II. Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm
12. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục,
2.3. Đặc điểm của các phong trào dân chủ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước năm
đến trước năm 1930
Đặc điểm nổi bật nhất trong các phong trào dân chủ thời kì này là sự thay thế vai trò lãnh đạo từ những sĩ phu Hán học bằng trí thức Tây học. Điều đó một mặt bởi giai cấp tư sản lớn mạnh hơn trước và mâu thuẫn của giai cấp tư sản Việt Nam với giới tư
sản nước ngoài cũng trở nên gay gắt hơn trước. Vì thế, cuộc đấu tranh đầu tiên của tư sản Việt Nam là phong trào tẩy chay tư sản người Hoa (1919), sau đó là chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923),…
Một bước tiến đáng kể trong thời gian này là sự ra đời các chính đảng tư sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, những đường lối đấu tranh trong thời kì này vẫn tiếp tục có những xu hướng khác nhau. Chẳng hạn, Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu ở Nam Kì có xu hướng cải lương và đấu tranh nửa vời, chủ yếu nhằm vào việc yêu cầu quyền lợi kinh tế và chính trị cho một số ít các nhà tư sản. Một xu hướng khác là Nguyễn An Ninh với Đảng Thanh niên cao vọng, dùng hình thức công khai tuyên truyền dân chủ qua các tờ báo Chuông rạn, AnNam, Tiếng nói tự do…Các tờ báo đó hợp thành một dòng báo chí tiến bộ bấy giờ có độc giả là đông đảo học sinh, sinh viên, viên chức có tư tưởng chống phong kiến, thực dân. Xu hướng đấu tranh này cũng đề cao ngọn cờ dân tộc và gây được tiếng vang lớn ở Việt Nam lúc bấy giờ. Năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm cuối thập niên hai mươi. Đảng này chủ trương cách mạng bạo lực quyết liệt, lấy tinh thần dân tộc làm yếu tố để tập hợp lực lượng và đấu tranh. Nhưng Quốc Dân Đảng không có đường lối chính trị rõ ràng. Đường lối ban đầu là “trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới”, sau đó năm 1928 xác định tôn chỉ là “xã hội dân chủ”, từ tháng 2 năm 1929 lại lấy nguyên tắc “tự do, bình đẳng, bác ái” và sau cùng là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Đường lối bạo lực của Quốc Dân Đảng là lấy khủng bố, ám sát cá nhân để kích động. Và sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thì Việt Nam Quốc Dân Đảng thất bại hoàn toàn.
Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản trí thức thời kì này cũng phát triển rất sôi nổi. Để đáp ứng nhu cầu đấu tranh, các tổ chức chính trị cũng ra đời như Tâm Tâm xã, Tân Việt cách mạng Đảng. Trong quá trình hoạt động của mình, dưới sự tác động mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác-Lênin với con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, và đặc biệt là từ sau Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời (1925), các tổ chức này dần phân hóa rồi chuyển sang tư tưởng mới, tư tưởng vô sản. Phong trào trí thức tiểu tư sản có sức lôi kéo đông đảo quần chúng tham gia, phát động nhanh chóng các phong trào như đòi thả Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926),…lan rộng trong cả nước.
Theo thời gian cho thấy bước phát triển của các cuộc đấu tranh mà thời kì sau luôn là sự kế thừa thành quả của thời kì trước. Từ hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho đến Việt Nam Quốc Dân Đảng là một quá trình mà khuynh hướng dân chủ tư sản trưởng thành dần lên. Điều đó biểu hiện ở chỗ trong thời kì đầu, cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều phải dựa vào Pháp hay Nhật để hoạt động trong khi cho tới những năm hai mươi của thế kỉ XX, khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã có những lực lượng nhất định trong nước cho cuộc đấu tranh. Sự trưởng thành của khuynh hướng này cũng biểu hiện trong sự thành lập các chính đảng, trong hình thức đấu tranh, có sự kết hợp đấu tranh về kinh tế, chính trị và văn hóa tư tưởng,… giữa cải cách và bạo động không còn có sự tách bạch mà bấy giờ đã có sự kết hợp lẫn nhau trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.
