Thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 44)

Nam Đông

2.2.1.Nhận thức của Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Đông về dân tộc và chính sách dân tộc

Ngay từ những năm đầu mới thành lập, Đảng ta đã xác định “giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất của chiến lược cách mạng Việt Nam”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã xác định: “Trung ương, các Xứ ủy và các Tỉnh ủy (những tỉnh có dân tộc thiểu số) phải cử ra một số người chuyên môn nghiên cứu và chỉ đạo công tác công tác vận động trong các dân tộc thiểu số”.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 01/1947 chỉ ra “Mọi ngành công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải có kế hoạch riêng…mỗi vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong nước cần thành lập một ban vận động đồng bào dân tộc thiểu số để nghiên cứu kế hoạch cho chính xác, đặc biệt chú ý mở trường đào tạo cán bộ thiểu số riêng … Chính phủ có một quỹ đặc biệt chi về vận động và giúp đỡ đồng bào thiểu số…”

Năm 1986, cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong đó có đổi mới chính sách dân tộc, Đảng nhấn mạnh: “đẩy mạnh ba cuộc cách mạng ở vùng đồng bào dân tộc….Bổ sung, cụ thể hóa và thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc”, đồng thời cũng khẳng định: “Trong việc phát triển kinh tế xã hội ở những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ các chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập thể”. Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 22/NQ - TW ngày 27/11/ 1989; Chính phủ ra quyết định số 27/QĐ - HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi.

Từ khi tái lập huyện Nam Đông (tháng 10 năm 1990) đến nay, có rất nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc như Nghị quyết số 24 - NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc, các chính sách của Nhà nước như chương trình định canh định cư,135, 134, Quyết định số 32, 33, 167..., Tỉnh ủy đã có Nghị quyết số 07/NQ - TU ngày 23/11/2001 về công tác chính sách đối với đồng bào dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Huyện ủy đã đề ra chương trình hành động số 10; UBND huyện đã xây dựng đề án xóa đói giảm nghèo, chương trình trọng điểm về nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; các ngành, các cấp ủy căn cứ chức năng nhiện vụ xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết thuộc lĩnh vực địa phương, ngành quản lý, từ đó huy động các nguồn lực và giải pháp để thực hiên tốt mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân tộc và chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Để phát huy nhanh hiệu quả các nguồn vốn trên địa bàn huyện đã lồng ghép các chương trình dự án để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát huy nhanh hiệu quả đầu tư. Bình quân hàng năm các ngồn vốn đầu tư cho 01 xã là 3.578,0 triệu đồng. Từ việc lồng ghép các nguồn vốn đã tạo điều kiện cho các xã đặc biệt khó khăn nhanh chóng kiên cố hóa các công trình phục vụ dân sinh, kinh tế góp phần ổn định định cư, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thu nhập ổn định cho người dân góp phần đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn.

2.2.2 Ưu điểm đạt được.

Trong những năm qua phòng dân tộc huyện Nam Đông không ngừng phấn đấu thực hiện tốt chính sách dân tộc, nhằm đưa huyện Nam Đông phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong năm 2010 huyện đã đạt được rất nhiều những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân tộc.

Chương trình 135:

- Có 02 xã, 4 thôn bản còn trong chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010)

Theo Thông báo vốn số 07/TB-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân huyện:

Tổng số vốn đầu tư năm 2009 là: 2.056 triệu đồng

Vốn đầu tư cho trường học là 1.051 triệu đồng, gồm các công trình sau:

+ 01 phòng học, trường Mầm non xã Hương Hữu : 351 triệu đồng + 01 phòng học, trường Mầm non xã Thượng Long: 350 triệu đồng Vốn đầu tư cho 4 thôn, bản đặc biệt khó khăn xã Thượng Quảng và Thượng Nhật là : 600 triệu đồng, gồm các công trình sau:

Kênh mương đập Ra Pát thôn 1 xã Thượng Quảng : 73 triệu đồng. Đập thuỷ lợi A Hớt thôn 2 xã Thượng Quảng : 127 triệu đồng. Đường dây tải điện thôn A Tin xã Thượng Nhật: 150 triệu đồng. Kênh mương thôn A Xách xã Thượng Nhật: 150 triệu đồng . Vốn duy tu bảo dưỡng năm 2009.

