1. Nguoi thuc hien do da c: 2 Nguoi thuc hien tinh toan:
2.3.1. Thanh công cụ và các nút điều khiển màn hình
2.3.1.1. Thanh công cụ chính (Main Tool Box)
Để dễ dàng và thuận tiện trong thao tác, Microstation cung cấp cho chúng ta rất nhiều các công cụ tương đương như các lệnh. Các công cụ này có thể hiển thị trên màn hình bằng các biểu tượng hoặc được nhóm lại với nhau theo các chức năng có liên quan với nhau.
Các thanh công cụ chính thường dùng nhất được Microstation tập hợp lại và để trên một thanh công cụ gọi là Main Tool Box và được rút gọn lại thành nhóm ở dưới dạng biểu tượng. Ta có thể dùng chuột để kéo hết tất cả các công cụ trong một nhóm ra thành một Tool Box hoàn chỉnh.
Khi ta sử dụng công cụ nào thì công cụ đó sẽ được hiển thị màu thẫm, đi kèm theo đó là hộp Tool Setting để chúng ta đặt các thông số cho các đối tượng
đồ họa.
Main Tool Box
Tool setting
* Công cụ chọn đối tượng
Trong đó:
- Element Selection: Lựa chọn đối tượng
- PowerSelector: Dùng để lựa chọn hoặc loại bỏ nhiều đối tượng cùng lúc tùy theo chế độ được chọn trong thanh Tool Setting (Method: Individual, chọn từng đối tượng một; Block Inside, chọn tất cả các đối tượng trong vùng kéo chuột; Line, chọn các đối tượng nằm trên đường thẳng cắt chúng)
* Nhóm công cụ Linear Elements (Vẽđối tượng đường)
Trong đó:
- Nút 1: Vẽ đường, Sharp, Arc, Cung tròn. - Nút 2: Vẽ đoạn thẳng.
- Nút 3: Vẽ đường đôi.
- Nút 4: Vẽ đường Stream (theo nét bút như: dòng chảy, suối). - Nút 5: Vẽ đường cong dạng curve.
- Nút 6: Vẽ đường chia đôi một góc (đường phân giác) - Nút 7: Vẽ đường thẳng ngắn nhất nối hai đối tượng. - Nút 8: Vẽ đường thẳng với một góc nghiêng nhất định. * Nhóm công cụ Polygons (Vẽ vùng)
Trong đó:
- Nút 1: Vẽ hình chữ nhật. - Nút 2: Vẽ đa giác bất kỳ.
- Nút 3: Vẽ đa giác mà các cạnh vuông góc hoặc song song với nhau. - Nút 4: Vẽ đa giác đều.
* Nhóm công cụ Text (Nhập văn bản)
Trong đó:
- Nút 1: Nhập và đặt văn bản vào bản vẽ.
- Nút 2: Đặt chữ có mũi tên hướng vào một đối tượng nào đó. - Nút 3: Sửa nội dung văn bản đã có.
- Nút 4: Cho biết thuộc tính của các ký tự. - Nút 5: Đặt thông số theo một ký tự đã có. - Nút 6: Thay đối thuộc tính của các ký tự
- Nút 7: Đặt các ký tự số tăng dần từng đơn vị một
- Nút 8: Đặt các ký tự số tăng hoặc giảm dần theo một khoảng cho trước. * Nhóm công cụ Manipulate (Dựng hình)
Trong đó:
- Nút 1: Copy đối tượng - Nút 2: Di chuyển đối tượng
- Nút 3: Copy các đối tượng song song. - Nút 4: Thay đối tỷ lệ của đối tượng
- Nút 5: Thay đối góc của đối tượng
- Nút 6: Tạo các đối tượng đối xứng qua trục. - Nút 7: Tạo dãy đối tượng từ 1 đối tượng.
* Nhóm công cụ Modify Element sử dụng để sữa chữa các đối tượng đồ hoạ.
Trong đó:
- Nút 1: Thay đổi tỷ lệ của một hình quanh một điểm cố định. - Nút 2: Xoá bỏ một phần đường.
- Nút 3: Kéo dài đoạn thẳng theo hướng đang có.
- Nút 4: Kéo dài hoặc loại bỏ phần thừa của 2 đoạn tại giao điểm của chúng.
- Nút 5: Kéo dài đoạn thẳng đến 1 đối tượng khác.
- Nút 6: Cắt một hoặc nhiều đoạn tại giao điểm của chúng với đối tượng khác.
2.3.1.2. Các chức năng điều khiển màn hình
Để thuận tiện trong thác tác biên vẽ bản đồ, Microstation cung cấp cho chúng ta các nút điều khiển màn hình rất thông dụng và tiện lợi.
Chức năng lần lượt của các nút từ trái sang phải như sau: Nút 1: Update view làm sạch màn hình.
Nút 2: Zoom in; Phóng to dữ liệu đồ họa. Nút 3: Zoom out;Thu nhỏ dữ liệu đồ họa.
Nút 4: Window area; Phóng to các vùng được chọn của dữ liệu đồ họa. Nút 5: Fit view; Thu gọn tất cả các đối tượng đồ họa vào màn hình. Nút 6: Rotate view; Quay hướng của màn hình quan sát.
Nút 7: Pan view; Di chuyển vùng quan sát.
Nút 8: View privous; Rút lại lệnh điều khiển màn hình Nút 9: View next; Rút lại lệnh nút 8
2.3.1.3. Cách sử dụng chuột
Trong quá trình sử dụng Microstation, chúng ta thường phải sử dụng chuột trong 3 trạng thái sau: Data (Phím trái), Reset (Phím phải), Tentative (Đồng thời phím trái và phải). Trong đó:
- Data: Chọn các đối tượng hoặc các điểm trên màn hình; chấp nhận một thao tác nào đó.
- Reset: Kết thúc hoặc bỏ dở một lệnh vẽ; hoặc nếu đang vừa vẽ vừa sử
dụng nút điều khiển màn hình thì kết thúc việc điều khiển màn hình và trở lại thao tác đang vẽ.
- Tentative: Xác định thử 1 điểm, nếu gần đối tượng thì điểm thử bắt vào vị trí theo các chế độđược quy định tại chức năng Snap.
2.3.1.4. Cách bắt điểm chính xác
Để tăng độ chính xác cho quá trình số hoá trong những trường hợp muốn
đặt điểm Data vào đúng vị trí cần chọn, phím Tentative sẽ được dùng để đưa con trỏ vào đúng vị trí trước. Thao tác đó được gọi là bắt điểm (Snap to Element). Các chế độ chọn lựa cho thao tác bắt điểm gồm:
- Nearest: con trỏ sẽ bắt vào vị trí gần nhất trên element. - Keypoint: con trỏ sẽ bắt vào điểm nút gần nhất element. - Midpoin: con trỏ sẽ bắt vào điểm giữa của element. - Center: con trỏ sẽ bắt vào tâm điểm của đối tượng. - Origin: con trỏ sẽ bắt vào điểm gốc của cell.
- Intersection: con trỏ bắt vào điểm cắt nhau giữa hai đường giao nhau.
Để lựa chọn sử dụng các chức năng bắt điểm chính xác, có thể sử dụng 2 cách như sau:
- Cách 1: Setting/Snap, rồi chọn các chế độ như trên
- Cách 2: Chọn các biểu tượng trong thanh công cụ Snap Mode
Hình 28: Chế độ Snap