Câu trần thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 72 - 74)

6. Cấu trúc khoá luận

3.3.1.Câu trần thuật

3.3.1.1. Giống nhau

Nhìn vào bảng 9, chúng ta thấy Nguyễn Minh Châu và Hồ Anh Thái đều sử dụng một số lợng lớn câu trần thuật. Đây là loại câu mà cả hai tác giả dùng phổ biến trong hầu hết các tác phẩm. Còn về cách sử dụng, cả hai tác giả đều dùng câu trần thuật để miêu tả (thiên nhiên, con ngời)

Ví dụ:

<232> Trăng soi vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tơi mát

ngời lên vẻ đẹp lạ thờng.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng, tr 29)

<233> trên đầu chúng tôi, khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhng ở các cánh rừng, sơng trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi.”

<234> Đấy là một ông thầy chạc ngoại ngũ tuần, nớc da trắng, cặp

mắt sáng chói và vầng trán cao khiết chứng tỏ một nguồn gốc vơng giả.

(Hồ Anh Thái, Kiếp ngời đi qua, tr 378)

<235> Cả một vùng đồi sáng bừng lên hắt ánh vàng rực xuống khiến

cho những cánh đòng hoa cải chỉ còn là một màu vàng hấp him nhợt nhạt hết sức thiểu não.

(Hồ Anh Thái, Tiếng thở dài qua rừng Kim Tớc, tr 363)

3.3.1.2. Khác nhau

Qua so sánh, đối chiếu câu văn trần thuật của hai tác giả chúng tôi nhận thấy: câu trần thuật của Nguyễn Minh Châu có thiên hớng miêu tả thiên nhiên, con ngời còn câu văn trần thuật của Hồ Anh Thái có thiên hớng khẳng định hoặc phủ định về những sự vật, hiện tợng liên quan đến nhân vật.

Ví dụ:

<236> Đùng một cái bà có khối u trong não, bà đi rất nhanh. (Hồ Anh Thái, Phòng khách, tr 26)

<237> Thầy dạy võ không bao giờ trở lại phòng khách nữa. (Hồ Anh Thái, Phòng khách, tr 23)

<238> Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho

con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông nh rộng thêm ra. Vòm trời cũng nh cao hơn, những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nớc lên những khoảng bờ bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trớc khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non những màu sắc thân thuộc quá nh da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.

(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, tr 245)

Một điểm khác nhau thứ hai trong cách dùng câu trần thuật giữa hai tác giả đó là: trong tác phẩm Hồ Anh Thái tồn tại nhiều câu có hình thức trần thuật nhng mục đích lại không tơng ứng. Đặc điểm này chúng tôi không thấy trong câu văn của Nguyễn Minh Châu. Đây là sự khác biệt lớn trong phong cách sử dụng câu văn của hai tác giả.

Ví dụ:

<239> Thôi chị lấy thêm một tờ vào trong ấy mà khai lại, trong ấy có

điều hoà nhiệt độ, mát, chứ không nổi lửa lên em nh thế này.

(Hồ Anh Thái, Tờ khai visa, tr 39) (hình thức trần thuật nhng mục đích là khuyên bảo)

<240> Hai chàng trai bào giúp mấy tấm gỗ này nhá. (Hồ Anh Thái, Những cuộc kiếm tìm, tr 162) (hình thức trần thuật nhng mục đích là nhờ vả)

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn hồ anh thái (Trang 72 - 74)