Chương 10. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ TRONG KINH TẾ ĐẦU TƯ
I. GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
Mọi hoạt động đầu tư đều liên quan đến phí tổn và thu lợi. Đó là vốn, vật tư, nhân lực v.v… và các sản phẩm của dự án như các loại hàng hóa và dịch vụ. Để thuận lợi cho việc đánh giá các hoạt động đầu tư người ta xem xét giá trị của các phí tổn và thu lợi đó qua các đơn vị tiền tệ và chúng được gọi là các chi phí và thu nhập. Hơn nữa các chi phí và thu nhập đó lại xảy ra ở những thời điểm khác nhau, do đó phải xét đến vấn đề giá trị theo thời gian của tiền tệ (the time value of money). Nói một cách khác, nghĩa chính xác của đồng tiền phải được xét cả hai khía cạnh: số lượng và thời gian.
Giá trị theo thời gian của đồng tiền được biểu hiện qua lãi suất. Trong thị trường vốn, lãi suất được sử dụng trong quá trình trao đổi vốn giữa các khoảng thời gian.
1. Tính toán lãi tức a. Lãi tức
(Lãi tức) = (Tổng số tiền tích lũy) – (Vốn đầu tư ban đầu) b. Lãi suất
(Lãi suất) = (Lãi tức trong một đơn vị thời gian)/ (Vốn gốc). 100%.
c. Sự tương đương
Từ lãi suất chúng ta có thể thiết lập lại khái niệm tương đương. Đó là: những số tiền khác nhau ở các thời điểm khác nhau có thể bằng nhau về giá trị kinh tế. Ví dụ: nếu lãi suất là 10% một năm thì 1 triệu đồng hôm nay sẽ tương đương với 1,1 triệu đồng sau 1 năm.
Phương thức thiết lập tương đương có thể áp dụng cho một số năm về sau hoặc một số năm về trước.
d. Lãi tức đơn
I = P.S.N
P: số vốn cho vay (đầu tư) S: lãi suất đơn
N: số thời đoạn trước khi thanh toán (rút vốn) e. Lãi tức ghép
Tổng vốn và lãi sau 1 thời đoạn: P + P.i = P(1 + i)
Tổng vốn và lãi sau 2 thời đoạn: P(1+i) + P(1+i)i = P(1 + i)2 ...
Tổng vốn và lãi sau N thời đoạn: P(1 + i)n
Ví dụ: Một người vay 2 triệu đồng trong 6 tháng với lãi suất 1,2% tháng. Hãy tính số tiền anh ta phải trả cuối tháng thứ 6 trong 2 trường hợp:
- Tính theo lãi tức đơn: số tiền cả vốn lẫn lãi anh ta phải trả là:
2 + 2.0,012.6 = 2,144 triệu đồng - Tính theo lãi tức ghép:
2(1 + 0,012)6 = 2,148 triệu đồng 2. Biểu đồ dòng tiền tệ
a. Khái niệm
Các khoản thu, chi của một cá nhân, một gia đình hay của một doanh nghiệp thường xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong một khoảng thời gian dài nào đó. Để thuận lợi cho việc tính toán người ta biểu diễn các khoản thu, chi đó trên một biểu đồ gọi là biểu đồ dòng tiền tệ. Các khoản thu, chi đó gọi là dòng tiền tệ CF (Cash – Flows).
Quy ước:
- Khoản thu nhập là dòng tiền tệ dương - Khoản chi phí là dòng tiền tệ âm - Ở mỗi thời đoạn:
(Dòng tiền tệ ròng) = (Khoản thu) – (Khoản chi) - Các dòng tiền tệ đều xảy ra ở cuối thời đoạn
b. Ký hiệu
Biểu đồ dòng tiền tệ (Cash – Flows Diagrams) là một đồ thị biểu diễn các CF theo thời gian. Thang thời gian được đánh số theo thời đoạn 1, 2, 3,… Mũi tên hướng lên biểu thị CF dương, mũi tên hướng xuống biểu thị CF âm.
Các ký hiệu :
P: giá trị hoặc tổng số tiền ở một cột mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là hiện tại.
F: giá trị hoặc tổng số tiền ở một cột mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là tương lai.
A: Một chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số bằng nhau (A1 =A2 =… =An =A) đặt ở cuối các thời đoạn và kéo dài trong một số thời đoạn.
N: số thời đoạn (năm, tháng…)
i : lãi suất (luôn hiểu theo kiểu lãi suất kép nếu không có ghi chú)
3. Các công thức tính giá trịtương đương cho các dòng tiền tệđơn và phân bốđều p
F
1 2 3 N Biểu đồ dòng tiền tệ giả định.
