26lịch lễ hội, du lịch tâm linh, tham quan tìm hiểu về các danh nhân (danh nhân dân tộc,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh núi nưa huyện triệu sơn thanh hóa phục vụ phát triển du lịch (Trang 30 - 31)

lịch lễ hội, du lịch tâm linh, tham quan tìm hiểu về các danh nhân (danh nhân dân tộc, địa phương).

- Không gian du lịch xã Tiến Nông, với loại hình du lịch sinh thái làng quê gắn với khu sinh thái Bãi cò Tiến Nông.

Cùng với việc quy hoạch diện tích và không gian du lịch thì Triệu Sơn cần phải tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mình. Sau đây là một số định hướng để phát triển du lịch Triệu Sơn trong thời gian tới:

Về cơ chế chính sách: Trên cơ sở Luật Du lịch và các luật liên quan, các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về đầu tư, về đào tạo nhân lực, thị trường... nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư.

Huy động nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư các hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các dự án tu bổ tôn tạo di tích, tuyên truyền quảng bá chung... và nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn tích luỹ) là nguồn vốn chính đầu tư phát triển du lịch Triệu Sơn.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình cơ sở vật chất du lịch: Phát triển hệ thống các khách sạn cỡ trung tầm 2 - 3 sao và các loại hình cơ sở lưu trú khác tại các thị trấn và khu nghỉ dưỡng tại các trung tâm du lịch gắn liền với khu di tích Am Tiên (Tân Ninh) và khu sinh thái Tiến Nông. Đồng thời, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí - thể thao tại các khu vực thị trấn, thị tứ, tập trung dân cư như Quán Giắt, Sim…; phát triển hệ thống các siêu thị, hệ thống cửa hàng lưu niệm với các sản phẩm tiểu thủ công mĩ nghệ, mây tre đan, khu chợ đêm và khu ẩm thực phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa - lịch sử và khôi phục phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch là vấn đề quan trọng và cần quan tâm sâu sát. Tập trung đầu tư đồng bộ giữa hoạt động trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, gìn giữ các di sản văn hoá với kết cấu hạ tầng, cảnh quan, nhất là đối với các di tích đã xác định để trở thành một điểm đến hoàn chỉnh, phát huy tác dụng thu hút khách. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn của ban quản lí di tích và

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh núi nưa huyện triệu sơn thanh hóa phục vụ phát triển du lịch (Trang 30 - 31)