Vợ chồng cãi nhau.
Người ta bảo: chuyện ấy là chuyện thường, chồng bát chồng đĩa còn có lúc xô nữa là vợ chồng. Biết là vậy, thực tế cũng vậy, nhưng đó cũng là điều để mọi người an ủi nhau và tự an ủi mình mà thôi. Cứ ngẫm lại mà xem: bất hòa đến mức phải cãi cọ cũng có nghĩa là bực lắm, tức lắm. Lúc cãi cọ do bực tức bao giờ cũng kèm theo những câu, từ xúc phạm nhau, người nói ra cũng chịu một nỗi đau mà người nghe lại càng đau đớn hơn. Nỗi đau đó đâu dễ gì quên được. Sau mỗi lần vợ chồng cãi nhau, không nhiều thì ít, trong quan hệ tình cảm của hai người có phần sứt mẻ, sự nhìn nhận về nhau cũng ít nhiều thay đổi, hình ảnh người bạn đời đã xấu đi trong mắt nhau-điều đó tôi thấm thía lắm.
Lần ấy, chồng tôi có hẹn để đi gấp, thấy phải ở nhà một mình buồn nên tôi
đã nhờ anh chở tôi đến nhà ngoại. Anh vội nên dặn tôi chuẩn bị cho nhanh, còn anh xuống lấy xe trước. Nhưng anh chờ mãi không thấy tôi xuống. Tưởng tôi có chuyện gì, anh lại gởi xe và lên nhà tìm. Khi thấy tôi còn đang trang điểm, anh ném cái mũ bảo hiểm đánh “rầm” vào góc nhà. Chiếc mũ bắn vào tường, văng ra đập vào chân tôi đau nhói. Đau quá hóa điên, lúc ấy lại thấy anh cáu thật vô lý nên tôi bực lắm mà lại sĩ diện nữa-tôi vằn mắt quát anh và cầm cái mũ ném văng ra cửa. Khi đã làm lành, anh nói với tôi:
- Nhìn em khi ấy, anh thấy thật dễ sợ, anh không thể nào tưởng tượng được rằng có lúc em lại hung dữ và nói năng thô lỗ như vậy…
Mẹ tôi thì mắng rằng:
- Cô rõ thật! Sang nhà bố mẹ việc gì phải trang điểm cầu kỳ. Hơn nữa, thấy chồng đang vội vì công việc thì đừng làm phiền chồng chứ. Đàn bà con gái hơn nhau ở chỗ tế nhị, biết vì chồng vì con, hơn nhau ở cái nết dịu dàng, biết nhường nhịn chứ đâu phải biết nhận, đằng này lại cư xử thiếu văn hóa, đến tôi là mẹ còn không chịu được nữa là…
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Vì vậy, những chuyện vợ chồng cãi cọ, xích mích giận hơn nhau cũng thật đa dạng. Có đôi vợ chồng cưới chưa mới
được vài tuần đã lục đục giận nhau chỉ vì cô vợ cứ nấu món ăn mà chồng không thích. Chồng thì bảo:
- Sao cứ nấu mãi món ấy thế, ăn chán chết. Cô vợ cãi:
- Anh chán, nhưng tôi chưa chán. Từ giờ anh thích gì thì tự làm lấy mà ăn. Tôi không phải là ôsin.
Họ cãi nhau.
