Xác định đúng đắn nhu cầu TSLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu
quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về TSLĐ cho hoạt động
kinh doanh các doanh nghiệp đề phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết
thực hơn.
Thực trạng ở công ty giầy Thượng Đình cho thấy: TSLĐ chủ yếu được
hình thành từ vốn vay mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Do đó việc sử dụng vốn vay này được xem như là con dao hai lưỡi. Mặt thuận lợi là công ty có vốn để kinh doanh và có cơ hội để tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu( sử dụng đòn bẩy tài chính), mặt khác nó tạo nên gánh nặng nợ nần mà khi hoạt đông kinh doanh của
Để sử dụng nguồn vốn này hợp lý và có hiệu quả cần xác định nhu cầu TSLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh, trong đó cần
xem xét nhu cầu vốn cho từng khâu của TSLĐ. Từ đó có sự bố trí cơ cấu TSLĐ sao cho đầy đủ, hợp lý.
Trên cơ sở nhu cầu TSLĐ, lập kế hoạch sử dụng TSLĐ sao cho chi phí sử
dụng vốn là thấp nhất mà đưa lại hiệu quả cao nhất. Công ty có thể huy động
vốn từ các nguồn như: lợi nhuận sau thuế hàng năm, quỹ khấu hao hàng năm để
bổ sung vào nguồn TSLĐ thường xuyên.
Việc dự đoán nhu cầu TSLĐ thường xuyên sao cho là hợp lý trong từng
thời kỳ lại phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau như: Quy mô hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; sự biến động của các loại hàng hoá trên thị trường; chính sách chế độ về lao động, tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lý sử dụng TSLĐ của doanh
nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...Vì vậy, để
có thể xác định chính xác nhu cầu TSLĐ thì công ty cần chú ý:
+ Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại
và dự đoán được quy mô kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực
nhất.
+ Đánh giá sự biến động của giá cả thị trường năm qua cũng như những năm tới trên cơ sở sự biến động về tình hình tài chính khu vực và thế giới, tình hình chính trị trong và ngoài nước...
+ Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng TSLĐ của công
ty trong các khâu của hoạt động kinh doan