Biên tập các dữ liệu sau khi số hoá (Tự động tìm sửa lỗi)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH Quản lý đất đai (Trang 78 - 82)

1. Nguoi thuc hien do da c: 2 Nguoi thuc hien tinh toan:

3.3. Biên tập các dữ liệu sau khi số hoá (Tự động tìm sửa lỗi)

Trong quá trình xây dựng các đối tượng, do số lượng đối tượng nhiều, mức độ phóng đại màn hình nhỏ và các yếu tố khác mà việc phát hiện ra các lỗi này bằng mắt thường rất khó. Chính vì vậy chúng ta có thể sử dụng phần mềm MRFClean vào việc biên tập các đối tượng dạng đường.

Phần mềm MRFClean thực hiện các chức năng sau:

- Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện, đánh dấu vị trí các điểm cuối tự do bằng một trong các ký hiệu D, X, S.

- Tự động tạo ra các điểm giao nhau giữa các đường cắt nhau. Xóa những điểm trùng nhau.

- Tự bỏ loại bỏ các đoạn thẳng có giá trị nhỏ hơn giá trị cho phép (Giá trị

cho phép = giá trị Dangle factor x tolerance).

Để sử dụng được MRFClean, cần phải mở file dgn đang sử dụng, sau đó vào Utilities/MDL Application gọi MRFClean xuất hiện hộp thoại như sau:

Hình 72: Hộp thoại MRFClean

- Bước 1: Chọn Parameters xuất hiên hộp thoại sau, điền các thông số

Hình 73: Lựa chọn các thông số của MRFC

+ Trong mục: Remove Duplicates

- By Criteria: Xóa những đối tượng trùng nhau về vị trí và có cùng thuộc tính

- By Geometry: Xóa những đối tượng trùng nhau về vị trí nhưng có thuộc tính khác nhau.

+ Trong mục Use Cell As:

- Node: Xem cell như là một node.

- Non-Node: Không xem cell như là một node + Trong mục: By level

- Nếu đánh dấu: Chỉ có các đường trong Level được xử lý sẽ bị cắt tại các điểm giao nhau.

- Nếu không đánh dấu: Các đường trong tất cả các level sẽ bị cắt tại các

điểm giao nhau.

+ Cuver factor: Khoảng cách lớn nhất giữa cung tròn và đường thẳng, giá trị mặc định là 2, giá trị nhỏ nhất là 0,01.

+ Đặt chếđộ tạo điểm giao:

- Fuzzy Intersection: Sửa các lỗi bắt điểm chưa tới. Khi điểm đường a nằm trong vùng sai số của đường b và chưa bắt tới b thì a sẽ chập vào b và chia b thành 2 đoạn.

- True Intersection: Tạo điểm giao giữa hai đường cắt nhau.

- Del_sub_tol_ele: Dùng để xóa bỏ các đường thẳng nhỏ hơn sai số cho phép.

+ Đặt chế độ xóa điểm cuối tự do: Nếu các đường thẳng có điểm cuối tự

do có độ dài nhỏ hơn Dangle factor x tolerance thì sẽ bị xóa.

- Bước 2: Chọn Tolerance, xuất hiện hộp thoại

Hình 74: Cài đặt Tolerances

Chọn level, thay đổi thông số tolerance, chọn set. Sau đó trở về hộp thoại MRFClean v8.0.1, chọn Clean.

Kết quả chúng ta thu được là một file dgn đã sửa lỗi (nhưng chúng ta chưa biết những lỗi đó nằm ởđâu). Để tìm được vị trí lỗi và tiến hành sửa chữa thì chúng ta phải sử dụng phần mềm MRFFlag để tìm kiếm.

Phần mềm MRFFlag thực chất cũng là một modul chạy trên MicroStation, nó sẽ đánh dấu các lỗi bằng chữ cái (D,X,S) để chúng ta biết và sửa lỗi. Cách gọi MRFFlag cũng tương tự như cách gọi MRFClean.

Sau khi gọi MRFFlag, cần biết các thông số trên hộp thoại như sau: 1. Bấm vào phím Flag_type để khai báo loại cờ (D,X,S).

2. Khai báo Level chứa cờ trong hộp text Flag_level. 3. Đánh hệ số zoom vào hộp text zoom_factor.

4. Trong thanh Edit_status sẽ báo số lượng cờ Vd: 4. 5. Bấm các phím: - Next: để chạy đến vị trí lỗi tiếp theo. - Prew; để chạy đến vị trí lỗi trước đó. - Zoom_in: để phóng to hình. - Zoom_out: để thu nhỏ hình. - Delete_flag: để xoá cờ hiện thời.

- Delete_elm: để xoá đối tượng hiện thời. - Delete_all: để xoá tất cả các cờ trong file.

Khi nút Next mờđi và Edit_status báo done tức là tất cả các lỗi trong file

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH Quản lý đất đai (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)