I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO DOANH NGHIỆP
Lựa chọn địa điểm là quyết định đầu tiên và quan trọng nhất trong mọi quá trình hoạch
định chiến lược cho doanh nghiệp.Quyết định về địa điểm doanh nghiệp được coi là quan trong nhất vi các ly do sau:
- Xác định địa điểm có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của doanh nghiệp,nếu lựa chọn sai sẽ rất khó khắc phục
- Xác định địa điểm có ảnh hưởng lớn đến các chi phí (cả định phí và biến phí) cũng như thu nhập và các hoạt động của doanh nghiệp. Chọn nhầm sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, tăng chi phí sản xuất,làm giảm ưu thế cạnh tranh.
Tuy nhiên các doanh nghiệp không thể xác định địa điểm tốt nhất mà thông thường chỉ xác định được địa điểm có thể chấp nhận được.
Các doanh nghiệp chọn địa điểm mới trong các trường hợp sau :
- Doanh nghiệp muốn tăng năng lực sản xuất, đầu tư thêm thiết bị mà vị trí hiện tại không còn đủ không gian để mở rộng.
- Doanh nghiệp muốn mở rộng cơ sở sản xuất mới để duy trì và mở rộng thị phần hoặc ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào thị trường.
- Doanh nghiệp mới thành lập, cần xác định địa điểm cho doanh nghiệp tọa lạc
- Doanh nghiệp cần thay đổi địa điểm do địa điểm cũ có nhiều bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Trường hợp này phải so sánh chi phí dịch chuyển và lợi nhuận thu được ở vị trí mới so với vị trí cũ.
II. QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO DOANH NGHIỆP
Căn cứ vào quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp để quyết định phương án lựa chọn.Quá trình lựa chọn tổng quát có thể tiến hành theo các bước như sau :
Bước 1: Xác định các tiêu chuẩn dung để đánh giá khi lựa chọn phương án như:
tăng lợi nhuận hay khả năng phục vụ cho xã hội, cần bố trí gần thị trường tiêu thụ hay gần vùng nguyên liệu…
Bước 2: Trên cơ sở các tiêu chuânr đã xác định ở bước1,xác định yếu tố nào hay tiêu chuẩn nào quan trọng cần ưu tiên xét chọn.
Ví dụ: Doanh nghiệp công nghiệp thường quan tâm đến yếu tố chi phí sản xuất và vận chuyển.
Doanh nghiệp dịch vụ lại thường quan tâm đến yếu tố gần thị trường.
Doanh nghiệp vận tải thường quan tâm đến yếu tố cơ sở hạ tầng…
Bước 3: Phát triển các phương án xác định địa điểm, đề xuất các vùng địa phương có thể lựa chọn.
Bước 4: Xác định khu vực của địa điểm.
Bước 5: Xác định địa điểm cụ thể các phương án định chọn Bước 6: Đánh giá các phương án đã chọn
III.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LƯẠ CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí của doanh nghiệp tuy nhiên thông thường người ta căn cứ vào 3 yếu tố chủ yếu sau:
* Gần nguồn nguyên liệu :Loại doanh nghiệp cần dùng nguyên liệu tại chỗ như doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản hoặc khai thác hầm mỏ thì phải đặt doanh nghiệp tại vùng có nguyên liệu, hoặc các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tươi sống như công nghệ đồ hộp, rau quả tươi chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu sữa.
* Gần thị trường tiêu thụ: Đây cũng là một phần của chiến lược cạnh tranh.Các doanh nghiệp cần đặt mạnh yếu tố gần thị trường tiêu thụ lên hàng đầu bao gồm:
+ Các doanh nghiệp dịch vụ như các siêu thị,khách sạn,nhà hàng ,bưu điện, trạm xăng,bệnh viện, trường học…
+ Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khó vận chuyển,hoặc sản xuất các sản phẩm cần đảm bảo tươi sống như thực phẩm,hoa tươi,cây cảnh…hoặc các sản phẩm dễ vỡ.
Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tăng trọng như các loại nước giải khát,bia,rượu cũng cần đặt gần thị trường.
