0
Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

NHỮNG CÂU BẠN CÓ THỂ HỎI BÁC SĨ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TRIỆU CHỨNG HỌC PDF (Trang 42 -77 )

Chuẩn bị các câu hỏi một cách kỹ lưỡng có thể giúp bệnh nhân thảo luận được tốt hơn với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình. Bệnh nhân có thể muốn hỏi bác sĩ những câu hỏi sau về cơn nhức đầu do dây thần kinh sọ của họ:

Tại sao bác sĩ lại nghĩ tôi bị đau dây thần kinh sọ?

Tôi bị đau loại dây thần kinh sọ nào?

Những nguyên nhân nào có thể gây ra cơn đau của tôi?

Có những xét nghiệm nào cần làm để xác định lại chẩn đoán của bác sĩ, hoặc đển xác định nguyên nhân gây đau? Tôi cần phải chuẩn bị những gì cho các xét nghiệm đó?

Cơn đau của tôi có thể sẽ diễn tiến theo hướng ngày càng nặng hơn không?

Những triệu chứng của tôi có phải là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng hơn không?

Bệnh của tôi có di truyền không?

Tôi có thể lựa chọn những phương pháp điều trị nào? Bác sĩ có khuyên tôi điều trị theo cách nào không, và những nguy cơ hoặc tác dụng phụ có thể xảy ra?

Tôi sẽ cần phải điều trị theo cách này trong bao lâu?

Có bao nhiêu khả năng những triệu chứng của tôi sẽ xuất hiện lại sau khi được điều trị?

Theo iVillage - Y học NET dịch

NHỨC ĐẦU CHÙM

Nhức đầu chùm là một trong những loại nhức đầu gây đau đớn nhất. Tính chất đặc biệt của nhức đầu chùm là cơn đau xuất hiện theo chu kỳ, hay thành chuỗi - do đó nó mới có cái tên là "nhức đầu chùm".

Một đợt nhức đầu có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và thường theo sau đó là một giai đoạn thuyên giảm, khi đó bệnh nhân hết nhức đầu hoàn

toàn. Chu kỳ nhức đầu thay đổi tùy theo người, nhưng hầu hết bệnh nhân đều bị 1 hay 2 đợt nhức đầu mỗi năm. Trong giai đoạn thuyên giảm, sẽ không có một cơn nhức đầu nào xảy ra trong vòng vài tháng, và đôi khi là đến vài năm.

Nhức đầu chùm ít gặp và cũng không gây đe dọa tính mạng. Điều trị nhức đầu chùm có thể giúp cho cơn đau diễn ra ngắn hơn và ít nặng nề hơn. Ngoài ra, những phương pháp phòng ngừa có thể giúp làm giảm số lần xuất hiện cơn đau.

TRIỆU CHỨNG

Nhức đầu chùm diễn ra nhanh chóng và thường không có dấu hiệu báo động. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:

Đau nhức nặng thường ở xung quanh mắt, nhưng cũng có thể lan ra những khu vực khác như mặt, đầu, cổ và vai.

Đau chỉ ở một bên.

Bệnh nhân không chịu ngồi yên 1 chỗ

Tiết nước mắt nhiều

Đỏ mắt ở bên đau

Nghẹt hay chảy nước mũi ở bên đau

Vã mồ hôi, hoặc tái nhạt ở mặt

Sưng, phù nề xung quanh mắt ở bên đau

Giảm kích thước đồng tử

Mí mắt rũ xuống

Cơn đau thường được mô tả như là một cảm giác chói, xuyên thủng hoặc bỏng rát. Những bệnh nhân bị nhức đầu chùm mô tả cảm giác của họ khi bị đau như là bị một que lửa nóng đâm vào mắt hoặc mắt như bị đẩy ra khỏi hốc mắt. Những bệnh nhân nhức đầu chùm không ngồi yên một chỗ mà thường đi qua lại hoặc ngồi đung đưa đầu liên tục theo hướng trước - sau để làm dịu cơn đau. Ngược với nhức đầu migraine, những bệnh nhân nhức đầu chùm thường tránh phải nằm khi bị đau do tư thế này có vẻ như làm cho cơn đau tăng lên.

Có một số triệu chứng tương tự như nhức đầu migraine là nôn ói, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động, choáng cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân nhức đầu chùm.

