Giải pháp đối với hội sở ngân hàng tỉnh:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam” pptx (Trang 95 - 99)

Hội sở NHCT tỉnh phải là trung tâm quản lý và điều hành hoạt động chung, thay đổi phương thức điều hành và quản lý theo hướng:

+ Nâng cao cạnh tranh từng bộ phận nghiệp vụ, các phòng nghiệp vụ tại hội sở chính phải quản lý nghiệp vụ xuyên suốt, là trung tâm phân tích và đề xuất thực hiện đối với từng mặt nghiệp vụ, điều chỉnh hoạt động của hội sở và các phòng giao dịch.

+ Nghiên cứu và phát triển các hoạt động dịch vụ đa năng phù hợp với từng địa bàn.

+ Xây dựng các hành lang, trong đó cho phép các bộ phận, các khu vực có cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng như địa bàn thị xã Phủ Lý, được chủ động trong kinh doanh như hành lang về xử lý điều chỉnh lãi suất cho vay và huy động vốn, cơ chế uỷ quyền phán quyết cho vay đối với một khách hàng...

+ Các bộ phận nghiệp vụ tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với các nghiệp vụ của mình, thông qua kiểm tra kiểm soát định kỳ mới nắm bắt được thực tế hoạt động của các mặt nghiệp vụ trong địa bàn toàn tỉnh. Qua số liệu kiểm tra, kiểm soát đề xuất biện pháp khắc phục tồn tại, kiểm tra toàn bộ hoạt động nghiệp vụ hiện hành đảm bảo cho hoạt động ngân hàng thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các quy chế của ngành và quy định nội bộ của NHCT Việt Nam, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

+ Kiểm soát của các bộ phận nghiệp vụ mới hạn chếở phạm vi hẹp, đi vào sự vụ là chính mà chưa đi vào kiểm toán nội bộ... Cho nên phải kết hợp giữa kiểm toán nội bộ và kiểm tra kiểm soát theo chuyên đề tín dụng, kế toán, tài chính, ngân quỹ... Thông qua đó có được thông tin chính xác về thực trạng hoạt động cho vay, giúp cho các cấp quản lý đề ra hướng giải quyết tồn tại thích hợp. Kiểm soát phải trở thành lực lượng gián tiếp quan trọng tạo ra hiệu quả kinh doanh, tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.

+ Vấn đề kế hoạch hoá trong hoạt động của ngân hàng: Thời gian qua có lúc tổ chức lập kế hoạch mang tính nghiên cứu, chiếu lệ là chính mà chưa thực sự coi trọng kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Quyết toán thực hiện kế hoạch mới nằm ở dạng đánh giá thi đua, khen thưởng mà chưa gắn với công cụ quản lý khác “với khái niệm: Kế hoạch là pháp lệnh”. Sự ngược chiều nhau giữa mục tiêu kế hoạch hoá và mục tiêu tài chính vẫn đang xảy ra, lẽ đương nhiên mục tiêu tài chính được coi trọng trên hết. Phải khẳng định là vai trò của kế hoạch hoá là không thể thiếu được trong quản lý điều hành vĩ mô và vi mô. Để kế hoạch hoá trở thành công cụ quản lý hữu hiệu cần phải điều chỉnh tư duy kế hoạch hoá theo hướng: Công cụ kế hoạch hoá kết hợp chặt chẽ với cơ chế lãi suất thị trường và cơ chế tài chính, thực hiện kế hoạch gắn liền với tài chính của đơn vị như kế hoạch tín dụng, chỉ tiêu nợ quá hạn song hành với việc thưởng phạt vào thu nhập của từng phòng ban, cá nhân.

- Giải pháp đối với chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch:

+ Quan điểm đối với cán bộ điều hành và cán bộ chủ chốt như: Trưởng, phó phòng giao dịch và Giám đốc, phó giám đốc chi nhánh trực thuộc phải có đủ năng lực, trình độ hoạt động độc lập, tổ chức quản lý và điều hành tốt, những cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất phải chuyển sang làm trực tiếp.