* Gần nguồn lao động: Khi xét đến nguồn lao động cần quan tâm đến nguồn lao động có sẵn ở địa phương, năng suất lao động,thái độ và tác phong công nghiệp của người lao động,mức sống của dân cư.
* Các yếu tố khác + Khí hậu,thời tiết
+ Cơ cấu thuế, phương thức thu thuế + Cơ sở hạ tầng
+ Sự khác biệt về trình độ văn hóa, tập quán và ngôn ngữ
+ Các yếu tố xã hội:thái độ của chính phủ,của chính quyền địa phương…
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỂ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM DOANH NGHIỆP
1. Phương pháp cho điểm có trọng số(Weighting Approach) Phương pháp cho điểm quan trọng số tiến hành theo các bước sau:
-Liệt kê các yếu tố quan trọng cần phải xét
-Phân bố cho mỗi yếu tố một trọng số(hệ số) tùy theo tầm quan trọng của chúng -Xây dựng thang điểm cho từng yếu tố
-Khi đánh giá cần tiến hành cho điểm các vị trí định lựa chọn theo từng yếu tố -Lấy các điểm đã đánh giá theo từng yếu tố nhân với trọng số của yếu tố đó.
-Tổng hợp số điểm đã quy đổi ở từng vị trí và chọn vị trí nào tổng số điểm cao nhất.
2. Phương pháp điểm hòa vốn
Phương pháp này tiến hành theo 3 bước;
- Xác định biến phí và định phí của các vị trí định lựa chọn.
- Vẽ các đường tổng chi phí của từng vị trí định lựa chọn lên cùng một đồ thị.
- Căn cứ vào sản lượng định sản xuất đối chiếu lên đồ thị, địa điểm nào có chi phí thấp nhất thì chọn địa điểm đó.
3. Phương pháp tọa độ một chiều
Giả sử doanh nghiệp đã có sẵn một số cơ sơ sản xuất nằm trên một trục nào đó, chẳng hạn dọc trên đường quốc lộ .Bây giờ cần chọn một địa điểm để xây dựng một cơ sở mới. Vì cần phối hợp tốt với các cơ sở hiện có nên cơ sở mới được tính như sau:
n i
i id W
L ∑
=
= W 1
1
L:tọa độ cơ sở mới
W:lượng vận chuyển đến cơ sơ i
d :tọa độ của cơ sở I so với một điểm nào đó llâys làm gốc tọa độ (chẳng hạn so với nhà máy).
W: tổng lượng vận chuyển đến n cơ sở.
4. Phương pháp tọa độ hai chiều Trường hợp các cơ sở cũ không nằm trên một trục mà phân tán ở nhiều nơi thì để xác định địa điểm cơ sở mới ta nên dùng phương pháp tọa độ hai chiều có xét đến tương quan vận chuyển hàng hóa.
ix n i
i
x Wd
C W ∑
=
=
1
1
iy n i
i
y Wd
C W ∑
=
=
1
1
C,C:tọa độ x và tọa độ y của cơ sở mới
d,d:tọa độ x và tọa độ y của cơ sở mới lấy theo bản đồ W:lượng vận chuyển đến cơ sơ i
W:tổng lượng vận chuyển đến n cơ sở
5. Phương pháp sử dụng bài toán vận tải
Phương pháp tọa độ một chiều và tọa độ hai chiều tuy có xét đến lượng vận chuyển nhưng chưa xét đến chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển không những phụ thuộc vào lượng vận chuyển mà còn phụ thuộc vào phương thức vận chuyển chất lượng đường giao thông và cự ly vận chuyển.
Mặt khác tại một địa điểm định phí,biến phí cuãng khác nhau. Do đó cần xem xét vấn đề một cách toàn diện hơn, tức là có xét đến chi phí sản xuất cộng với chi phí vận chuyển.
Các bước tiến hành giai toán vận tải như sau : Bước 1. Lập phương án cơ sở ban đầu.
Bước 2. Kiểm tra tính tối ưu của phương án. Nếu đạt thì đó là phương án được chọn nếu không thì chuyển sang bước 3(bước điều chỉnh).
Bước 3. Điều chỉnh phương án bằng phương pháp thế vị. Quay lại bước 2 và tiếp tục cho đến khi tìm dược phương án tối ưu.