Các thăm dò về nhiễm khuẩn:

Một phần của tài liệu Tài liệu CẨM NANG ĐIỀU TRỊ docx (Trang 57 - 58)

D. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TIM MẠCH 1 Nguyên tắc chung:

3.Các thăm dò về nhiễm khuẩn:

a. Thông thường, chỉ thực hiện khi trên lâm sàng có nghi ngờ nhiễm khuẩn:

- Xuất hiện sốt.

- Tăng bạch cầu hoặc giảm BC một cách đáng kể.

- Giảm tiểu cầu.

- Rối loạn trao đổi khí hoặc pH.

- Huyết động không ổn định.

+ Tụt HA, giảm thể tích tương đối.

+ Tăng liều thuốc vận mạch hoặc phải dùng thêm thuóc vận mạch.

- Thiểu niệu hoặc tăng creatinine. b. Thăm dò:

- Nước tiểu ( soi hoặc nuôi cấy )

- Dịch hút khí quản ( nhuộm Gram, nuôi cấy ).

- Nuôi cấy máu 2 lần.

- Nhuộm Gram và nuôi cấy tất cả các dịch dẫn lưu ( vết thương, dich màng phổi ). c. Các thăm dò khác:

- Nuôi cấy tìm nấm.

- Dịch não tuỷ.

- Chọc hút dịch màng phổi.

- Chụp XQ xoang.

- Lấy bệnh phẩm nội soi phế quản. d. Đánh giá kết quả:

- Nước tiểu:

+ Được gọi là nhiễm trùng tiết niệu khi xét nghiệm nước tiểu có > 105 vi khuẩn/nuôi cấy dương tính + > 50 bạch cầu/HPF.

+ Điều trị bằng kháng sinh thường không có hiệu quả trong việc loại trừ các vi khuẩn thường trú. Kháng sinh chỉ được chỉ định trong trường hợp tình trạng của bệnh nhân không ổn định do nhiễm khuẩn.

+ Chỉ có một điều trị hiệu quả là rút sonde. + Rửa bàng quang có thể có hiệu quả.

- Dịch hút phế quản:

+ 30% xét nghiệm dịch hút khí quản là dương tính giả do vi khuẩn phát triển ở vùng họng miệng. Chúng có thể bao gồm các cầu khuẩn Gr ( + ) (như tụ cầu vàng, phế cầu), H. influenzae, các trực khuẩn Gr (-) khác..

+ Xét nghiệm dịch hút phế quản cũng có tỷ lệ âm tính giả 30%. Kết quả nuôi cấy đối với Legionnelle và các virut đường hô hấp đã chứng minh điều đó.

+ Điều trị bằng kháng sinh thương không có hiệu quả trong việc loại trừ các vi khuẩn colonasation và chỉ được chỉ định trong trường hợp tình trạng của bệnh nhân không tốt và được nghĩ rằng nguyên nhân là do các vi khuẩn này.

- Cấy máu:

+ Có thể bị nhiễm bẩn bởi các vi khuẩn trên da: do vậy phải làm cẩn thận kỹ thuật này:

· Sát trùng sạch vùng da bằng cồn hoặc betadin.

· Sát trùng sạch nắp của chai nuôi cấy bằng cồn, để nắp chai được khô hoàn toàn trước khi chọc kim vào.

· Dung kim vô trùng và kỹ thuật vô khuẩn trong quá trình lấy máu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

· Tiêm máu ngay lập tức vào chai bằng kim vừa lấy máu, chú ý không được chạm vào kim.

+ Máu nuôi cấy tốt nhất là lấy máu tĩnh mạch, kết quả kém hơn nếu lấy máu động mạch.

+ Sự phát triển của vi khuẩn trên da ở một chai nuôi cấy thường được coi như là do nhiễm bẩn, tuy vậy cũng cần phải phân tích dựa trên tình trạng thực tế của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Tài liệu CẨM NANG ĐIỀU TRỊ docx (Trang 57 - 58)