Chi phí quản lý của ngân hàng hiện nay có thể chia làm 2 loại chính: + Loại chi phí theo định mức quy định: Quy định của Bộ tài chính, của ngành như: Khấu hao, thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
+ Loại chi phí không định mức: Bao gồm toàn bộ các tài khoản chi phí khác đảm bảo cho hoạt động ngân hàng như chi phí sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ lao động, công tác phí, bồi dưỡng độc hại, điện thoại, giấy tờ in, văn phòng phẩm, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, chi đào tạo, hội họp... Các khoản chi phí này thường vận dụng và quyết toán theo chi phí thực tế, cho
nên dẫn đến lãng phí là không tránh khỏi. Mặt khác mạng lưới các chi nhánh ngân hàng về hạch toán và cơ chế tổ chức có tính độc lập tương đối. Nên theo tôi để quản lý và tiết kiệm chi phí nên xây dựng các định mức phù hợp cho từng loại, nhóm chi phí trên cơ sở hoạt động thực tế dựa vào các căn cứ như:
Khu vực kinh tế xã hội.
Chỉ số giá cả.
Quy mô áp dụng.
Chất lượng tài sản sinh lời.
- Áp dụng cơ chế khoán chi phí, quản lý tập trung và quyết toán phân
tán.
Trên cơ sở định mức chi phí, áp dụng khoản chi phí cho các chi nhánh trực thuộc (đối với các chi nhánh có chi nhánh trực thuộc). Các khoản chi phải có đầy đủ yếu tố hợp pháp, hợp lệ. Quyết toán chi phí cho các chi nhánh một cách linh hoạt là có bổ sung và tiết giảm các chi phí không mang tính hữu ích như chi phí tiếp khách, hội họp, ửng hộ các cơ quan, đoàn thể...
Tăng cường quản lý, giám sát chi phí, đảm bảo tính thực tiễn và trung thực trong mỗi khoản chi, tổ chức kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các khoản chi sai chế độ, chi vượt định mức.
3.2.4 Tăng cường công tác tổ chức cán bộ, mở rộng và củng cố màng
lưới hoạt động.