Đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty giầy Thượng Đình " pptx (Trang 52 - 61)

công ty giầy Thượng Đình đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Công ty đã khai thác triệt để nguồn vốn hiện có và vốn đi vay, do đó doanh thu hàng năm

và lợi nhuận các năm vừa qua được cải thiện đáng kể. Để biết tình hình cụ thể,

ta có thể xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của

công ty thông qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 9: Tốc độ chu chuyển TSLĐ Đơn vị tính : Tr.đồng Chênh lệch Chênh lệch TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tuyệt đối Tương đối(%) Năm 2003 Tuyệt đối Tương đôí(%)

1 Doanh thu thuần 87472.13 99543.52 12071.39 13.8 101925.2 2381.71 2.39 2 TSLĐ bình quân 37362.21 40248.02 37360.21 7.72 51210.81 10963 27.24

3 Số vòng quay TSLĐ 2.34 2.47 0.13 5.56 1.99 (0.48) (19.43)

4 Thời gian 1 vòng quay 153.85 144.13 (9.72) (6.32) 182.68 (38.55) (26.75) (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)

* Tốc độ luân chuyển TSLĐ năm 2003 chậm hơn năm 2002 biểu hiện

trong các chỉ tiêu sau:

- Số vòng quay TSLĐ giảm từ 2,47 vòng năm 2002 xuống 1,99 vòng năm

2003.

- Kỳ luân chuyển TSLĐ từ 144,13 ( ngày/vòng ) năm 2002 đã tăng lên

182,68 (ngày/vòng) năm 2003.

Điều này có được là do trong năm 2003 TSLĐ của công ty đã tăng đáng

kể trong khi doanh thu lại tăng. Do đó có thể nói trong năm 2003 này, TSLĐ của công ty quay được ít vòng hơn, do vậy làm tăng kỳ luân chuyển của vốn

* Xét đến mức tiết kiệm hay lãng phí TSLĐ. Ta thấy công ty đã sử dụng

tiết kiệm được một khoản vốn là: 2381,77 tr.đồng. Có thể nói đây là một biểu

hiện rất tốt trong công tác sử dụng TSLĐ năm 2003 của công ty. Đạt được điều

này là do tổng mức luân chuyển đã tăng khá lớn, cụ thể năm 2002 tổng mức luân

chuyển là: 99543,52 tr.đồng thì năm 2003 tổng mức luân chuyển đạt: 101925.22 tr.đồng.

Bảng 10: Sức sản xuất và sức sinh lời của TSLĐ Đơn vị tính : Tr.đồng Chênh lệch Chênh lệch TT Chỉ tiêu Đ.vị Năm 2001 Năm 2002 Tuyệt đối Tương đối(%) Năm 2003 Tuyệt đối Tương đối(%)

1 Doanh thu thuần đồng 87472.13 99543.52 12071.39 13.8 101925.2 2381.71 2.39

2 LN sau thuế đồng 1017.6 920.67 (96.93) (9.53) 928.12 7.45 0.81

3 TSLĐ bình quân đồng 37362.21 40248.02 2885.81 7.72 51210.81 10963 27.24 4 Sức sxkd của TSLĐ lần 2.34 2.47 0.13 5.56 1.99 (0.48) (19.43) 5 Hệ số sinh lời của TSLĐ lần 0.03 0.02 (0.01) (33.33) 0.02 - -

6 Hàm lượng TSLĐ lần 0.43 0.4 (0.03) (6.98) 0.5 0.1 25

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)

*Hiệu quả sử dụng TSLĐ

Doanh thu Hiệu quả sử dụng TSLĐ =

(Hiệu quả sử dụng TSLĐ) TSLĐ bình quân Hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2001 = 2,34

Hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2002 = 2,47 Hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2003= 1,99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta thấy năm trong năm 2001 cứ 1 đồng TSLĐ có thể làm ra 2,34 đồng

doanh thu, còn năm 2002 thì cứ 1 đồng TSLĐ có thể làm ra 2,47 đồng doanh

Như vậy một đồng TSLĐ của năm 2002 đã đem lại doanh thu nhiều hơn

so với năm 2001 là 0,13 đồng và năm 2003 ít hơn 0,48 đồng so với năm 2002. * Hàm lượng TSLĐ( hay còn gọi là mức đảm nhận TSLĐ ).

TSLĐ bình quân 1

Hàm lượng TSLĐ = =

Doanh thu Hiệu quả sử dụng TSLĐ

1 Hàm lượng TSLĐ năm 2001 = = 0,427 2,34 1 Hàm lượng TSLĐ năm 2002 = = 0,405 2,47 1 Hàm lượng TSLĐ năm 2003 = = 0,503 1,99

Kết quả trên cho thấy năm 2001 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,427 đồng TSLĐ, năm 2002 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,405 đồng TSLĐ,năm 2003 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,503 đồng. Như vậy để đạt 1 đồng doanh thu năm 2002 so với năm 2001 công ty cần sử dụng một lượng TSLĐ ít hơn là 0,022 đồng và năm 2003 thì cần sử dụng nhiều hơn là 0,098 đồng. Điều này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2002 cao hơn so với năm 2001 và năm 2003 thì thấp hơn so với năm 2002.

* Xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế TSLĐ (mức DLTSLĐ trước thuế) ta thấy:

Tỷ suất lợi nhuận TSLĐ =

Lợi nhuận trước thuế

Tài sản lưu động bình quân

Mức DLTSLĐ trước thuế năm 2002 = 0,033%

Mức DLTSLĐ trước thuế năm 2003 = 0,026%

Cho thấy năm 2001 cứ 1 đồng TSLĐ có thể tạo ra 0,00042 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2002 cứ 1 đồng TSLĐ có thể tạo ra 0,00033 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2003 là 0,00026 đồng .Như vậy mức DLTSLĐ năm 2002

giảm đi so với năm 2001 là 0,009%,năm 2003 giảm đi so với năm 2002 là

0,007%. Năm 2003, TSLĐ bình quân của công ty đã tăng với tỷ lệ tăng

13,8%và lợi nhuận trước thuế của công ty cũng tăng với tỷ lệ nhỏ hơn nhiều là

0,52%. Đó chính là lý do làm cho chỉ tiêu mức doanh lợi TSLĐ của năm 2003

bị giảm so với năm 2002.

Những thuận lợi bao gồm khách quan và chủ quan là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và việc sự dụng TSLĐ nói riêng .Những thuận lợi ấy nó quyết định tới thành quả đạt được của công ty mà ta có thể nhận thấy đó là:

-Công ty đã và đang tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ ,chỉ đạo lãnh

đạo TP ,lãnh đạo Sỏ công nghiệp Hà nội ,lãnh đạo quậnThanh Xuân ,các cơ

quan ban nghành chức năng cùng bạn hàng trong và ngoài nước trong việc đầu tư đổi mới công nghệ và trong sản xuất kinh doanh

-Tập thể lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ chủ chốt đã trưởng thành vững vàng ,CBCNV tin tưởng gắn bó ,đoàn kết với tinh thần quyết tâm cao.

-Hiệu quả về đầu tư mở rộng sản xuất giầy thể thao tiếp tục được phát

huy,uy tín của công ty giầy Thượng Đình được duy trì và ngày càng phát triển thu hút được người tiêu dùng

-Quy trình công nghệ sản xuất khép kín với nguồn cung cấp nguyên vật

liệu có tính chất ổn định, phong phú, chất lượng cao nên công ty có điều kiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chủ động trong sản xuất.

- Về mặt pháp lý, công ty là doanh nghiệp Nhà nước được hạch toán độc

lập, có tư cách pháp nhân với 3 ngân hàng giao dịch chính là Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương và Ngân hàng Công thương

thanh toán thu chi nội ngoại tệ với khách hàng, người mua, người bán, ký kết các đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, công ty còn được nhà nước hỗ trợ về vốn, được

sự giúp đỡ trong việc mở rộng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều

kiện thuận lợi cho việc bán hàng mở rộng thị trường. Trụ sở chính của công ty đặt tại Hà Nội nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng như thực hiện giao dịch với các đối tác có nhiều thuận lợi.

Những thuận lợi này là nền tảng cho những kết quả khả quan mà công ty

đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là năm 2003 :

+Doanh thu và lợi nhuận tăng ,cụ thể doanh thu tăng khá cao với tỷ lệ là

2,39% trong khi đó lợi nhuân cũng tăng với tỷ lệ nhỏ là 0,52%.Điều này cho thấy công ty họat động kinh doanh có lãi trong năm 2003 và đó là thực sự rất

tốt trong bối cảnh không phải DN nào cũng duy trì được điều này

+Tài sản của công ty tăng so với năm 2002 với tỷ lệ 13,8%do TSLĐ tăng

cao 27,24%.Bên cạnh đó khỏan VCSH cũng tăng mặc dù với tỷ lệ chỉ là

5,13%nhưng khi khoản này tăng công ty sẽ tự chủ được trong việc sử dụng TSLĐ của mình

+Khỏan tiền mặt ,TGNH tăng cũng là vấn đề tốt cho công ty vì không những công ty sẽ đáp ứng được nhu cầu tri trả với khách hàng ,trả lương cho

cán bộ công nhân viên cũng như hưởng được một khoản lãi nhất định từ khoản

TGNH mà giúp cho khả năng thanh toán của công ty được cải thiện tốt hơn.