Nhức đầu chùm thường kéo dài từ 1 đến 12 tuần. Ngày khởi đầu và độ dài của mỗi đợt nhức đầu có thể giống nhau từ đợt này sang đợt khác. Ví dụ như những đợt nhức đầu chùm có thể xảy ra theo mùa, chẳng hạn như xảy ra vào mỗi mùa xuân hay mỗi mùa thu.

Hầu hết những bệnh nhân nhức đầu chùm thể từng hồi, có nghĩa là nhức đầu chùm xảy ra trong khoảng từ 1 tuần đến 1 năm, sẽ có một khoảng thời gian thuyên giảm có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng trước khi đợt nhức đầu kế tiếp xảy ra. Những đợt nhức đầu chùm mạn tính có thể tiếp tục trong hơn 1 năm, hoặc những đợt thuyên giảm có thời gian ít hơn 1 tháng.

Trong đợt nhức đầu:

Cơn nhức đầu thường xảy ra mỗi ngày, đôi khi là vài lần mỗi ngày.

Mỗi cơn có thể kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ.

Cơn thường xuất hiện vào cùng một giờ trong ngày.

Phần lớn cơn nhức đầu xuất hiện vào khoảng từ 9 giờ tối đến 9 giờ sáng.

Cơn đau thường chấm dứt cũng đột ngột như khi nó xuất hiện với cường độ cơn đau giảm đi một cách nhanh chóng. Sau cơn đau, hầu hết bệnh nhân cảm thấy hoàn toàn hết đau nhưng rất mệt mỏi.

Khi nào cần đi khám

Nếu bạn mới bị nhức đầu chùm lần đầu tiên, bạn nên đi khám bệnh để loai trừ những nguyên nhân gây nhức đầu khác và tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất. Những cơn nhức đầu, ngay cả khi rất nặng, thường không phải là kết quả của một bệnh nào đó, nhưng những cơn nhức đầu đôi khi cũng là biểu hiện của một bệnh nặng chẳng hạn như u não hoặc vỡ những mạch máu bị yếu (phình mạch). Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị nhức đầu trước đây, hãy đến gặp bác sĩ nếu như chu kỳ hoặc tính chất của những cơn nhức đầu thay đổi. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào dưới đây:

Nhức đầu nặng và đột ngột, thường giống như sét đánh.

Nhức đầu kèm với sốt, cổ gượng, tai biến, tê hoặc nói khó. Đó có thể là biểu hiện của một số bệnh như đột quỵ, viêm màng não, viêm não

Nhức đầu sau chấn thương ở đầu, ngay cả khi đó là một cú té hay va chạm nhẹ, đặc biệt là khi nhức đầu nặng hơn.

Cơn nhức đầu nặng và diễn ra đột ngột không giống như bất cứ cơn

nhức đầu nào mà bạn đã từng bị trước đây.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân chính xác gây nhức đầu chùm vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên có thể sự bất thường ở vùng hạ đồi đóng một vai trò nào đó. Nhức đầu chùm thường diễn ra với chu kỳ đều đặn như đồng hồ trong ngày, và chu kỳ của những đợt nhức đầu chùm thường liên quan đến các mùa trong năm. Những chu kỳ trên gợi ý cho chúng ta thấy rằng có thể đồng hồ sinh học của cơ thể có tham gia một vai trò nào đó. Ở người, đồng hồ sinh học nằm ở vùng hạ đồi là khu vực nằm sâu trong trung tâm não. Bất thường vùng hạ đồi có thể giải thích được tính chất thời gian và chu kỳ của nhức đầu chùm. Một số nghiên cứu đã phát hiện được có sự gia tăng hoạt động ở vùng hạ đồi trong cơn đau của bệnh nhân bị nhức đầu chùm.

Một số yếu tố khác có thể liên quan đến tiến triển của nhức đầu chùm bao gồm:

Hormon. Những bệnh nhân nhức đầu chùm có bất thường về nồng độ của một số hormon trong cơ thể, chẳng hạn như melatonin và cortisol, trong đợt nhức đầu.

Những chất dẫn truyền thần kinh. Sự thay đổi nồng độ của một số chất hóa học có chức năng chuyên chở các tín hiệu trong não, như serotonin, cũng có thể có vai trò trong nhức đầu chùm.

