Đặc điểm của các phong trào

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Lịch sử Việt Nam ppt (Trang 36 - 38)

II. Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm

5 Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên) (200), Lịch sử Việt Nam từ năm 188-1918, Nxb Đại học sư phạm.,

1.3. Đặc điểm của các phong trào

Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ phạm trù phong kiến sang phạm trù tư sản nên phong trào diễn ra phức tạp. Có nhiều xu hướng đấu tranh cùng song song tồn tại và phát triển (xu hướng bạo động, xu hướng cải cách). Trong từng xu hướng tưởng như có sự đối lập, nhưng thực tế đều chung một mục tiêu là đuổi pháp giành độc lập, tự do, chỉ khác nhau về cách làm, về biện pháp đi tới mục tiêu đó. Tự do là điểm mới của khuynh hướng dân chủ tư sản so với khuynh hướng phong kiến. Xu hướng bạo động do Phan

Bội Châu là người đứng đầu và xu hướng cải cách mà Phan Châu Trinh là người đại diện đầy đủ nhất đều có chung nền tảng là chủ nghĩa yêu nước, đều hướng tới độc lập dân tộc. Sở dĩ có phân hóa thành hai xu hướng bạo động và cải cách là do mức độ tiếp thu ảnh hưởng tư tưởng mới không đồng đều trong hàng ngũ sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX.

Việc tiếp thu ảnh hưởng mới đó phụ thuộc vào một số điều kiện nhất định như truyền thống gia đình, truyền thống quê hương, tác động của chính sách khai thác, bóc lột của tư bản Pháp đến các địa phương khác nhau. Hai xu hướng này không hề đối lập nhau, trái lại còn hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong hoàn cảnh một xứ thuộc địa, xu hướng cải cách khi có điều kiện thâm nhập vào quần chúng thì cũng nhanh chóng trở thành bạo động, có tính cách mạng. Từ cuộc vận động duy tân tiến lên cuộc đấu tranh chống thuế quyết liệt của nông dân các tỉnh miền Trung năm 1908, đó là quá trình phát triển biện chứng của lịch sử.

Nếu như khẳng định Phan Bội Châu là nhà yêu nước lớn, là người tiêu biểu cho phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX trước khi lãnh tụ mới của thời đại là Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị Việt Nam, thì cũng phải khẳng định Phan Châu Trinh là người có những đóng góp tích cực vào việc khơi dậy tư tưởng dân chủ, mở ra một cách nhìn về vấn đề dân tộc, dân chủ như một sự bổ sung cần thiết cho phong trào cách mạng nói chung, là người đầu tiên có tư tưởng dân chủ ở Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX. Tất nhiên do điều kiện giai cấp và thời đại, cả hai Cụ Phan đều có những hạn chế nhất định trong cách suy nghĩ cũng như việc làm.

Phương hướng của các phong trào dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX là xóa bỏ hẳn nhà nước phong kiến chuyên chế, xây dựng một nhà nước tiến bộ hơn sau khi giành độc lập. Động lực của phong trào được mở rộng so với trước, không chỉ có nông dân mà có cả những lực lượng và giai cấp xã hội mới tham gia. Vai trò lãnh đạo thuộc về một số sĩ phu yêu nước có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản từ ngoài vào nên đã đi theo con đường cứu nước mới. Về hình thức đấu tranh, bên cạnh đấu tranh vũ trang của thời kì trước vẫn được duy trì, đã xuất hiện nhiều hình thức mới, như lập các hội yêu nước (Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục hội), mở trường học, ra sách báo tuyên truyền, phổ biến kiến thức mới (Đông Kinh nghĩa thục; các trường Diên phong, Phú Lâm, Phú Bình ở Quảng Nam; Dục Thanh ở Phan Thiết), diễn

thuyết, bình văn,… Phương pháp đấu tranh đã có sự kết hợp nhiều phương thức kinh tế, chính trị, văn hóa với quân sự; kết hợp phương pháp hòa bình, bạo lực công khai hợp pháp, bất hợp pháp… với nhau. Các phong trào diễn ra với quy mô rộng khắp toàn quốc, mặc dù mới là bề rộng, chưa đi vào chiều sâu.

Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là tất cả các phong trào đấu tranh trước chiến tranh thế giới thứ nhất đều thất bại. Nguyên nhân thất bại có nhiều, nhưng chủ yếu vì thiếu một giai cấp lãnh đạo năng lực, thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học, không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng. Thế nhưng cũng không thể phủ định rằng, giữa khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản thì rõ ràng khuynh hướng dân chủ tư sản tiến bộ hơn. Chính khuynh hướng dân chủ tư sản đã làm cho công cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực.

II.2. Phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Lịch sử Việt Nam ppt (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w