Theo thông báo vốn số 07/TB - UBND ngày 19 tháng 01 năm 2009 của Uỷ ban Nhân dân huyện về việc phân bố kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình 135 tổng vốn là 405.000.000 đồng, gồm các công trình sau:

Duy tu bảo dưỡng đường thôn 1 xã Thượng Long: 120.000.000 đồng Công trình thuỷ lợi phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện làm chủ đầu tư:

+ Sửa chữa kênh chính Phú Mậu xã Hương Phú: 25.000.000 đồng. + Sửa chữa kênh, đập Khe Ba Ba xã Hương Sơn: 40.000.000 đồng + Sửa chữa kênh C9 xã Hương Hữu: 40.000.000 đồng .

+ Sửa chữa đập khe Vồn xã Hương Hữu: 60.000.000 đồng

+Sửa chữa đập đầu mối VinhHưngxãThượng Quảng: 30.000.000đồng + Sửa chữa kênh khe Thanh niên xã Thượng Quảng:30.000.000 đồng + Sửa chữa đập A Riết xã Thượng Quảng: 20.000.000 đồng

Các hạng mục công trình xã, huyện làm chủ đầu tư kế hoạch năm 2009 đang triển khai thi công được 80% khối lượng công trình .

STT Hạng mục ĐVT Số lượng Kinh phí 1 Hỗ trợ giống lợn thịt F1 Hộ 89 95.130.000 2 Hỗ trợ tấm lợp Hộ 200 86.400.000 3 Hỗ trợ giống lúa Ha 84,8 193.400.000 4 Hỗ trợ dụng cụ sản xuất cái 135 113.300.000 5 Quản lý 31.770.000 Tổng cộng 520.000.000

(Theo báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình chính sách phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc huyện Nam Đông)

Hợp phần hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp luật:

Căn cứ theo quyết định số 117/QĐ - UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân huyện, về việc hỗ trợ kinh phí học sinh con hộ nghèo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn năm học 2008 - 2009 theo Quyết định 112/2007/QĐ - TTg.

- Số học sinh con nhà nghèo được hỗ trợ 276 em học sinh Mầm non với tổng số tiền 173. 880.000 đồng đã hỗ trợ và cấp phát tiền về các trường Mầm non. TT Đơn vị (xã) Tổng số cháu Số tháng được hưởng Số tiền 1 tháng/cháu Tổng số tiền 1 Thượng Nhật 55 9 70.000 34.650.000 2 Thượng Quảng 16 9 70.000 10.080.000 3 Thượng Long 88 9 70.000 55.440.000 4 Hương Hữu 117 9 70.000 73.710.000 Tổng cộng 276 173.880.000

(Theo báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình chính sách phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc huyện Nam Đông)

+ Chính sách hỗ trợ các Quyết định theo 112: Hỗ trợ hoạt động Văn hóa - Thông tin 2,0 triệu đồng/xã, 0,5 triệu đồng / thôn và trợ giúp Pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo 2,0 triệu đồng/xã, 0,5 triệu đồng/thôn, bản tổng kinh phí là 12,0 triệu đồng đã triển khai thực hiện hiện trở giúp Pháp luật cho 02 xã, 16 thôn, bản có 780 người tham gia.

Chính sách trợ cước trợ giá:

Năm 2009 kế hoạch được giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nam Đông tổng kinh phí là 286.582.000 đồng, đã thực hiện 266.093.000 đồng. Kinh phí còn lại không thực hiện được là 20.489.000 đồng, chuyển sang năm 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đã thực hiện tốt các chính sách trợ cước trợ giá các mặt hàng phân bón, muối iốt, dầu hỏa, sắn củ tươi với với khối lượng 610 tấn, tổng mức trợ giá trợ cước 138.745.000 đồng. Trong đó:

+ Trợ giá giống lúa 33.138 tấn với tổng số tiền trợi giá 56.334.000 đồng.