II.4. Nguyên nhân thất bại của các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Tìm hiểu về giai cấp tư sản Việt Nam, quá trình du nhập tư tưởng tư sản vào Việt Nam và những phong trào dân chủ tư sản qua các phong trào đấu tranh từ những năm cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930 có thể cho thấy một số nguyên nhân thất bại của khuynh hướng chính trị-tư tưởng này. Khi phân tích về nguyên nhân thất bại nếu so sánh nó với xu hướng cộng sản, ta có thể thấy được những ưu điểm của khuynh hướng cộng sản so với dân chủ tư sản Việt Nam. Và đấy chính là những nhân tố giúp cho xu hướng cộng sản sau năm 1930 đã trở nên thắng thế hoàn toàn. Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam thất bại vì một số nguyên nhân:
Về khách quan, hệ tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới giờ đây đã mất ý nghĩa tiến bộ, không còn hấp dẫn như thời chủ nghĩa tư bản đang lên. Cụ thể ở thời kì những năm 1848-1849 với những cuộc đấu tranh quyết liệt của tư sản châu Âu chống chế độ phong kiến lạc hậu thống trị. Luồng tư tưởng của cách mạng tư sản du nhập vào đối với nước ta vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là mới mẽ, nhưng đối với thế giới thì nó đã bị hạn chế. Đặc biệt kể từ sau cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có sức ảnh hưởng khắp thế giới thì tư tưởng dân chủ tư sản càng mất đi tính thời đại của mình. Mặt khác, thế lực của thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp những cuộc đấu tranh vừa yếu về lực lượng, vừa non kém về tổ chức như những phong trào đấu tranh của trí thức Nho học tư sản hoá, của tư sản dân tộc hay tiểu tư sản Tây học ở nước ta lúc bấy giờ.
Về chủ quan, đầu tiên phải kể tới hạn chế về tư tưởng, lập trường giai cấp của những người tiếp thu, truyền bá luồng tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta. Lúc đầu, trong khi xã hội Việt Nam chưa sản sinh ra được một giai cấp có đầy đủ khả năng để tiếp thu và thực hành một cuộc cách mạng xã hội tiến bộ thì những sĩ phu Nho học trẻ yêu nước xuất thân từ của Khổng, sân Trình, những người tiếp nối trực tiếp phong trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỉ XIX, đã đứng ra tiếp nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào nước ta. Hơn nữa, tư tưởng này du nhập vào nước ta lúc bấy giờ chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc qua Tân thư, Tân văn đã bị biến dạng qua cái nhìn của những nhà tư tưởng theo chế độ quân chủ lập hiến. Nền giáo dục Pháp-Việt chưa phát triển, tư tưởng dân chủ tư sản từ Pháp chưa ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Vì thế, tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá lúc này chưa sâu sắc và thiếu hệ thống.
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai đại diện tiêu biểu cho lực lượng trí thức Nho học tư sản hóa tiếp thu tư tưởng tiến bộ vào những năm cuối thế kỉ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Cả hai Cụ đều còn mang trong mình ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và chưa xóa sạch những hạn chế của chế độ lỗi thời.
Giai cấp tư sản dân tộc là tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện và tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản. Nhưng đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới trở thành một giai cấp. Tuy nhiên, tư sản Việt Nam rất non yếu do bị tư sản nước ngoài và chính quyền thực dân chèn ép, số lượng có tăng lên nhưng vẫn còn ít. Tư sản Việt Nam là con đẻ của chính sách thuộc địa, yếu kém về kinh tế, bạc nhược về chính trị, nặng nề về tư tưởng cải lương. Đó là nguyên nhân tư sản Việt Nam không thể đưa khuynh hướng dân chủ tư sản lên thành một cuộc cách mạng triệt để.