+ Nâng cấp những phòng giao dịch có đủ điều kiện thành chi nhánh trực thuộc, tạo cơ sở vật chất, lao động, tăng khả năng cạnh tranh. Đối với những phòng giao dịch không đủ điều kiện cần tăng cường cán bộ có năng lực, mạnh dạn đầu tư về nhân lực, vật lực, tạo sự tăng trưởng cần thiết cho hoạt động. Giải thể các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh.

+ Nhiệm vụ chính của các phòng giao dịch là huy động vốn và đầu tư tín dụng, phải sắp xếp và quản lý lao động theo hướng tập trung cán bộ làm công tác tín dụng. Mở rộng địa bàn hoạt động đến từng vùng, từng cụm dân

cư, tăng thị phần của NHCT Tỉnh.

3.3. Một số kiến nghị.

3.3.1. Đối với NHCT Việt Nam.

- Đổi mới quy chế tiền lương kinh doanh của NHCT Việt Nam.

+ Việc phân phối tiền lương kinh doanh cho các chi nhánh không nên thiên quá về chỉ tiêu lợi nhuận mà không xét đến yếu tố thế mạnh, thị trường của mỗi chi nhánh. Hiện nay do môi trường kinh doanh, rất nhiều chi nhánh làm rất tốt công tác kinh doanh và tiếp thị cho hoạt động của NHCT Việt Nam nhưng môi trường không có các doanh nghiệp lớn, không có các dự án lớn cho nên không phát triển được các dự án đầu tư cho vay, trong khi đó các chi nhánh có địa bàn thuận lợi, việc tăng trưởng dư nợ rất dễ dàng mà không thể hiện sự cố gắng và đóng góp cho ngành.

+ NHCT Việt Nam cần gắn việc phân phối tiền lương kinh doanh với việc phát huy thế mạnh của từng chi nhánh (có chi nhánh ưu thế về huy động nguồn vốn, có chi nhánh ưu thế về cho vay, có chi nhánh ưu thế về phát triển các sản phẩm và ứng dụng dịch vụ mới), cần phải xem xét những thế mạnh đó, đánh giá mức độ, chất lượng hoàn thành các chỉ tiêu chính do NHCT Việt Nam giao làm cơ sở để xét lương kinh doanh.

Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ về tăng bậc lương của cán bộ công nhân viên áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế, không phù hợp với tính chất hoạt động của NHTM. Hệ thống thang bảng lương quá nhiều bậc, khoảng cách giữa các bậc bất hợp lý (bậc cho lao động giản đơn như bảo vệ, lái xe quá cao so với chuyên viên ngân hàng được đào tạo cơ bản nhiều năm chính quy. NHCT Việt Nam có quy chế tiền lương áp dụng trong hệ thống NHCT Việt Nam ngoài phần lương cơ bản theo Nghị định số 26/CP, quy định lương như hiện nay chưa thực sự khuyến khích người lao động nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, nhất là đối với

các chi nhánh kinh doanh không có hiệu quả hoặc lợi nhuận đạt ở mức trung bình, nếu tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả cao hơn thì lợi nhuận chưa đủ đem lại mức lương kinh doanh tăng lên hơn hiện tại.

Thu nhập-chi phí (không lương) Lương kinh doanh được hưởng =

1.000 x125đ

Mà thực tế ở những chi nhánh như NHCT Hà Nam việc lợi nhuận tăng thêm từ 10-30% trở lên mới thay đổi mức lương kinh doanh hiện nay, và với mức lương kinh doanh tăng không đáng kể thì việc bình xét lương kinh doanh cũng không đem lại kết quả cao nhất.

NHCT Việt Nam nên có quy chế hưởng lương kinh doanh thực sự căn cứ vào kết quả kinh doanh, qua đó những người trực tiếp làm công việc tạo ra lợi nhuận sẽ được hưởng hệ số lương kinh doanh từ 1,2-1,5; cần quy định rõ đối tượng làm tổn hại đến kết quả kinh doanh như: Phát sinh nợ quá hạn, vi phạm vi chế, chây ì lười biếng... sẽ không được hưởng lương kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam” pptx (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)