- Cho P tìm F:
i n
P F = (1+ ) - Cho F tìm P:
i n
F P (1 )
1
= + - Cho A tìm F:
i A i
F = (1+ )n −1 - Cho F tìm A:
1 ) 1
( + −
= n
i F i A
- Cho A tìm P:
n n
i i
i Ai
P (1 ) 1 ) 1 (
+
−
= +
- Cho P tìm A:
1 ) 1 (
) 1 (
− +
= +n n i
i P i A
4. Cách phát biểu về lãi suất
Nhóm 1. Lãi suất phát biểu không có xác định thời đoạn ghép lãi. Khi đó lãi suất được xem là lãi suất thực và thời đoạn ghép lãi lấy bằng thời đoạn phát biểu mức lãi.
Nhóm 2. Có xác định thời đoạn ghép lãi, thời đoạn đó ngắn hơn thời đoạn phát biểu mức lãi và lãi suất không ghi là thực hay danh nghĩa. Khi đó lãi suất phát biểu được xem là lãi suất danh nghĩa và thời đoạn ghép lãi lấy theo thời đoạn đã xác định.
Nhóm 3. Lãi suất phát biểu được ghi kèm theo là thực hay danh nghĩa. Nếu có thời đoạn ghép lãi kèm theo thì lấy thời kỳ ghép lãi bằng giá trị đó. Nếu không ghi thời đoạn ghép lãi thì lấy thời đoạn ghép lãi bằng thời đoạn phát biểu mức lãi.
5. Tính lãi suất thực
a. Tính lãi suất thực theo những thời đoạn khác nhau i2 =(1+i1)m −1
i1: lãi suất có thời đoạn ngắn i2: lãi suất có thời đoạn dài
m: số thời đoạn ngắn có trong thời đoạn dài b. Tính chuyển lãi suất danh nghĩa sang lãi suất thực
1 ⎟ −1
⎠
⎜ ⎞
⎝⎛ +
=
m
m i r
i: lãi suất thực trong thời đoạn tính toán
r: lãi suất danh nghĩa trong thời đoạn phát biểu
m: số thời đoạn ghép lãi trong một thời đoạn tính toán II. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Đầu tư
- Theo quan điểm của chủ đầu tư (doanh nghiệp):
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra thông qua lợi nhuận.
- Theo quan điểm xã hội (quốc gia):
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia.
* Chủ đầu tư: là cá nhân hoặc tổ chức có thư cách pháp nhân, được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước hoặc dự án có cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của nhà nước: Chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước (tổng công ty, công ty), cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức quản lý dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao trách nhiệm trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư.
- Đối với các dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc hợp tác xã: chủ đầu tư là công ty hoặc hợp tác xã.
- Đối với các dự án đầu tư của tư nhân: chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn.
- Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài:
+ Chủ đầu tư là các bên hợp doanh (đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh).
+ Là hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp liên doanh).
+ Là tổ chức, cá nhân người nước ngoài bỏ toàn bộ vốn đầu tư (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các dự án BOT, BT).
2. Dự án đầu tư (Investment Project) a. Định nghĩa
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.
“Đối tượng” trong định nghĩa về dự án đầu tư nêu trên thường là một công trình xây dựng được định nghĩa dưới đây:
b. Công trình xây dựng
- Định nghĩa: Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển, thềm lục địa) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động.
- Đặc điểm: Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình, nằm trong một dây chuyền sản xuất công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính đến việc hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng nêu trong dự án.
3. Phân loại đầu tư (Investment Classification) a. Theo chức năng quản trị vốn đầu tư
* Đầu tư trực tiếp
- Định nghĩa: Đầu tư trực tiếp là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra.
- Thực chất: Trong đầu tư trực tiếp người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là một chủ thể.
- Đặc điểm: Do người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là một chủ thể nên chính chủ thể này hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của chính mình.
Đầu tư trực tiếp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1987 (sửa đổi, bổ sung 1990, 1992, 1996).
* Đầu tư gián tiếp
- Định nghĩa: Đầu tư gián tiếp là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư không trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra.
- Thực chất: Trong đầu tư gián tiếp người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là khác chủ thể.
- Đặc điểm:
+ Người bỏ vốn thường là tổ chức, cá nhân cho vay vốn luôn có lợi nhuận do thu lãi suất cho vay trong mọi tình huống của kết quả đầu tư, dù lãi hoặc lỗ đều không có trách nhiệm pháp nhân.
+ Chỉ có nhà quản trị và sử dụng trong đầu tư gián tiếp là pháp nhân chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư.
+ Đầu tư gián tiếp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1987 (sửa đổi, bổ sung 1990, 1992, 1996).
+ Đầu tư gián tiếp như hoạt động tín dụng của các tổ chức ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ tiền tệ…
b. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư * Đầu tư phát triển
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển là phương thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản.
- Thực chất: Sự gia tăng giá trị tài sản trong đầu tư phát triển nhằm tạo ra những năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển.