Không giống như nhức đầu migraine và nhức đầu do áp lực, nhức đầu chùm thường không có yếu tố kích thích chẳng hạn như thức ăn, thay đổi hormon, hoặc stress. Nhưng khi đang trong đợt nhức đầu chùm, uống rượu có thể gây kích thích những cơn nhức đầu dữ dội. Do đó, nhiều bệnh nhân bị nhức đầu chùm nên tránh uống rượu trong khoảng thời gian xảy ra cơn. Những kích thích khác có thể gặp bao gồm sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như nitroglycerin, là một loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Những yếu tố nguy cơ của nhức đầu chùm bao gồm:

Là người trưởng thành. Hầu hết những bệnh nhân bị nhức đầu chùm lần đầu tiên vào khoảng cuối những năm 20 tuổi, tuy nhiên nhức đầu chùm có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Là người da đen. Người da đen bị nhiều hơn người da trắng.

Hút thuốc lá. Nhiều cơn nhức đầu xuất hiện khi bệnh nhân hút thuốc lá.

Uống rượu. Rượu có thể kích thích gây nhức đầu nếu bạn đang trong nguy cơ bị nhức đầu chùm.

Tiền sử gia đình. Nếu cha mẹ hay anh chị em ruột đã từng bị nhức đầu chùm, bạn rất có khả năng cũng bị bệnh như vậy.

CHUẨN BỊ ĐI KHÁM

Thông thường bệnh nhân có khuynh hướng đi khám tổng quát. Tuy nhiên, cũng có thể bệnh nhân thích đến gặp ngay một bác sĩ chuyên gia thần kinh hơn.

Do một lượt khám có thể rất ngắn và thường có nhiều vấn đề cần giải quyết nên sẽ rất tốt nếu bạn chuẩn bị tốt cho lượt khám của mình. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn sẵn sàng cho đợt khám của mình và những câu bác sĩ sẽ hỏi.

Những việc bạn có thể làm

Ghi nhận lại bất kỳ triệu chứng nào mà bạn cảm nhận được, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ như không liên quan đến lý do đi khám bệnh của bạn. Cố gắng theo dõi thời điểm nhức đầu, khoảng thời gian kéo dài và bạn đang làm gì ngay trước khi cơn nhức đầu xuất hiện.

Ghi nhận những thông tin cá nhân như những lần stress nặng nề hay những thay đổi trong cuộc sống mà bạn đã trải qua gần đây.

Ghi lại danh sách những loại thuốc bạn đang dùng cũng như những loại vitamin hay những thuốc hỗ trợ khác và nói với bác sĩ.

Ghi lại những câu cần hỏi bác sĩ.

Thời gian của bạn với bác sĩ có giới hạn, do đó việc chuẩn bị danh sách các câu hỏi sẽ có thể giúp bạn tận dụng được tối đa khoảng thời gian này. Hãy liệt kê các câu hỏi của bạn theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất để phòng trường hợp không đủ thời gian. Đối với bênh nhức đầu chùm, một số câu hỏi cơ bản cần hỏi bác sĩ bao gồm:

Có thể có những nguyên nhân khác gây ra những triệu chứng đó không?

Tôi cần phải làm những xét nghiệm gì? Những xét nghiệm đó sẽ giúp loại trừ được những bệnh nào?

Bệnh của tôi là tạm thời hay mạn tính?

Có thể điều trị bằng những cách nào? Theo bác sĩ thì tôi nên chọn cách nào?

Có cách điều trị thay thế nào so với cách điều trị chính mà bác sĩ đã đề nghị?

Tôi còn có một số bệnh khác. Làm cách nào để có thể điều trị chúng cùng lúc một cách tốt nhất?

Tôi có cần phải kiêng, không được làm điều gì không?

Tôi có cần phải đi khám chuyên khoa không?

Có loại thuốc phổ thông (generic) nào thay thế được loại thuốc mà bác sĩ đã kê toa cho tôi không?

Những tác dụng phụ thường gặp của loại thuốc mà bác sĩ đã kê toa cho tôi là gì?

Có những tờ bướm hay tài liệu nào tôi có thể mang về nhà không? Có website nào nên đọc về vấn đề của tôi không?

Ngoài những câu bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng e ngại khi đặt những câu hỏi khác nếu như bạn không hiểu một điều gì đó.

Những câu bác sĩ sẽ hỏi

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi. Chuẩn bị sẵn sàng câu trả lời cho những câu hỏi đó có thể giúp tiết kiệm thời gian. Bác sĩ có thể hỏi những câu sau:

Bạn bắt đầu thấy xuất hiện triệu chứng đầu tiên vào lúc nào?

Những triệu chứng của bạn tiếp tục kéo dài hoặc đôi khi mới xuất hiện?

