ĐIỀU TRỊ Tại nhà

Một phần của tài liệu Tài liệu TRIỆU CHỨNG HỌC pdf (Trang 121 - 122)

Y học NET tổng hợp

ĐIỀU TRỊ Tại nhà

Tại nhà

Đau bụng không kèm với sốt, nôn ói, xuất huyết âm đạo, bất tỉnh, đau ngực, hoặc những triệu chứng nặng khác thường sẽ cải thiện mà không cần điều trị đặc hiệu.

• Nếu đau bụng kéo dài hoặc nghĩ đến cơn đau là do một nguyên nhân nào đó nghiêm trọng, hãy đến phòng mạch bác sĩ để được khám bệnh.

• Miếng dán ấm hoặc ngâm mình vào nước ấm có thể làm giảm đau.

• Những thuốc kháng acid phổ thông như Tum, Maalox, hoặc Pepto- Bismol, cũng có thể làm giảm một số loại đau bụng. Viên than hoạt cũng có thể có ích.

• Acetaminophen (tên thường gọi là thuốc giảm đau, Panadol,

Liquiprin, Tylenol) cũng có thể có ích. Cố gứng tránh Aspinrin hoặc Ibuprofen (tên thường gặp là Advil, Motrin, Midol, Nuprin, Pamprin IB). Những loại thuốc này có thể làm cho đau dạ dày nặng hơn.

Tại bệnh viện

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào việc bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân nào gây ra đau bụng.

Bệnh nhân có thể sẽ được truyền dịch tĩnh mạch. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân không ăn hoặc không uống cho đến khi xác định được nguyên nhân gây đau. Điều này giúp tránh làm cho tình trạng bệnh nhân trở nặng hơn (chẳng hạn như cho thêm thức ăn vào dạ dày khi đang có vết loét bị thủng), hoặc đây là bước chuẩn bị cần thiết trước khi bước vào phòng mổ (dạ dày trống sẽ giúp gây mê tốt hơn).

Bệnh nhân có thể sẽ được cho thuốc giảm đau.

• Nếu cơn đau gây ra bởi ruột co thắt, có thể thuốc sẽ cho qua đường tiêm mông, cánh tay, hoặc chân.

• Nếu bệnh nhân không bị ói, họ sẽ được cho uống thuốc kháng acid

• Mặc dù cơn đau có thể sẽ không khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh nhân có quyền được cảm thấy thoải mái và do đó nên đòi hỏi bác sĩ cho thuốc giảm đau cho đến khi cảm thấy dễ chịu.

Phẫu thuật

Một số loại đau bụng có thể cần phải phẫu thuật.

• Nếu bị đau bụng do viêm nhiễm một tạng nằm bên trong, chẳng hạn như ruột thừa hoặc túi mật, người bệnh có thể sẽ được đề nghị nhập viện và cần được phẫu thuật.

• Tắc ruột đôi khi cần phải phẫu thuật, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc.

• Nếu cơn đau có nguồn gốc từ một tạng trong ổ bụng bị vỡ hoặc thủng, chẳng hạn như ruột hoặc dạ dày, cần phải phẫu thuật ngay lập tức.

Một phần của tài liệu Tài liệu TRIỆU CHỨNG HỌC pdf (Trang 121 - 122)