phận. Đoạn đường từ chân núi lên đỉnh núi dài gần 4 km liên tục có những đoạn cua gấp, nhiều đoạn có độ dốc 30 đến 40 độ và suốt cả tuyến đường liên tục có những “ổ voi” khiến việc lên, xuống rất khó khăn.
Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây chưa hoàn thiện để phục vụ cho hoạt động du lịch, và phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Đương nhiên, với cơ sở hạ tầng thấp kém như vậy, hoạt động du lịch những năm qua cũng chưa thực sự phát triển, hay chỉ diễn ra một cách tự phát, vì thế cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch như nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở cung cấp dịch vụ bổ sung cũng chưa hề được xây dựng xung quanh Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Nưa. Hiện nay, huyện Triệu Sơn mới đang đầu tư vào dự án quy hoạch và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng các nhu cầu của khách hành hương. Ngoài các điểm di tích và các khu thờ cúng, hướng tới theo quyết định của UBND tỉnh nơi đây sẽ xây thêm các công trình phụ trợ như khu nhà nghỉ (tạo điều kiện cho du khách ở lâu ngày trên núi), đường giao thông, khu bán hàng lưu niệm, khu ăn uống, công trình vệ sinh công cộng, vườn cây cảnh, đường vào rừng… tạo nên một khu sinh thái hấp dẫn đối với du khách khi hành hương đến đây. Sau khi hoàn thành, với đầy đủ cơ sở vật chất khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Núi Nưa sẽ trở thành khu du lịch tâm linh sinh thái có khả năng phục vụ tốt các nhu cầu hoạt động du lịch tại đây.
2.2.2. Hiện trạng bảo tồn tài nguyên
Hiện nay, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh núi Nưa đã được Bộ văn hóa thể thao và du lịch quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2009. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và những tấm lòng hảo tâm, trải qua nhiều kì tu bổ tôn tạo, khu di tích ngày càng khang trang. Do tính chất và giá trị đặc biệt về lịch sử văn hóa mà khu di tích Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên dần ăn sâu vào tâm thức người dân. Số lượng khách đến với khu di tích ngày càng đông, không chỉ vào các dịp lễ tết mà vào ngày thường, nhân dân quanh vùng và du khách thập phương cũng tới dâng hương, lễ khấn và tham quan. Tuy nhiên, về thực trạng tài nguyên tại khu vực này vẫn còn nhiều bất cập.
Từ năm 1993, sau khi tỉnh Thanh Hóa ra quyết định công nhận và bảo vệ khu di tích thì chính quyền và nhân dân địa phương đã kêu gọi sự ủng hộ và đóng góp của du khách thập phương cùng sự hỗ trợ của huyện tỉnh, từng bước trùng tu, tôn tạo được
54 nhiều hạng mục ở đền Nưa và khu vực Am Tiên. Các lần phục hồi và tu bổ đền Nưa