Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xi măng vicem hải phòng (Trang 26 - 28)

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trƣờng hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.

Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không bao gồm thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (số thuế này sẽ phải hoàn lại cho bên đi thuê, kể cả trƣờng hợp TSCĐ thuê tài chính đi vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT tính theo phƣơng pháp khấu trừ hoặc chịu thuế GTGT tình theo phƣơng pháp trực tiếp.

Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính đƣợc tính vào nguyên giá cuả tài sản thuê nhƣ chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng thuê, chi phí vận chuyển bốc dỡ , lắp đặt chạy thử mà bên thuê phải chi ra.

Việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá có ý nghĩa quan trọng: Thông qua chỉ tiêu nguyên giá ngƣời sử dụng thông tin đánh giá tổng quát trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô của doanh nghiệp; và nó còn là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tƣ ban đầu và phân tích tình hình sử dụng TSCĐ.

Nguyên giá TSCĐ đƣợc xác định khi tăng TSCĐ và hầu nhƣ không thay đổi trong suốt quá trình TSCĐ tồn tại ở doanh nghiệp, mà chỉ đánh giá lại nguyên giá trong trƣờng hợp quy định trong nguyên tắc đánh giá lại TSCĐ.

Đánh giá lại TSCĐ

Đánh giá lại giá trị TSCĐ phải thực hiện theo quy định của nhà nƣớc và chỉ đánh giá lại trong các trƣờng hợp sau:

+ Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

+ Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

+ Dùng tài sản đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp. + Đầu tƣ nâng cấp TSCĐ.

+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này đƣợc quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.

Thông thƣờng, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại đƣợc điều chỉnh theo công thức:

GTCL TSCĐ sau khi ĐGL = GTCL của TSCĐ trƣớc khi ĐGL x Giá đánh lại TSCĐ NG cũ của TSCĐ

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

Ngoài ra, giá trị còn lại của TSCĐ còn đƣợc xác định theo giá trị thực tế tại thời điểm đánh giá lại dựa vào biên bản kiểm kê va đánh giá lại TSCĐ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xi măng vicem hải phòng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)