+Khoản phải thu giảm với tỷ lệ 6,27%nhưng tỷ lệ của khỏan phải thu

trong tổng TSLĐ thì lại quá lớn điều đó cho thấy một phần vồn của công ty đang

bị chiếm dụng và công ty cần phải tìm hướng khắc phục trong thời gian tới

-Những hạn chế:

+Hàng tồn kho tăng khá cao với tỷ lệ 83,14%.Việc khoản này tăng là

không có lợi cho công ty vì nó cho thấy công ty có thể đang găp khó khăn về

vấn đề tiêu thụ sản phẩm.Mặt khác tỷ trọng của khỏan này trong tổng TSLĐ còn khá lớn khi nó chiếm tới 30,72%

sản của công ty được hình thành từ vốn vay .Sự dụng nhiều vốn vay cũng đồng

nghĩa với doanh nghiệp có độ lớn của đòn bẩy tài chính lớn ,tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu có khả năng tăng nhanh ,nhưng đồng thời cũng đang phải đối

mặt với mức độ rủi ro lớn.

+Hệ số sinh lợi TSLĐ trong hai năm liên tiếp 2002,2003 giảm đi so với năm 2001.Năm 2001 con số này là 0,03 lần thì sang năm 2002,2003 con số này

đều là 0,02 lần điều này cho thấy mức doanh lợi TSLĐ giảm dẫn đến hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sử dụng TSLĐ trong 2 năm liên tiếp là chưa cao.

+Hàm lượng TSLĐ chỉ trong năm 2002 là giảm chút ít so với năm 2001

có số liệu là 0,43 lần nhưng đến năm 2003 đã tăng lên tới 0,5 lần mà chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt đối với doanh nghiệp ,vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng TSLĐ sẽ càng tăng lên.

+Tốc độ luân chuyên TSLĐ chậm vì trong năm 2002 kỳ luân chuyển TSLĐ là 144,13(ngày/vòng )thì năm 2003 đã tăng lên tới 182,68(ngày /vòng).

+Qua phân tích một số bảng tài chính ta phần nào thấy được mặc dù tài sản lưu đông của công ty có tăng nhưng việc sử dụng TSLĐ của công ty ở một

số chỉ tiêu giảm so với năm 2002 nhưng đó là những khó khăn mà trong năm

2003 công ty gặp phải khi vừa phải nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh ngày một gay gắt hơn…

Những hạn chế trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như

việc sử dụng TSLĐ là xuất phát từ những nguyên nhân bao gồm khách quan và chủ quan sau:

- Đầu tiên phải kể đến là vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh. Chuyển sang cơ chế thị trường, cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty giầy

không còn được bao cấp về vốn mà phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh và

đảm bảo có lãi. Nhu cầu vốn cho sản xuất là rất lớn trong khi nguồn vốn chủ sở

hữu của công ty lại có hạn, không đủ đáp ứng do đó công ty phải đi vay một lượng vốn khá lớn. Việc trả lãi cho các khoản vốn vay khiến cho lợi nhuận của

cũng có thể vay được vốn, do đó đôi lúc công ty cũng gặp phải khó khăn trong

vẫn đề huy động vốn kịp thơì phục vụ cho sản xuất kinh doanh

-Thị trường bị cạnh tranh rộng hơn và gay gắt hơn trong khi đó giá bán

sản phẩm và đơn giá gia công lại rất thấp

-Đơn đặt hàng thường có số lượng nhỏ ,nhiều chủng loại ,mẫu mã mới đóng gói phức tạp ảnh hưởng nhiều tới NSLĐ ,phát sinh thêm chi phí

-Gia cả các NVL chính ,điện nước ,chi phí vận tải sẽ còn tiếp tục tăng

-Tiến trình hội nhập kinh tế ,việc cắt giảm thuế NK ,các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm XK cũng gây khó khăn

- Một khó khăn nữa mà công ty cũng đang phải đối mặt, đó là chi phí cho

nguyên vật liệu quá cao. Nguồn nguyên vật liệu công ty đang sử dụng chủ yếu được nhập từ nước ngoài, tuy chất lượng tốt nhưng giá thành lại tương đối cao. Điều này khiến cho giá bán của các loại sản phẩm do công ty làm ra cao, làm giảm sức cạnh tranh.

-Mặt khác hiện nay công ty còn sử dụng khá nhiều vốn vay từ phía các ngân hàng do đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty một mặt phải trả

lãi cho các ngân hàng ,một mặt phải cân đối giữa khoản vốn chủ sở hữu và vốn

vay cho nên công ty sẽ khó khăn trong vấn đề tự chủ trong kinh doanh .Để khắc

phục điều này thì công ty cần phải nhanh chóng tiến hành cổ phần hoá doanh

nghiệp.

-Bên cạnh đó ,lực lượng lao động của công ty chưa đồng đều.Lực lượng

công nhân làm việc trong các phân xưởng có tay nghề cao chiếm số lượng còn nhỏ còn làm việc trong các phòng ban thì hiện này số lượng có trình độ học vấn

cao chỉ chiếm 0,05 % đối với trình độ trên đại học ,và con số 2,84 % ở trình độ đại học điều đó cho thấy công ty có rất ít lực lượng lao động có bậc thợ và trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY THƯỢNG ĐÌNH

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài "Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty giầy Thượng Đình " pptx (Trang 52 - 61)