Điều kiện ra đời và phát triển của các phong trào

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Lịch sử Việt Nam ppt (Trang 38 - 42)

II. Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm

2.1.Điều kiện ra đời và phát triển của các phong trào

5 Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên) (200), Lịch sử Việt Nam từ năm 188-1918, Nxb Đại học sư phạm.,

2.1.Điều kiện ra đời và phát triển của các phong trào

Bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là cuộc chiến tranh phân chia quyền lực, thuộc địa, thị trường thế giới giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh đế quốc này để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại. Các nước tham chiến dù thắng hay bại, nền kinh tế, tài chính đều bị lâm vào suy kiệt. Để bù đắp những thiệt hại của chính quốc sau chiến tranh, Pháp tìm cách trút gánh nặng lên thuộc địa của mình, trong đó có Việt Nam. Ở Đông Dương, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929) với số vốn đầu tư cũng như cường độ mạnh hơn rất nhiều so với lần khai thác trước đó (1897-1914).

Trên thế giới lúc bấy giờ còn ghi nhận một sự kiện quan trọng, cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917). Lần đầu tiên trong lịch sử, công nhân và nông dân lên nắm chính quyền và bắt tay xây dựng chế độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Sự kiện đó có một ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra con đường giải phóng dân tộc ở phương Đông và thúc đẩy phong trào công nhân các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Tiếp sau Cách mạng tháng Mười Nga là sự ra đời Quốc tế cộng sản (tức Quốc tế thứ III) tháng 3 năm 1919. Sự kiện này đem lại cho cách mạng thuộc địa những thuận lợi lớn. Đặc biệt với việc Quốc tế cộng sản lập ra hàng loạt các tổ chức quần chúng như

Quốc tế nông dân, Quốc tế thanh niên, Quốc tế phục nữ… đã có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

Trong hoàn cảnh lịch sử mới, trên thế giới lúc bấy giờ, những lực lượng cách mạng của giai cấp vô sản đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành lập những tổ chức riêng của mình. Điều đó dẫn tới ra đời hàng loạt các Đảng cộng sản ở các nước tư bản cũng như các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Đáng chú ý là sự ra đời của Đảng cộng sản Pháp (1920) và Đảng cộng sản Trung Quốc (1921) tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam “đứng chân”, gây dựng phong trào trong nước.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin bắt đầu truyền bá vào Việt Nam cùng với con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, thì những tư tưởng dân chủ tư sản du nhập từ trước đó tiếp tục phát triển, nhất là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn với nội dung “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam.

Tình hình thế giới như trên ảnh hưởng không nhỏ tới bước phát triển cũng như đặc điểm của các phong trào dân tộc, dân chủ theo hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930 .

Tình hình trong nước sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Về chính trị, thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới tăng cường khủng bố, đàn áp các tổ chức, các chiến sĩ yêu nước và phong trào đấu tranh phản kháng của nhân dân. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân ta bị bóp nghẹt nhưng lại được che đậy dưới những thủ đoạn bịp bợm.

Pháp thi hành chính sách “cải lương hương chính” (sửa đổi việc làng) nhằm tổ chức lại bộ máy chính quyền làng xã, lập ra hương ước mới, nhằm từng bước can thiệp vào công việc làng xã, loại bỏ dần tính tự trị của nó. Trên nguyên tắc, công cuộc “cải lương hương chính” vẫn chấp nhận cơ chế quản lý làng xã cổ truyền, nhưng trên một chừng mực nào đó thực dân Pháp đã đạt được mục tiêu kiểm soát nhân sự, tài chính của bộ máy chính quyền ở một số nơi ở nông thôn.

Thực dân Pháp còn thực hiện “cải cách hành chính” tăng thêm một số ít công chức người Việt trong bộ máy chính quyền thực dân; tăng thêm một vài đại biểu người Việt vào Hội đồng quản hạt ở Nam Kì, Viện dân biểu ở Bắc Kì, Trung Kì để xoa dịu

bất mãn của công chức người Việt, lôi kéo tầng lớp đại địa chủ, đại tư sản và trí thức thượng lưu.