- Ý nghĩa: Đối với các nước đang phát triển, đầu tư phát triển có vai trò quan trọng hàng đầu, là phương thức căn bản để tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập quốc dân, tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
Ví dụ: Đầu tư để tạo mới, nâng cấp, cải tạo hoặc mở rộng đường xá, cầu cống, doanh nghiệp sản xuất, cơ sở dịch vụ…
* Đầu tư dịch chuyển
- Định nghĩa: Đầu tư dịch chuyển là phương thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản.
- Thực chất: Trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản.
- Ý nghĩa: Đầu tư dịch chuyển có nghĩa quan trọng trong hình thành và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái…, hỗ trợ cho hoạt động đầu tư phát triển.
Ví dụ: Hoạt động mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường vốn…
c. Theo ngành đầu tư
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước…
+ Cơ sở hạ tầng xã hội: trường học, bệnh viện, nhà trẻ, cơ sở văn hóa, thể thao, giả trí…
- Ý nghĩa: Đối với các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng rất yếu kém và mất cân đối nghiêm trọng, cần được đầu tư phát triển đi trước một bước nhằm tạo tiền đề để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác.
* Đầu tư phát triển công nghiệp
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển công nghiệp là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình công nghiệp
- Ý nghĩa: Trong cộng cuộc phát triển ở Việt Nam hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đầu tư công nghiệp là chính yếu nhằm gia tăng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP.
* Đầu tư phát triển nông nghiệp
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển nông nghiệp là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp.
- Ý nghĩa: Việt Nam từ điểm xuất phát là một nước nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực cho nên đầu tư phát triển nông nghiệp có nghĩa chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp hợp lý trong GDP.
* Đầu tư phát triển dịch vụ
- Định nghĩa: Đầu tư phát triển dịch vụ là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ (thương mại, khách sạn, du lịch, dịch vụ khác…).
- Ý nghĩa: Trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng cao, đầu tư dịch vụ là xu thế phát triển nhằm gia tăng tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
d. Theo tính chất đầu tư
* Đầu tư mới
- Định nghĩa: Đầu tư mới là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hình thành các công trình mới.
- Thực chất: Trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình mới đòi hỏi có bộ máy quản lý mới.
- Ý nghĩa:
+ Đầu tư mới có ý nghĩa quyết định trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Đầu tư mới đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, trình độ công nghệ và quản lý mới
* Đầu tư chiều sâu
- Định nghĩa: Đầu tư chiều sâu là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, dịch vụ trên cơ sở các công trình đã có sẵn.
- Thực chất: Trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo mở rộng và nâng cấp các công trình đã có sẵn, với bộ máy quản lý đã hình thành từ trước khi đầu tư.
- Ý nghĩa:
+ Đầu tư chiều sâu đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, công nhân quen tay nghề, bộ máy quản lý quen nghiệp vụ.
+ Đầu tư chiều sâu là hình thức đầu tư ưu tiên đối với các nước đang phát triển, trong điều kiện còn thiếu vốn, công nghệ và quản lý.
+ Đầu tư chiều sâu cần được xem xét trước khi có quyết định đầu tư mới.
4. Chu trình dự án (Project Cycle).
a. Định nghĩa
Chu trình dự án là các thời kỳ và các giai đoạn mà dự án cần trải qua, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư cho đến thời điểm kết thúc dự án.
b. Các thời kỳ trong chu trình dự án Chu trình dự án gồm có 3 thời kỳ:
- Thời kỳ 1: chuẩn bị dự án.
- Thời kỳ 2: thực hiện dự án.
- Thời kỳ 3: kết thúc dự án.
c. Các giai đoạn trong chu trình dự án
* Các giai đoạn trong thời kỳ chuẩn bị dự án - Giai đoạn 1: nghiên cứu cơ hội đầu tư
- Giai đoạn 2: nghiên cứu tiền khả thi (Pre - Feasibility)
- Giai đoạn 3: nghiên cứu khả thi (Feasibility) - Thẩm định quyết định đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động chuẩn bị dự án, được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập, để ra quyết định đầu tư, thỏa mãn các yêu cầu thẩm định của nhà nước.
* Các giai đoạn trong thời kỳ thực hiện dự án - Giai đoạn 4: xây dựng công trình dự án
- Giai đoạn 5: vòng đời dự án (Project Life)
Định nghĩa: Vòng đời dự án là thời gian hoạt động kinh doanh sau khi dự án được xây dựng xong và đi vào hoạt động bình thường.
Đo lường: Thời gian hoạt động kinh doanh tính bằng năm.
* Các giai đoạn trong thời kỳ kết thúc dự án - Giai đoạn 6: đánh giá dự án sau hoạt động - Giai đoạn 7: thanh lý