Định hướng chính sách dân tộc của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 34)

Để đưa các Nghị quyết, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ đi vào trực tiễn cụ thể, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xem vấn đề dân tộc là vấn đề trọng yếu và thực hiện một cách đầy đủ các chủ trương, đường lối mà Chính phủ đề ra như thực hiện tốt các chính sách đối với các đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tập trung chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từng bước rút ngăn khoảng cách thu nhập của các huyện trong tỉnh, tập trung giải quyết dứt

điểm vấn đề nhà ở, ổn định định canh, định cư, phát triển sản xuất, ổn định chính trị, phát triển kinh tế văn hóa xã hội quốc phòng an ninh; quan tâm phát triển Đảng viên và hội viên các đoàn viên chính trị; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cán bộ, Đảng viên người đồng bào các dân tộc thiểu số. Coi trọng việc quản lý, sử dụng đội ngũ học sinh, sinh viên người đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là sinh viên cử tuyển để đào tạo nguồn cán bộ các cấp của địa phương.

Như việc UBND, Ban dân tộc Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra chiến lược chương trình 135 qua hai giai đoạn I và giai đoạn II. Chiến lược truyền thông 135 qua các giai đoạn thúc đẩy khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng và các cơ quan liên quan nhằm:

-Tăng cường công tác thông tin giữa hệ thống cơ quan thường trực chương trình 135 và các ngành trong triển khai thực hiện chương trình ở các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý triển khai thực hiện chương trình.

- Khuyến khích, thúc đẩy chia sẻ thông tin một cách rộng rãi và nhân rộng mô hình hiệu quả từ các bài học kinh nghiệm tốt trong quá trình triển khai, xây dựng kênh thông tin phản hồi cho các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách từ thực tế ở các cơ sở.

- Tăng cường phối hợp, công tác thông tin giữa các cấp quản lý chương trình với các cơ quan thông tin và các cơ quan, đoàn thể bên ngoài chương trình nhằm tạo sự đồng thuận và quyết tâm của xã hội trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu của chương trình 135 nói riêng và công tác xóa đói giảm nghèo nói chung.

Bên cạnh chương trình 135 đã triển khai và đi vào thực hiện thì UBDN, Ban dân tộc Tỉnh đã thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, cố điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh – chính trị, trật trự an toàn xã hội tại các địa phương.

Ngoài những chương trình, chính sách trên thì UBND, Ban dân tộc Tỉnh còn thực hiện kinh phí trợ giá trợ cước hàng chính sách miền núi Tỉnh Thừa Thiên Huế như: Huyện Nam Đông, huyện A Lưới cụ thể là: Trợ giá trợ cước vận chuyển giống cây trồng, trợ cước vận chuyển dầu hỏa, trợ cước vận chuyển phân bón, trợ cước vận chuyển muối iốt và trợ cước tiêu thụ sản phẩn với hơn hai tỷ đồng năm 2008.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thi hành Nghị quyết số 289/QĐ - TTG ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại các địa phương.

Trong thời gian tới UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đưa ra nhiều quyết định chủ trương chính sách quan tâm đến từng đối tượng cụ thể của các đồng bào dân tộc thiểu số như quy định số 33/2010 QĐ UBND quy định về chế độ trợ cấp cho sinh viên người dân tộc thiểu số của tỉnh Thừa Thiên Huế, học tại các trường đại học, cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo diện dự thi và trúng tuyển. Mức trợ cấp một năm học bằng 80% mức lương tối thiểu chung do Chính Phủ quy định, một năm trợ cấp là 10 tháng số năm trợ cấp bằng số năm quy định của chương trình đào tạo. Thời gian thực hiện: chế độ trợ cấp có hiệu lực từ năm 2010 đến năm 2015.

Các Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương chính sách dân tộc của tỉnh Thừa Thiên Huế được ban hành đồng bộ và thực hiện có tính khả thi đến tận huyện trong tỉnh.

Nam Đông là một huyện dân tộc miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc trực tiếp của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, chính sách dân tộc đến với huyện Nam Đông ngày càng thiết thực và có hiệu quả góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của người dân đặc biệt là đồng

bào dân tộc thiểu số của huyện ngày càng cao hơn, kinh tế ngày càng ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN TỘC VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 34)