Những triệu chứng của bạn có khuynh hướng xảy ra cùng một thời điểm trong ngày không? Nó có xảy ra vào cùng một mùa trong năm không?

Rượu có gây ra những triệu chứng của bạn không?

Mức độ nặng của những triệu chứng của bạn như thế nào?

Những yếu tố nào làm cho những triệu chứng của bạn giảm đi (nếu có)?

Những yếu tố nào làm cho những triệu chứng của bạn tăng lên (nếu có)?

KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN

Nhức đầu chùm có kiểu đau đặc trưng riêng và chu kỳ xuất hiện của các cơn. Quá trình chẩn đoán dựa vào sự mô tả của bạn về cơn bệnh, bao gồm cơn đau, vị trị và độ nặng cùng với những triệu chứng kèm theo. Tần số và độ dài của cơn cũng là những yếu tố quan trọng.

Nếu bạn bị nhức đầu mạn tính hoặc tái phát, bác sĩ sẽ cố gắng xác định loại và nguyên nhân gây nhức đầu bằng một số cách.

Khám và xét nghiệm

Khám thần kinh. Khám thần kinh có thể sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu thực thể của nhức đầu chùm. Đôi khi, đồng tử của mắt sẽ nhỏ lại, hoặc mí mắt sẽ rũ xuống ngay cả ở thời điểm giữa các cơn đau.

Khảo sát hình ảnh. Nếu cơn nhức đầu của bạn phức tạp hay bất thường, hoặc phát hiện bất thường khi khám thần kinh, bạn có thể sẽ phải trải qua một số xét nghiệm chẩn đoán để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng gây nhức đầu, chẳng hạn như khối u hoặc phình mạch. Hai khảo sát hình ảnh về não thông dụng nhất là CT và MRI.

CT là kỹ thuật dùng một chuỗi tia X trực tiếp được vi tính hóa để tạo ra một hình ảnh toàn diện của não. MRI không dùng tia X mà nó phối hợp giữa từ trường và sóng radio cùng với vi tính để cho ra hình ảnh rõ ràng của não.

Theo dõi nhức đầu

Một trong những việc có ích nhất mà bạn có thể làm là theo dõi cơn nhức đầu mỗi ngày trong ít nhất 2 tháng. Mỗi khi bị nhức đầu, hãy ghi nhận lại những thông tin sau:

Mô tả cơn đau

Độ nặng cơn đau

Vị trí cơn đau

Khoảng thời gian kéo dài của cơn đau

Những loại thuốc bạn đang dùng

Bạn đang làm gì

Bạn đang ăn gì hay uống gì.

Bảng theo dõi này có thể là một đầu mối giá trị giúp bác sĩ chẩn đoán được loại nhức đầu của bạn và khám phá được những tác nhân kích thích gây

nhức đầu.

ĐIỀU TRỊ

Không có cách điều trị khỏi hẳn bệnh nhức đầu chùm. Mục tiêu điều trị là giúp làm giảm bớt độ nặng của cơn đau và làm những đợt nhức đầu ngắn lại. Do cơn nhức đầu trong nhức đầu chùm xuất hiện bất ngờ và có thể giảm trong một khoảng thời gian ngắn nên những thuốc giảm đau thông dụng như aspirin hay ibuprofen (Advil, Motrin, và những loại khác) không có hiệu quả. Cơn nhức đầu thường hết trước khi thuốc bắt đầu có tác dụng. Tuy nhiên cũng có những loại thuốc giảm đau khác có tác dụng điều trị nhức đầu tức thời. Việc điều trị nhức đầu chùm tập trung vào phòng bệnh hơn và có nhiều lựa chọn điều trị hơn.

Điều trị cấp

Những cách điều trị có hiệu quả nhanh bao gồm:

Oxy. Hít oxy 100% qua mặt nạ ở tần số 7- 10 lít/phút trong một thời gian ngắn có thể giúp giảm đau cho hầu hết bệnh nhân. Tác dụng của các điều trị an toàn và rẻ tiền này có thể cảm nhận được trong vòng 15 phút. Mặt bất lợi chính của phương pháp này là cần phải mang bình oxy đi theo khắp nơi nên có thể sẽ bất lợi và khó thực hiện được tức thời. Vẫn có những loại bình oxy nhỏ, dễ mang theo nhưng một số

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TRIỆU CHỨNG HỌC PDF (Trang 42 -77 )

×