi dưỡng nguồn nhân lực chăm lo xây dựng đội ngũ
cán bộ, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, xã khu vực II có thôn, bản đặc biệt khó khăn và các thôn, bản có đồng bào dân tộc. Trước hết tập trung vào giao thông và cơ sở hạ tầng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vùng đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy nội lực cùng với hỗ trợ của trung ương và nhân dân địa phương để xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững.
Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh, thể hiện tính nhân văn, nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc ta. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và thực hiện công bằng dân tộc. Trong những năm tiếp theo trước mắt làm tốt chính sách hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc nghèo khó khăn, giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như: Tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh họat, nhà tạm bợ, không có đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ tối thiểu xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh.
Nâng cao hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình, tăng cường các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở. Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng chương trình phát thanh truyền hình có chương trình ở các xã đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác nghiên cứu sưu tầm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục theo hướng hiện đại hóa, đổi mới chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, đa dạng hóa phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng dạy nghề các vùng dân tộc, tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển
học sinh con em các dân tộc vào học tại các trường đại học cao đẳng. Có kế hoạch ưu tiên đầu tư đào tạo và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Tăng cường tuyên truyền giáo dục năng cao ý thức cho mọi người về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng vùng đồng bào các dân tộc và miền núi. Thực hiện các chương trình bảo vệ và phát triển rừng, tăng độ che phủ, bảo vệ các nguồn nước sông suối, chống xói mòn đất.
Quy hoạch và quản lý chặt chẽ việc phát triển sản xuất công nghiệp, việc khai thác tài nguyên khoáng sản, các công trình thủy lợi ở các xã. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nhưng phải đảm bảo cân bằng sinh thái và chống ô nhiễm nguồn nước. Thực hiện hiệu quả các dự án rừng và các dự án bảo vệ môi trường sinh thái ở các xã và vùng đồng bào các dân tộc. Triển khai có hiệu quả đề án giao rừng, gắn kết hợp lợi ích Nhà nước - cộng đồng - gia đình - doanh nghiệp. Xây dựng và mở rộng mô hình phát triển kinh tế trang trại, kinh tế rừng. Kiểm tra giám sát nghiêm ngặt việc bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư các xã vùng dân tộc.
Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các xã có nhiều dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương V (khóa IX) về kiện toàn nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở. Kiên quyết khắc phục tình trạng trạng quan liêu, xa dần của một số cán bộ đảng viên. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào các dân tộc, khắc phục tình trạng cơ sở không có cán bộ đảng viên.
Phát huy sức mạnh tổng hợp về quốc phòng an ninh sẵn sàng tập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định trật tự xã hội, giải quyết kịp thời các đơn khiếu kiện của nhân dân, không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh trật tự xã hội ở vùng đồng bào dân tộc. Tiếp tục ổn định xây dựng nhanh các khu vực kinh tế kết hợp với quốc phòng an ninh vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào các dân tộc . Kiên quyết ngăn chặn việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng
để hoạt động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương bảo vệ Tổ quốc.
2.3.2 Giải pháp
Nam Đông là một huyện miền núi có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống, đa số đời sống đồng bào còn khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Vì vậy việc thực hiện tốt chính sách dân tộc là rất cần thiết đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp vừa mang tính đột phá vừa mang tính lâu dài nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện đặc biệt là vùng đồng bào các dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Một là: Chủ động khai thác các thế mạnh của từng địa phương để phát triển kinh tế xã hội, giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn ổn định cuộc sống để từng bước vươn lên. Thực hiện giải pháp này cần chú trọng các điểm cụ thể sau:
- Trong huyện có nhiều khu du lịch sinh thái, khu du lịch cộng đồng cần phát huy tốt hơn nữa các thế mạnh của vùng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Giải quyết đất sản xuất, nên giao cho các địa phương chủ động theo hướng tổng hợp, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp và nông thôn vùng dân tộc thiểu số, giải quyết đất canh tác gắn với giao đất, giao rừng nâng cao độ che phủ rừng, xây dựng nền kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Đi đôi với việc phát triển lâm nghiệp cần xây dựng hệ thống thủy lợi như xây dựng các hồ chứa nước, mương hạn chế lũ lụt và hạn hán.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc trồng lương thực không ảnh hưởng đến diện tích rừng. Khai thác thế mạnh trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả … và chăn nuôi gia súc nhung không chạy theo mục đích trước mắt như chặt phá rừng …
Làm tốt công tác định canh, định cư, phân bố lại dân cư hợp lý, xây dựng vùng kinh tế mới, xóa đói giảm nghèo trước hết với số xã trong diện trọng điểm.
Tập trung chính sách định canh định cư đối với đồng bào ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, để đồng bào ổn định sản xuất và đời sống.
Đối với thủy lợi cần coi trọng đảm bảo cả nước tưới lúa xuân, lúa mùa, các công trình khác và phòng chống lũ lụt, nhất là lũ quét.
Về xây dựng đường giao thông, cùng với sự đầu tư của Nhà nước cần động viên và tổ chức nhân dân tích cực tham gia đóng góp, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp kể cả tư nhân trong nước đầu tư vốn xây dựng đường giao thông miền núi.
Hai là, có chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức cho các dân tộc thiểu số. Đây là giải pháp có tính đột phá.
Rà soát đội ngũ cán bộ dân tộc, đội ngũ làm công tác dân tộc miền núi trên cơ sở đó có chương trình đào đạo, bồi dưỡng, có chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc miền núi.