+ Trợ cước vận chuyển phân bón 311 tấn với tổng số tiền trợ cước 67.778.000 đồng.

+ Trợ giá giống ngô: 170 kg với tổng số tiền 1.530.000 đồng.

+ Trợ cước giống cây trồng 20.048 kg với tổng số tiền 1.704.000 đồng

Chính sách trợ cước trợ giá những mặt hàng thiết yếu như các loại giống cây trồng, phân bón, dầu hỏa, muối iôt, sắn củ tươi đã tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ sản phẩm và cung ứng giống cây trồng cho vùng miền núi đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 2009 có thông báo vốn của sở tài chính, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan thực hiện trợ cước, trợ giá đang lập kế hoạch phân bổ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Chính sách định canh định cư theo quyết định 33/2007 QĐ - TTG của thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007- 2010 và thông tư số 03/2007/TT - UBDT của ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện định canh, định cư tập trung và xen ghép cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010.

UBND huyện Nam Đông đã tổ chức triển khai thực hiện dự án định canh, định cư tập trung và xen ghép trên địa bàn với tổng kinh phí 13,345 triệu đồng. Năm 2008 đã tiếp nhận nguồn vốn 500 triệu đồng bố trí đầu tư hổ trợ định canh, định cư cho 33 hộ ở điểm tập trung Tà Rị xã Hương Hữu, bình quân mỗi hộ 15 triệu đồng, 33 hộ vùng Tà Rị cơ bản đã ổn định, định canh, định cư.

Thực hiện Quyết định số 384/QĐ - STC ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Sở tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phân bố vốn thực hiện chương trình Định canh, định cư tập trung Ta Rinh xã Thượng Nhật năm 2009.

Phòng Lao động thương binh - Xã hội huyện là cơ quan được Ủy ban nhân dân huyện giao thực hiện chương trình định canh định cư, triển khai họp thôn bình xét các hộ ưu tiên được đến định canh định cư đợt I là 30 hộ/ 47 hộ theo dự án đã phê duyệt, hiện nay chưa có thông báo vốn về hỗ trợ nhà ở: Cơ sở hạ tầng đã có thông báo vốn đang triển khai thi công đường giao thông, khối lượng công trình đạt 70%, tổng giá trị dự toán phê duyệt là 1.001.000 đồng, trong đó xây lắp 454.507.000 đồng, khối lượng công tình đạt 60%.

Hiện các vùng tập trung và xen ghép đang chờ nguồn vốn Chính phủ phê duyệt.

Trên địa bàn huyện huyện có 2 điểm định canh định cư tập trung ở 2 xã và có 1 dự án định canh, định cư xen ghép trên 4 xã với 24 thôn bản:

Trong đó :

+ Điểm định canh, định cư tập trung:

- Tà Rị xã Hương Hữu: 1 điểm; 49 hộ - 180 khẩu. - Tà Rinh xã Thượng Nhật: 1 điểm ; 47 hộ - 196 khẩu.

+ Định canh, định cư xen ghép 04 xã, 24 thôn bản, 96 hộ, 372 khẩu. - Xã Hương Sơn: 43 hộ - 133 khẩu

- Xã Thương Lộ: 20 hộ - 82 khẩu. - Xã Thượng Quảng: 15 hộ - 30 khẩu. - Xã Thượng Long : 30 hộ - 127 khẩu. Tổng kinh phí: 13.345.100.000 đồng. Trong đó:

+ Định canh, định cư tập trung:

Tổng nhu cầu vốn cả giai đoạn 2007 - 2010 : 9.454.000.000 đồng + Định canh, định cư xen ghép:

- Tổng nhu cầu vốn cả giai đoạn 2007 - 2010: 3.891.100.000 đồng Thực hiện Quyết định 32/2007/QĐ - TTg về việc cho vay vốn sản xuất đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:

Thực hiện Quyết định 32 của Thủ tướng năm 2007 - 2008 có 200 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn với kinh phí 1 tỉ đồng; trong đó: 50 hộ đầu tư vào phát triển sản xuất trồng rừng, 150 hộ đầu tư vào chăn nuôi bò sinh sản.