Tuy nhiên, tất cả những chính sách đó của Pháp đều là những trò mị dân. Cuộc cải cách nhỏ giọt một số quyền lực chính trị không nhằm mục đích mở rộng tính dân chủ cho dân tộc thuộc địa mà nhằm xây dựng một đội ngũ tay sai phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của chúng.

Về kinh tế, Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai với số vốn lớn hơn rất nhiều so với lần trước (1897-1914).

Từ 1888 đến 1918, tổng số vốn đầu tư của cả nhà nước và tư nhân ở Đông Dương, chủ yếu ở Việt Nam, mới có gần 1 tỷ phơrăng, trong đó tư bản tư nhân là 492 triệu. Thế mà chỉ trong 6 năm (1924-1929), riêng tư bản tư nhân Pháp đã đem thêm qua nước ta khoảng 3-4 tỷ phơrăng8

Thực dân Pháp đã biến Việt Nam thực sự trở thành thuộc địa khai thác và thị trường tiêu thụ hàng hóa quan trọng của mình. Cũng giống như lần trước, trong quá trình tăng cường đầu tư khai thác ở nước ta, lần này một mặt chúng cho phát triển có hạn chế kinh tế tư bản chủ nghĩa, mặt khác vẫn duy trì và dung túng quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Vì vậy, đợt khai thác lần này chỉ làm đậm nét hơn tính chất của nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta lúc đó. Với đặc điểm ấy, kinh tế Việt Nam không thể phát triển độc lập, mà ngày càng kiệt quệ, què quặt, lạc hậu, bị lệ thuộc và phục vụ nền kinh tế Pháp. Dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ hai thì nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến sâu sắc thêm theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Về hình thức, đó là một cơ cấu kinh tế thuộc địa mang sắc thái hiện đại nhưng lại mất cân đối trong nội bộ ngành, giữa các ngành và mất cân đối giữa các vùng trong cả nước.

Sự biến đổi về kinh tế cùng với những tác động của những chính sách về chính trị của thực dân Pháp làm cho tình hình xã hội Việt Nam cũng biến đổi theo. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bên cạnh các giai cấp cũ lâu đời (địa chủ và nông dân) tiếp tục phân hóa thì tầng lớp tư sản Việt Nam lúc bấy giờ do những điều kiện mới đã trở thành một giai cấp; giai cấp công nhân và tiểu tư sản cũng tăng lên đáng kể và có bước phát triển mới.

Giai cấp địa chủ không bị suy giảm, trái lại còn được phát triển mạnh hơn trước. Nguyên nhân là do họ tập trung trong tay ngày càng lớn ruộng đất dưới sự che chở của thực dân Pháp. Địa chủ được chính quyền thực dân sử dụng như một phương thức bóc lột. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, “giai cấp địa chủ chiếm 5-7 % dân số nông thôn nhưng đã chiếm 50% diện tích đất canh tác…Đại địa chủ Bắc kì có từ 18-36 ha trở lên. Do đất đai điều kiện canh tác thuận lợi tại Nam kì có những địa chủ sở hữu tới hàng nghìn ha”9

Giai cấp nông nhân là thành phần đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, giai cấp nông dân đã chuyển biến sâu sắc và có sự phân tầng rõ rệt: phú nông, trung nông, bần nông, cố nông. Giai cấp nông dân là giai cấp bị bóc lột và áp bức nặng nề nhất. Cuộc sống của họ bấp bênh, thậm chí bần cùng hóa. Để duy trì cuộc sống, họ phải ra thành phố, hầm mỏ để kiếm công ăn việc làm. Một số người may mắn tìm được nơi bán sức lao động trở thành công nhân, số khác quay về nông dân, cam chịu cuộc sống cùng quẩn và bế tắc.

