Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn Sử Địa,

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Lịch sử Việt Nam ppt (Trang 42 - 46)

II. Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm

11Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn Sử Địa,

2.2. Nội dung của các phong trào yêu nước dân chủ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước năm 1930 thứ nhất đến trước năm 1930

2.2.a. Phong trào ở nước ngoài

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào yêu nước ở nước ngoài của nhân dân Việt Nam ngoài hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đang xúc tiến việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam hướng con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, còn có hoạt động của nhiều nhà yêu nước khác như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường… đứng trên lập trường dân chủ tư sản. Đây là một nhân tố làm cho phong trào yêu nước của nhân dân trong cả nước và kiều bào dâng lên rất mạnh mẽ.

- Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở Trung Quốc

Trung Quốc là nơi hoạt động của nhà yêu nước Phan Bội Châu và nhiều thanh niên tiểu tư sản trí thức. Trước khi bị bắt (1925), Phan Bội Châu đã ra sức hoạt động, tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước trong người Việt. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, có nhiều biến cố xảy ra tác động đến quá trình hoạt động của Phan Bội Châu. Trong thời gian Cụ bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam tại Quảng Châu, những hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội lần lượt thất bại. Số hội viên còn lại rất ít do hy sinh hoặc do chán nãn rút khỏi. Tiếp đó là cách mạng Tháng Mười thắng lợi có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới. Trong tâm trạng thất vọng, Phan Bội Châu bắt đầu hướng tới một tư tưởng mới, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Có lần ông đã đến gặp Đại sứ quán Nga ở Bắc Kinh để hỏi việc gửi người Việt Nam sang Nga du học. Nhưng những tình cảm và việc làm của ông mới dừng lại ở bên ngoài, chưa bắt nguồn từ những nhận thức, tư tưởng. Nhưng sự kiện này cũng chứng tỏ Phan Bội Châu luôn là người yêu nước nhiệt thành, thực sự cầu thị, sẵn sàng thay đổi phương châm, đường hướng miễn là đạt được mục đích cuối cùng. Tháng 6 năm 1925, thực dân Pháp bắt Phan Bội Châu tại Quảng Châu và kết án tù. Trước làn sóng phản kháng của nhân dân trong nước, Pháp đưa Phan Bội Châu về giam lỏng ở Huế. Từ đó, ông bị cách biệt với thực tế cuộc sống bên ngoài, không thể vươn tới một tư tưởng mới hay một trào lưu cách mạng tiến bộ hơn.

Bên cạnh hoạt động của Phan Bội Châu, còn nhiều người Việt Nam yêu nước sang Trung Quốc tìm đường cứu nước và hoạt động khá sôi nổi tiêu, biểu là nhóm Tâm

Tâm xã. Tâm Tâm xã là một tổ chức yêu nước của thanh niên tiểu tư sản được thành lập năm 1923 tại Quảng Châu, chủ trương chống Pháp để phục quốc. Về phương pháp hoạt động, Tâm Tâm xã sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả trừng trị những tên thực dân đầu sỏ, nhằm thức tỉnh đồng bào đứng dậy đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước. Với nhiệt tình yêu nước, các thành viên Tâm Tâm xã hoạt động sôi nổi, tiêu biểu nhất là vụ ám sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Điện (Quảng Châu, Trung Quốc) do Phạm Hồng Thái thực hiện (16/6/1924). Tuy vụ ám sát không thành nhưng có thể nói tiếng vang của Phạm Hồng Thái có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, thúc đẩy phong trào yêu nước tiến lên.

Đây là một tổ chức tiến bộ nhưng chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng tư sản trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên về sau do sự tác động lớn của chủ nghĩa Mác- Lênin với vai trò truyền bá của Nguyễn Ái Quốc thì hầu hết các thành viên của Tâm Tâm xã đã đi theo con đường cách mạng vô sản. Đây là một sự chuyển biến mới của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam.

- Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở Pháp

Tại Pháp đáng chú ý nhất là những hoạt động của nhà chí sĩ yêu nước lão thành Phan Châu Trinh.

Phan Châu Trinh sang Pháp năm 1911 với ý định vận động chính giới Pháp thả các chính trị gia Việt Nam bị bắt năm 1908. Năm 1912, ông cùng luật sư Phan Văn Trường thành lập Hội đồng bào thân ái tại Pháp. Năm 1915, ông tham gia thành lập

Hội những người Việt Nam yêu nước. Đáng kể nhất là việc ông viết Thất điều thư làm rầm rộ thêm phong trào kiều bào Việt chế giễu ông vua Khải Định sang Pháp dự “Hội triển lãm thuộc địa” năm 1922. Trong Thất điều thư, Phan Châu Trinh đả kích mạnh mẽ chế độ quân chủ và quan trường Việt Nam, chỉ trích gay gắt vua Khải Định. Bức thư gây tiếng vang lớn trong nhân dân.

Phan Châu Trinh là người đại diện tiêu biểu cho tư tưởng dân chủ ở Việt Nam. Phan Châu Trinh tuyên án dữ dội chế độ quân chủ, đề cao dân quyền nhưng ông vẫn không thấy được chính thực dân Pháp mới đích thực là kẻ chuyên chế số một, còn triều đình phong kiến chỉ là tay sai. Cũng như trước kia, ông chỉ thấy cuộc sống bần cùng của người dân là do quan lại gây ra mà không thấy rõ đó là do Pháp xâm lược và thống trị. Ông cũng không thấy được sự cấu kết của thực dân cướp nước với bọn phong kiến

tay sai. Do đó, ông vẫn tin có thể “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, và chống lại chế độ quân chủ. Điều đó làm cho tư tưởng của Phan Châu Trinh thành một “ảo tưởng”. Trong cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam muốn thắng lợi hẳn nhiên vấn đề dân chủ và dân tộc không thể tách rời.

Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước. Những ngày tháng cuối đời, Phan Châu Trinh vẫn trung thành với tư tưởng duy tân đất nước, dựa vào Pháp thực hiện cải cách dân chủ, đánh đổ nền quân chủ chuyên chế giành tự do rồi tiến tới giành độc lập. Trong khi Nguyễn Ái Quốc, có thời gian sống tại Pháp với Phan Châu Trinh, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đã vươn tới ánh sáng chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành nhà hoạt động cách mạng trên lập trường vô sản; hay Phan Bội Châu, người bạn, người đồng chí thân thiết của Phan Châu Trinh cũng mềm dẽo thay đổi phương châm theo thời thế để nhằm đạt mục đích; thì Phan Châu Trinh do chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng dân chủ tư sản kiểu cũ và đặc biệt thấm sâu một số nguyên tắc đạo lý của Nho giáo và do hạn chế của sức lực, tuổi tác nên rút cuộc vẫn dừng lại ở lập trường dân chủ tư sản cải lương. Mặc dù vậy, những hoạt động của Phan Châu Trinh đã góp phần khích lệ tinh thần đấu tranh chống đế quốc, phong kiến của Việt kiều và đồng bào trong nước.

Với những đặc điểm đó, phong trào cũng như hoạt động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ngoài nói trên là một bộ phận khá quan trọng thúc đẩy tiến trình đấu tranh của cách mạng Việt Nam.

2.2.b. Phong trào đấu tranh trong nước

- Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc

Giai cấp tư sản Việt Nam hình thành đầu thế kỉ XX, trong khi các nước phương Tây đều đã thực hiện các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI-XVIII. Do đó, tư sản Việt Nam có thực lực yếu kém hơn hẳn, đầu tiên là chậm chân hơn giới tư sản Pháp khoảng 3 thế kỉ. Hơn thế nữa, tư sản Việt Nam cũng bị tư sản Pháp dựa vào chính quyền thực dân ở Đông Dương để chèn ép. Dù sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng có tăng nhưng nhìn chung còn ít. Tư sản Việt Nam có thực lực kinh tế yếu, không đông nhưng lại hết sức phân tán. Có thể nói giai cấp này chưa bao giờ đồng nhất. Ngay từ nguồn gốc của nó, tư sản Việt Nam đã có sự phân hóa. Một bộ phận tư sản Việt Nam hình thành từ giai cấp phong kiến (địa chủ, quan lại) chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Bộ phận khác hình thành từ những tiểu thủ, tiểu thương làm việc cho

Pháp rồi đứng ra làm ăn dựa vào tư sản Pháp, cũng có những người Việt nhờ tài năng và sự kiên trì để trở thành nhà tư sản lớn… Mặc khác, các quan điểm truyền thống còn cho rằng trong giới tư sản Việt Nam có hai bộ phận là tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Thực tế ranh giới giữa hai bộ phận này rất khó xác định. Thành phần khác nhau nên tư tưởng chính trị và thái độ với chính quyền thực dân cũng khác nhau. Địa vị kinh tế yếu ớt là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn đặc điểm phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc thời kì này.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản dân tộc muốn nhân đà làm ăn thuận lợi vươn lên giành lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam, cũng như mong được một số quyền lợi chính trị. Họ đã gây ra những phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919). Tư sản dân tộc phát động mọi người ở một số thành phố, thị xã như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định,… không sử dụng hàng hóa của người Hoa nhằm chống lại thế lực của tư sản Hoa Kiều. “Cuộc đấu tranh này chứng tỏ mối mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam và tư sản nước ngoài trở nên gay gắt. Tuy nhiên, mũi nhọn đấu tranh của tư sản Việt Nam mới nhằm vào tư sản Hoa Kiều, mà chưa hướng vào địch thủ chính là tư bản Pháp” [12; 254).

Tiến hơn một bước trong quá trình đấu tranh, năm 1923 có phong trào đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn. Cuộc đấu tranh này “phản ánh những mâu thuẫn về quyền lợi giữa tư sản Việt Nam và tư bản Pháp. Nhưng cuộc đấu tranh này chỉ chống lại một công ty tư bản, chứ chưa phải chống lại toàn bộ ách cai trị của chủ nghĩa thực dân pháp trên đất nước ta”12

Cùng với những hoạt động kinh tế, giai cấp tư sản cũng đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình. Tiêu biểu là thành lập Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu năm 1923, đòi tự do dân chủ. Đảng “nêu ra 3 yêu cầu về chính trị là tự do tư tưởng, tự do viết báo bằng tiếng mẹ đẻ, tự do đi lại và hội họp. Hoạt động của Đảng Lập Hiến thường hướng vào việc tham gia vào bộ máy chính quyền (Hội đồng thuộc địa, Hội đồng thành phố…) xin gia nhập quốc tịch Pháp…”13. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi thì sẵn sàng thỏa hiệp với chúng, nên đã bị phong trào quần chúng vượt qua. Điều này đã nói lên hạn chế, tính chất hai mặt của tư sản dân tộc trong phong trào yêu nước dân chủ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Lịch sử Việt Nam ppt (Trang 42 - 46)