Qua hai năm cho vay vốn cho các đối tượng đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan đơn vị (ban, ngành, các tổ chức đoàn thể..) của huyện, xã thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc tổ chức thực hiên chính sách cho vay. Chỉ đạo xây dựng phương án lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chính sách khác trên địa bàn (Chương trình 135, chính sách trợ giá, trợ cước, khuyến nông, khuyến lâm, chính sách, định canh định cư…) nhằm tăng hiệu quả việc sử dụng vốn vay và hạn chế rủi ro trong qua trình thực hiện, qua kiểm tra cho thấy hầu hết sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả giúp các hộ vay giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống, góp phần cải thiện đời sống xã hội ở địa phương.

Năm 2009 mới có thông báo vốn của UBND tỉnh 600.000.000 đồng đang triển khai bình xét họp dân ở các xã định canh định cư.

Tình hình triển khai thực hiện chính sách cấp không thu tiền một số loại báo và tạp chí (theo Quyết định 975/QĐ - TTg).

Đây là những chính sách thiết thực đối với nông dân và là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất miền núi phát triển. Đặc biệt chính sách cấp, cho không một số loại báo, tạp chí đã góp phần nâng cao đời sống sông tinh thần, học tập kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật ở niền núi. Hàng năm các cơ quan, đơn vị trên địa bàn được cấp không một số loại báo, tạp chí theo Quyết định 975/QĐ - TTg của Thủ tưởng Chính phủ là 522 tờ/kỳ xuất bản; Chuyên đề “Nhi đồng măng non” cấp cho các trường tiểu học xã định canh đinh cư mỗi số: 01 tờ/lớp; Chuyên đề “Thiếu nhi Dân tộc” cấp cho mỗi trường trung học phổ thông thuộc các xã miền núi, trường dân tộc nội trú mỗi số 01 tờ/lớp với số lượng 186 tờ/kỳ xuất bản.

Bản tin “Dân tộc thiểu số và miền núi, chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi, Tạp chí Văn hóa các Dân tộc thiểu số” cấp cho các phòng ban huyện, xã, thôn, bản định canh định cư mỗi số 01 tờ/ thôn, xã với số lượng 336 tờ/ kỳ xuất bản .

Tình hình quản lý sử dụng cấp cho không các loại báo, tạp chí ở các phòng ban cấp huyện, xã, thôn và các trường tiểu học, trường dân tộc nội trú được theo dõi quản lý chặt chẻ, đến được từng thôn, bản hạn chế sự thất thoát.

Tình hình triển khai thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ - TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

Đối với địa bàn huyện Nam Đông từ năm 2005 - 2009 đã xóa và sửa chữa được 975 nhà tạm. Tổng kinh phí 11.383,0 triệu đồng (trong đó vốn nhà nước đầu tư hỗ trợ 7.555,5 triệu đồng; nhân dân tự đóng góp 3.827,5 triệu đồng ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

- Xây mới cho hộ nghèo đồng bào các dân tộc thiểu số là 352 nhà, với kinh phí, 5.323,0 triệu đồng, bình quân cho mỗi nhà 15,1 triệu đồng (trong đó vốn nhà nước 3.958,0 triệu đồng, nhân dân tự đóng góp 1.365,0 triệu đồng).

- Tu sửa cho hộ nghèo đồng bào dân tộc kinh là 129 nhà, với kinh phí 1.212,5 triệu đồng, bình quân cho mỗi nhà 11,8 triệu đồng( trong đó vốn nà nước 570,0 triệu đồng nhân dân tự đóng góp 642,5 triệu đồng).

Huyện căn cứ hỗ trợ các hộ nghèo (theo tiêu chuẩn quy định tại quyết định số 170/2005/QĐ - TTg ngày 8/7/2005 của Thủ trướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010) đang cư trú tại các xã định canh định cư (không phải là đô thị), chưa có nhà ở, hoặc nhà

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 44)