Giai cấp công nhân lúc bấy giờ đã tăng lên rất nhiều đặc biệt là công nhân làm trong các đồn điền. Điều kiện sống và làm việc của họ rất cực khổ. Họ phải làm việc tập trung từ 10-14 giờ/ngày với đồng lương rẻ mạt, thường xuyên bị cúp phạt và đánh đập. Trước khi họ trở thành công nhân, họ đã là nông dân. Vì thế bên cạnh mối thù giai cấp, họ còn có mối thù dân tộc. Do vậy, công nhân Việt Nam sớm giác ngộ ý thức giai cấp và nhanh chóng vươn lên nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Quá trình đẩy mạnh khai thác thuộc địa của thực dân đẩy nhanh sự xuất hiện càng nhiều thành thị kiểu phương Tây, cùng với nền giáo dục phát triển nên tầng lớp trí thức, tiểu tư sản ngày càng trở nên đông đảo. Đặc điểm chung của họ đều là thị dân, sở hữu một ít tư liệu sản xuất. Thị dân là lực lượng nhạy bén với những tri thức mới và có tinh thần cách mạng. Họ là lực lượng ít nhiều cũng bị chèn ép, có mâu thuẫn với chính quyền thực dân phong kiến. Một hệ thống thành thị phát triển, tầng lớp thị dân trở nên đông đúc là những tiền đề, điều kiện tiếp nhận văn hóa phương Tây. Trong sinh hoạt chính trị và văn hóa dần xuất hiện các đảng phái chính trị, các nhà xuất bản, các dòng

báo chí, các thể loại văn học nghệ thuật mới… Tất cả có tác động không nhỏ tới cách mạng dân tộc, dân chủ nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Thời kì sau Đại chiến thế giới thứ nhất, đặc biệt từ 1919-1924, tư sản Việt Nam phát triển với một số tốc độ nhanh chóng. Họ đã tập hợp thành một tập đoàn có địa vị kinh tế và ý thức giai cấp rõ rệt.

Tư sản Việt Nam tìm cách nâng cao địa vị kinh tế của mình bằng cách dùng nhiều biện pháp để mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Họ không những cổ động thực nghiệp mà còn cổ động nhân dân tiêu dùng đồ nội hóa chống lại ảnh hưởng của hàng ngoại hóa trên thị trường. Ý thức giai cấp cũng thể hiện rõ bằng sự tự giác liên kết với nhau thành tập đoàn bảo vệ quyền lợi cho nhau, biểu lộ trong quan hệ đối với thực dân Pháp và các giai cấp khác. Để chống lại hay hạn chế sự chèn ép của chính quyền thực dân phong kiến, tư sản Việt Nam có nhu cầu “muốn được tự do tham gia vào hội đồng quản hạt, viện dân biểu, họ muốn có hiến pháp, có nghị viện như một chế độ tư bản; họ muốn có chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam. Họ muốn tự do học tập để trở thành luật sư, bác sĩ, kĩ sư, để phát triển thực nghiệp” 10 Mâu thuẫn xuất hiện giữa giai cấp tư sản và công nhân. “Tư sản Việt Nam đã có ý thức cùng nhau dùng những biện pháp để tăng cường bóc lột công nhân Việt Nam, cùng nhau đối phó với sự đấu tranh của công nhân Việt Nam”11. Tư sản Việt Nam đã thật sự trở thành một giai cấp.

Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã biến đổi sâu sắc, phân hóa phức tạp các giai tầng với các thế lực, địa vị và thái độ chính trị khác nhau. Nhưng họ lại có kẻ thù chung là thực dân Pháp và phong kiến tay sai ở những góc độ, mức độ khác nhau. Điều đó góp phần quy định tính quần chúng của các phong trào yêu nước trong thời kì này trong các khuynh hướng đấu tranh.

Tóm lại, tình hình thế giới và trong nước như thế đã tạo ra những điều kiện hình thành cũng như phát triển đồng thời quy định đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Lịch sử Việt Nam ppt (Trang 38 - 42)