Các bác lớn tuổi trách:
- Việc thật đơn giản, thế mà cũng cãi nhau. Cậu là chồng, thấy vợ nấu mãi món ấy, tất phải hiểu: đó là món mà vợ thích. Nếu cô ấy thích ăn thì phải để cô
ấy được ăn, còn cậu không ăn được thì cậu nói cô ấy nấu thêm món mà cậu thích, sao phải nặng lời, cáu bẳn. Còn vợ cậu-chắc cũng là người vô tâm. Vì lẽ
thường: đàn bà vì chồng con là chính, nấu nướng món gì cũng đều chú ý đến ý thích, khẩu vị của chồng. Nhiều bà tinh lắm, chỉ nhìn ánh mắt, nét mặt chồng là các bà ấy biết chồng thích hay không, chứ không phải đểđến lượt cánh đàn ông chúng mình chê đâu. Vợ cậu vô tâm thì cũng bỏ qua được, nhưng cãi lương thế
thì dở quá…
Được dịp, một anh chàng kể:
- Đàn bà chúa là hay ương. Như bà xã nhà này cũng vậy. Năm ngoái, vào ngày sinh nhật của cô ấy, vô tình mình gặp người bạn cũ, lâu ngày mới gặp nên hai đứa vào quán uống bia, nói chuyện. Nào ngờ mải vui nên về muộn quá. Vừa mở cửa, cô ấy đã mắng té tát. Mình biết lỗi nên im. Được thể, cô ấy càng nói lắm, là lại nói láo nữa chứ. Bực quá, mình quát: “Im ngay, lếu láo, chết đòn bây giờ!” Đáng ra như thế phải biết sợ, mà im đi cho yên. Đằng này cô ấy lại gầm lên: “À, anh dám đánh tôi hả. Có giỏi thì đánh đi, này!” Cô ấy ưỡn người, vênh vênh mặt ra chiều thách đố. Điên quá, mình không kìm được tát cho một cái rõ mạnh. Đàn bà đến là ngốc, ai lại thách đố đàn ông khi người ta bực cơ chứ. Rõ là dại dột…
Quảđúng như anh bạn ấy vừa kể. Nhiều cô vợ không biết dừng đúng lúc. Có khi chỉ vì quen mồm, cũng có khi do rất bực mà người chồng dọa đánh-chỉ là dọa mà thôi, chứ theo tâm lý con người, phàm những người vũ phu, họ đánh vợ
không bao giờ báo trước. Dọa nghĩa là báo trước-báo trước để vợ dừng. Giá người vợ biết điều, hiểu được điều ấy thì vợ chồng đâu có những chuyện đáng tiếc xảy ra. Nhưng đa số các chị khi bị chồng dọa đánh lại vì tự ái, sĩ diện mà nghĩ rằng: Nếu mình im thì chả hóa ra mình hèn quá. Lão ấy dọa thế chứ chẳng dám đánh vợ đâu mà sợ. Các chị có biết đâu: khi các chị nói câu thách đố chính là lòng tự ái của các chị đang thách đấu với lòng tự ái của các anh. Tất nhiên lòng tự ái của đàn ông luôn thắng để lòng tự ái của các chị thêm một lần bị tổn thương nặng nề vì những cái tát.
Cuộc sống con người gặp rất nhiều lần đau về thể xác: ngã-đau, đứt tay-đau, mổ xẻ-đau,…muôn vàn lần bị đau, nhưng những nỗi đau ngoài da ấy qua đi rất nhanh. Còn cái tát- cho dù các tát đó khẽ đến mấy thì nó cũng vẫn làm ta đau
đớn muôn phần và chẳng bao giờ mà người vợ và người chồng quên được nguyên nhân và hậu quả của cái tát ấy không?
Có chuyện tiếu lâm rằng:
“Có đôi vợ chồng gàn. Một hôm hai người cãi nhau chỉ vì chồng bảo là cái dao, còn vợ lại bảo đó là cái kéo. Thấy vợ chẳng nghe mà cứ cãi mình nên người chồng tức quá, anh ta vác gậy đánh vợ. Người vợ sợ quá bỏ chạy. Vừa
đuổi, người chồng vừa hỏi: dao hay kéo. Vừa chạy, chị vợ vừa nói: cái kéo. Cứ
thế, người chồng ra sức đuổi, người vợ ra sức chạy. Đến bờ ao, chị vợ sợ anh chồng túm được bèn nhảy liều xuống ao mặc dù chẳng biết bơi. Người chồng biết vậy nhưng quyết không xuống cứu vợ nếu vợ chưa chịu nói: con dao. Chị
vợ giãy giụa, sặc sụa nhưng vẫn không chịu nói là: dao. Ban đầu chị còn nói
được: cái kéo, sau chỉ nói được: kéo, rồi chị ta chìm dần, nước lấp mất đầu nhưng vẫn giơ hai ngón tay lên để gửi thông điệp cho chồng biết đó là: kéo”.
Gàn thật là gàn.
Chuyện của các cụ xưa gửi lại cho ta lời nhắn nhủ: để gia đình bình yên, hạnh phúc, đôi lứa không bị chia lìa cả hai vợ chồng phải dẹp đi tính hiếu thẳng
để hiểu ra những điều đúng-sai. Quan hệ vợ chồng không có sự được-thua, thắng-bại, mà nên có sự cảm thông, nhường nhịn, biết điều và yêu thương.