Còn tầng lớp trí thức tiểu tư sản là những người tham gia trực tiếp vào cuộc cách mạng nhưng đặc điểm chung là chưa bao giờ họ thực hiện triệt để. Họ không là một giai cấp mà đứng ở tầng lớp trung gian. Xét về mặt tư tưởng giai cấp và giá trị kinh tế, tầng lớp tiểu tư sản trí thức không đại diện cho một phương thức sản xuất cụ thể để đưa ra những đường lối chính trị. Họ cũng không đại diện cho quyền lợi của giai cấp nào mà thường nhờ một giai cấp khác đại diện cho quyền lợi của mình. Vì thế trong cách mạng đã có những lúc quyền lợi của họ bị người đại diện tước đoạt. Các tầng lớp tiểu trí thức, do đời sống kinh tế bấp bênh nên họ dễ hoang mang, dao động. Trí thức Nho học xuất thân từ xã hội phong kiến khi tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào đã chuyển hoạt
động của mình theo khuynh hướng mới-khuynh hướng dân chủ tư sản. Hay những tầng lớp trí thức Tây học sau này trong Tâm Tâm xã, Tân Việt lúc đầu đứng trên lập trường của giai cấp tư sản đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng khi chủ nghĩa Mác-Lênin có ảnh hưởng sâu rộng thì các tổ chức này cũng dần dần phân hóa, ngã ngũ sang khuynh hướng vô sản. Vì không có lập trường chính trị rõ ràng nên thiếu cơ sở trong quần chúng, quần chúng bị lôi kéo đấu tranh chủ yếu vì tinh thần dân tộc.
Một nguyên nhân mang tính chủ quan khác nữa là nền tảng kinh tế-xã hội của Việt Nam bấy giờ cho hệ tư tưởng tư sản là không vững chắc. Một mặt, nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX là nửa tư bản, nửa phong kiến; mặt khác, giai cấp tư sản thì số lượng không nhiều mà thực lực yếu kém và các tư tưởng dân chủ thì đều du nhập từ nước ngoài,…
Giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành rất muộn, thậm chí còn sau cả giai cấp công nhân. Sự yếu kém và hình thành muộn của giai cấp tư sản biểu hiện ngay trong những phong trào đấu tranh của nó. Những đại diện đầu tiên cho khuynh hướng này không phải là các nhà tư sản, mà lại chính là các sĩ phu Hán học, có tinh thần yêu nước và thức thời trong việc đi theo tư tưởng tiến bộ. Hơn thế, giai cấp tư sản cũng có sự phân tán, không chỉ về mặt nguồn gốc và còn về mặt tư tưởng và thái độ chính trị. Ngay cả trong những phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu tiên đã có sự khác nhau giữa đường lối giữa bạo lực và hòa bình (Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh). Trong thời gian sau đó là sự khác biệt phong trào quốc gia cải lương với phong trào quốc gia cách mạng; và trong thời kì cuối cùng là bạo động vũ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng với một trong những đảng phái tiêu biểu khác là Đảng Tân Việt ngày càng ngả theo khuynh hướng cộng sản. Một nền tảng trong nước không vững chắc của khuynh hướng dân chủ tư sản còn biểu hiện ở các phong trào ở Việt Nam lúc đầu, dù ít hay nhiều đều phải dựa vào lực lượng bên ngoài. Đó là việc Phan Bội Châu cầu viện Nhật Bản, Phan Châu Trinh mong dựa vào Pháp để duy tân. Dường như hai ông không phải tự bản thân có chủ trương dựa vào bên ngoài, mà là một lực lực quá kém của tư sản Việt Nam buộc họ phải lựa chọn việc tìm kiếm một chỗ dựa vững chắc hơn. Bên cạnh khuynh hướng cải lương, cũng có những phong trào dựa vào thực lực trong nước, tiêu biểu với Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng sau cùng cũng thất bại cùng với khởi nghĩa Yên Bái vào năm 1930.
