chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Núi Nưa, có thể nghiên cứu phát triển các hoạt động hướng dẫn khách sử dụng đi xe ngựa, hoặc cho thuê xe đạp… để tăng tính hấp dẫn đối với du khách. Tuy nhiên cần xây dựng khu đất đỗ phương tiện để đảm bảo trật tự, cảnh quan chung.
Như vậy, với sự nhìn nhận đúng đắn về giá trị của các di tích và lễ hội của khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Núi Nưa đối với du lịch, với những biện pháp khai thác phù hợp, hoạt động du lịch tại đây chắc chắn sẽ phát triển tốt hơn để trong một tương lai không xa, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa sẽ trở thành một trung tâm tâm linh của cả vùng cũng như một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.
83
Tiểu kết chương 3
Triệu Sơn là một huyện có bề dày lịch sử văn hóa, thể hiện qua việc dấu tích của thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc đến nay vẫn còn in đậm. Nơi đây cũng lưu giữ quần thể di tích mang đậm nét dân gian, chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc phản ánh những bước thăng trầm của một vùng đất địa linh nhân kiệt. Đây chính là lợi thế để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Việc phát triển những loại hình du lịch này không chỉ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của du khách mà còn giúp bảo tồn các giá trị văn hóa, phong tục tập quán địa phương đồng thời góp phần phát triển cộng đồng thông qua lợi nhuận từ du lịch mang lại.
Mặt khác, Triệu Sơn là vùng đất thiêng, nơi hội tụ của nhiều giá trị văn hóa, tâm linh đặc sắc, tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch còn yếu kém, công tác quản lí và thu hút đầu tư chưa được chú ý, nên những tài nguyên này vẫn chưa được khai thác phục vụ cho du lịch một cách thỏa đáng. Chính vì vậy, mà huyện cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo tồn tôn tạo di tích, có những định hướng đúng đắn và biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch cho huyện, tăng cường tuyên truyền quảng bá qua các kênh thông tin đại chúng và các ấn phẩm văn hóa nhằm mang hình ảnh du lịch Triệu Sơn đến với nhiều du khách trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng quần chúng nhân dân phải phối hợp với nhau để khắc phục khó khăn, để thúc đẩy du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện trong tương lai.
84
KẾT LUẬN
Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỉnh Thanh Hóa xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, thực hiện quy hoạch hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch tạo dựng hình ảnh điểm đến du lịch hấp dẫn. Trong bối cảnh phát triển chung ấy, huyện Triệu Sơn với lợi thế về tài nguyên nhân văn cần phải có những định hướng về bảo tồn tôn tạo và phát triển du lịch.
Huyện Triệu Sơn là một vùng quê yên bình, nơi có nguồn tài nguyên phong phú cả về di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống cũng như thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp như: Phủ Vạn, Phủ Tía, Chùa Hòa Long, Chùa Lễ Động, khu sinh thái Bãi cò Tiến Nông và đặc biệt là khu di tích lịch sử và danh thắng núi Nưa với các giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc… Đây là những tài nguyên có ý nghĩa đối với việc phát triển hoạt động du lịch của huyện Triệu Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung. Nhưng thực tế cho đến nay, các giá trị của khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh núi Nưa vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, đúng mức; hoạt động du lịch sơ khai, thiếu quy hoạch. Bên cạnh đó, hình ảnh du lịch Triệu Sơn gắn với khu di tích danh lam thắng cảnh núi Nưa cũng chưa được phổ biến rộng rãi trong hoạt động du lịch của tỉnh cũng như các hoạt động du lịch trong nước. Bởi vậy, việc xây dựng và nghiên cứu về khu di tích để phục vụ cho hoạt động du lịch ở Triệu Sơn là vấn đề cấp thiết.
Nhìn chung, các tiềm năng này đã được đánh thức, song mới chỉ khai thác và phát huy bước đầu. Để tiềm năng trở thành nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và khám phá về lịch sử, văn hóa, danh thắng, thúc đẩy công cuộc hội nhập cần đẩy mạnh xã hội hóa đối với hoạt động văn hóa du lịch, xây dựng các khu du lịch sinh thái, khôi phục các lễ hội truyền thống, hoạt động văn nghệ dân gian, sản xuất các mặt hàng quà lưu niệm mang dấu ấn vùng miền… phục vụ du khách và tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Để du lịch gặt hái được nhiều thành công và làm được điều này cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền và ngành Văn hóa du lịch trong việc bảo tồn tôn tạo, phát triển các giá trị văn hóa của huyện và nhất là ý thức tham gia trong việc bảo vệ cũng như sử dụng các tài nguyên du lịch của người dân địa phương. Từ đó, có những định