Do đặc điểm huyện Nam Đông là huyện có nhiều dân tộc sinh sống, dân cư sống phân tán. Do vậy xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc tiểu số cần phải:
- Tăng cường kinh phí hàng năm để đào tạo cán bộ, công chức là người dân tộc, đồng thời bổ sung, hỗ trợ thêm trong việc cử tuyển đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
- Tăng cường chỉ tiêu cử tuyển trên cơ sở đề nghị có địa chỉ theo nhu cầu của địa phương.
- Ưu tiên bố trí và sử dụng hết học sinh, sinh viên người dân tộc sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về công tác lâu dài ở địa phương.
- Xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức người dân tộc để họ tích cực học tập nâng cao trình độ, nhất là đối với cấp xã. Đồng thời có chính sách thu hút cán bộ, công chức có trình độ, có năng lực hoạt động thực tiễn giảng dạy cho đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc để bổ xung cho đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo.
Củng cố nâng cấp các trường dân tộc nội trú, các trung tâm giáo dục thường xuyên để làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ người dân tộc, nhất là cán bộ ở cấp xã.
Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú được sủa chữa, và phát triển từ đó góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục, một lượng khá lớn học sinh các dân tộc thiểu số. Đặc biệt một số dân tộc trước đó bị tái mù chữ, nhờ hệ thống trường này đã xóa được mù chữ trong độ tuổi quy định, có đã trưởng thành làm công tác cấp cơ sở.
Cần tiếp tục xây dựng các trường có chất lượng khá trở lên, nâng dần tỷ lệ các trường trung bình khá và từ yếu lên trung bình. Phấn đấu đến năm 2020 cần phải có những chính sách ưu tiên đặc biệt, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Cần đổi mới cơ chế, chính sách xây dựng đội ngũ giáo viên phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương và từng vùng dân tộc; đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế chính sách sử dụng và đãi ngộ giáo viên để họ yên tâm công tác lâu dài, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay từ khi học tập trong các trường sư phạm, những giáo viên tương lai cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học, nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chung của từng cấp học; ngoài ra cần phải trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc, tâm linh, tín ngưỡng của một số dân tộc ở những nơi sẻ đến công tác. Trên cơ sở đó, các giáo viên tiếp tục tự nghiên cứu, học tập, trao dồi kiến thức thực tiễn, kết hợp với các lớp bồi dưỡng, tập huấn hàng năm. Cùng với việc thực hiện các chính sách ưu tiên thu hút giáo viên lên công tác lâu dài, ổn định tại huyện Nam Đông và cần có một chiến lược phát triển giáo viên người dân tộc thiểu số.
Đảng và nhân dân huyện Nam Đông cần quan tâm hơn nữa vấn đề cơ sở hạ tầng, thiết bị trường học cho hệ thống trường dân tộc nội trú. Để cải thiện tình trạng này, huyện Nam Đông cần mở rộng quan hệ, khai thác các nguồn lực từ các địa phương miền xuôi và các doanh nghiệp nhằm huy động sự tham gia hỗ trợ kinh phí để là tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục.
Cùng với việc dạy tiếng phổ thông cho các trường dân tộc nội trú cấp huyện, cần có quy định cụ thể để giáo viên học tiếng dân tộc thiểu số. Bên cạnh điều chỉnh sư phạm chung đối với giáo viên, các địa phương cần có những tiêu chuẩn cụ thể đối với giáo viên các trường dân tộc nội trú. Một trong những tiêu chẩn đó là phải biết và sử dụng tiếng dân tộc trong giảng dạy và quản lý học sinh.
Ba là: Tăng cường chăm sóc sức khỏe bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc.
Do cư trú ở vùng khí hậu khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt, lao động thiếu thốn lạc hậu, trình độ dân trí thấp… nên tình trạng sức khỏe của đồng bào các dân tộc huyện Nam Đông chậm cải thiện, tỷ lệ người ốm đau, bệnh tật khá cao. Các bệnh sốt rét, bướu cổ…vẫn còn tồn tại ở nhiều xã chưa được đẩy lùi, do đó:
- Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đẩy mạnh công tác phòng chống các loại bệnh tật. Các tổ chức, cán bộ, đảng viên cần đi đầu trong công tác này.
- Phải chú trọng thực hiện công tác y tế dự phòng, đồng thời cần xây dựng và hiện đại hóa trạm y tế xã có điều kiện và khả năng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà con.
- Đẩy mạnh, tăng cường hơn nữa lực lượng y tế thôn bản để tiếp cận đến đồng bào ở những vùng xa trung tâm biết được và chăm sóc sức khỏe kiệp thời hơn.
- Đối với các vùng khó khăn cần được sự chăm lo của nhà nước có chế độ cấp thuốc phòng chữa bệnh cho bà con.
Bốn là, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, thực hiện đồng bộ có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc. Muốn vậy phải tập trung vào những điểm sau:
- Phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, phải thường xuyên đi sâu nắm rõ tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những mâu thuẩn trong đồng bào dân tộc. Có phương
pháp tuyên truyền hợp lý để người dân có thể nắm được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt cơ chế dân chủ cơ sở, nhân dân luôn được tộn trọng và bàn bạc, lắng nghe thống nhất ý kiến theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tạo điều kiện cơ hội để đồng bào các dân tộc tiếp cận được với kinh tế thị trường và tiến bộ xã hội, kỹ thuật tiên tiến văn minh, hiện đại để thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.
- Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế lâu dài là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Tăng cường đấu tư để giải quyết việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các dân ở vùng khó khăn, vùng thiên tai, người làm công ăn lương, có thu hập thấp, người về hưu, người có công với cách mạng. Thay đổi chính sách trợ cấp giá, bao cấp cho người sản xuất sang điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường đồng bộ các