Nguyên nhân thất bại của tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam cũng xuất phát từ bản thân khuynh hướng này. Bản chất của khuynh hướng tư tưởng tư sản, suy cho đến cùng, là đối lập lại giai cấp công nhân và người lao động. Vậy nên khi xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản hay đúng hơn là thực dân nửa phong kiến, chưa qua một cuộc cách mạng tư sản, thì giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam cũng đã biết đến bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Do đó, khuynh hướng tư sản khó có thể tập hợp được lực lượng công nhân, nông dân thực sự đông đảo cho phong trào của mình, mà nó lôi kéo mọi người tham gia đấu tranh chủ yếu dựa vào tinh thần dân tộc hơn là các mục tiêu dân chủ, công bằng xã hội. Khuynh hướng dân chủ tư sản cũng không tạo được thế lực đủ mạnh do:
Thứ nhất, bởi vì các phong trào đấu tranh thật sự đều không có một đường lối đúng đắn, cụ thể và lâu dài, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau để cùng chống Pháp. Phan Bội Châu đã nhiều lần thay đổi quan điểm về đấu tranh. Phan Châu Trinh chủ trương duy tân, khuyến học, nhưng không chỉ rõ được sau đó làm gì. Phong trào đấu tranh của tư sản sau chiến tranh thì chủ yếu nhằm đòi quyền lợi kinh tế và “một chút dân chủ do Pháp ban cho”. Đảng Tân Việt thì “tùy tình hình mà bạo động hay hòa bình” và liên lạc với các tổ chức cách mạng “xem chủ trương của họ thế nào”. Quốc Dân Đảng là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của phong trào tư sản thì lại lấy khủng bố, ám sát, “không thành công cũng thành nhân”,… Rõ ràng vai trò của đảng cách mạng là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành hay bại của cách mạng nhưng dường như các tổ chức của khuynh hướng tư sản không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thứ hai, hệ tư tưởng dân chủ tư sản không tạo ra được thế lực lớn từ bình diện quốc tế cho cách mạng, hầu như đơn độc đối đầu với không chỉ thực dân Pháp, mà là cả một hệ thống các nước tư bản. Ở đây, có thể thấy sự khác biệt giữa hệ tư tưởng tư sản và cộng sản bấy giờ. Từ những năm 1920, hệ tư tưởng cộng sản chống lại đế quốc không những được sự hậu thuẫn của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mà cả của nhân dân trong nước cũng như sự hậu thuẫn từ chủ nghĩa cộng sản quốc tế đang bùng phát mạnh mẽ và chuyển dần sang thế tấn công. Còn khuynh hướng dân chủ tư sản thì không có ưu thế đó. Những hạn chế của nó về cả đường lối đấu tranh, lực lượng
trong nước và sự ủng hộ bên ngoài cũng là một nguyên nhân góp phần đưa đến thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam, khuynh hướng dân chủ đã “không gặp thời”. Điều đó một mặt thể hiện ở lực lượng trong nước chưa vững mạnh cho khuynh hướng tư tưởng này “bám rễ”. Hơn thế nữa, con đường đấu tranh ôn hòa, tiêu biểu với phong trào Duy Tân và khuyến học như của Phan Châu Trinh chỉ có thể thắng lợi trong điều kiện Việt Nam còn chưa bị đô hộ, và con đường bạo động của Phan Bội Châu chưa đủ sức lay chuyển chính quyền thực dân Pháp…Vậy nên có thể nhận xét về thời gian mà các cuộc đấu tranh tư sản ở Việt Nam diễn ra là: nền tảng của các phong trào thì quá yếu mà chủ nghĩa đế quốc thì đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh đến nổi đầu thế kỉ XX, không có một phong trào dân tộc chống đế quốc nào có thể thành công được. Mặt khác, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam có những bước tiến trong đấu tranh dân tộc bằng việc thành lập các chính đảng tư sản