Trình độ cán bộc òn bất cập với thực tiễn hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam” pptx (Trang 71 - 75)

Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ là vấn đề then chốt ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp có những điểm khác biệt so với các ngành kinh tế khác, do đó nhân lực ngân hàng cũng có những đặc điểm riêng, những tiêu chuẩn cao hơn so với những ngành kinh tế khác. Tham khảo về trình độ cán bộ ngân hàng một số nước cụ thể.

Hệ thống ngân hàng Tỷ lệ đại học, trên đại học trong tổng số lao động Anh Nhật Thái Lan Malayxia 78% 75% 65% 62%

Cho thấy nhu cầu đào tạo, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ là rất lớn và cấp bách, nhưng vấn đề đặt ra là đào tạo theo mô hình nào để trong một thời gian hợp lý có được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn hiện nay.

- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và mức độ đáp ứng nhu cầu hiện tại, phát hiện những hụt hẫng về kiến thức của mỗi cán bộ khi thực hiện những chức trách cụ thể và tác động của những thiếu sót đó có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc ra sao, từ đó tổng hợp các nhu cầu cụ thể về đào tạo để lập chương trình, thời gian và chi phí đào tạo phù hợp.

Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và quản lý là nguồn lực cơ bản trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Thực tế tại NHCT Hà Nam, vấn đề cán bộ còn nhiều tồn tại, đó là những tồn tại có tính chất lịch sử. Mặc dù đánh giá tầm quan trọng của nhân sự trong công tác nghiệp vụ, nhưng để có được một đội ngũ cán bộ đạt chuẩn quả là không đơn giản, đơn cử từ năm 1997 đến nay tổ chức tuyển dụng gần 20 cán bộ mới nhưng cán bộ có trình độ đại học chính quy chỉ chiếm 20%. Hiện nay lượng cán bộ kế cận lãnh đạo chủ chốt từ trưởng phó phòng trở lên là khâu cần được đặc biệt chú trọng, do trình độ nghiệp vụ còn non, không được đào tạo chính quy, đa số là loại hình đào tạo tại chức, để có được đội ngũ cán bộ đạt chuẩn thì nếu mỗi năm có 10% số cán bộ được đào tạo lại cũng cần tới 10 năm mới có được đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng đúng với yêu cầu của giai đoạn mới này.

Cũng chính vì lực lượng cán bộ làm công tác cho vay chiếm 60% chưa qua đại học và một số chưa qua đào taọ nghiệp vụ tín dụng chính quy (chuyển từ bộ phần nguồn vốn, hành chính về tín dụng) nên không có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm còn non, hậu quả để lại nợ quá hạn lớn.

Phân tích như vậy để thấy rằng chất lượng của đội ngũ cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn đơn điệu, hiệu quả thấp.

NHTM nói chung và NHCT nói riêng là trung tâm thanh toán, quản lý và lưu thông tiền tệ. Hiện nay sản phẩm dịch vụ chủ yếu của NHCT là dịch vụ thanh toán, trong khi đó đòi hỏi đối với ngành Ngân hàng là phải cho ra đời nhiều loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động tiền tệ, trên thực tế NHCT Hà Nam chỉ có dịch vụ thanh toán, chi trả kiều hối còn hầu hết các loại dịch vụ của NHCT Việt Nam vẫn chưa được thực hiện và ngay cả các dịch vụ trên cũng chỉ mang tính hoạt động tự phát trên tài khoản tiền gửi của khách hàng đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thu dịch vụ của NHCT Hà Nam chỉ chiếm 3% trong tổng thu.

Trong đà phát triển, các sản phẩm ngân hàng mang nhiều tiện ích cho khách hàng thì hoạt động dịch vụ của NHCT Hà Nam vẫn chỉ là dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch vụ kiều hối chiếm tỷ trọng quá nhỏ.

Do đơn điệu về loại hình dịch vụ nên không thể thu hút được khách hàng càng không thể tạo thế mạnh trong cạnh tranh; thực tế trong những năm vừa qua hoạt động dịch vụ mang nhiều tính thụ động, không đóng góp nhiều cho sự phát triển cũng như lợi nhuận của NHCT Hà Nam, mặc dù được đầu tư rất lớn và đi trước các hoạt động kinh doanh khác nhưng các hoạt động dịch vụ vẫn không phát triển được.

Sự đơn điệu và kém hiệu quả trong kinh doanh không chỉ thể hiện ở NHCT Hà Nam mà còn là tình trạng chung trong toàn hệ thống Ngân hàng

trên địa bàn tỉnh Hà Nam, điều đó đã phản ánh sự yếu kém về hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, xong đồng thời đây cũng là những điều kiện thuận lợi và môi trường kinh doanh rộng lớn còn đang bỏ ngỏ tạo cơ hội để NHCT thâm nhập và phát triển.

2.6.3.4. Nguyên nhân tồn tại. - Nguyên nhân chủ quan. - Nguyên nhân chủ quan.

+ Công tác điều hành: Là một chi nhánh mới được thành lập, đội ngũ lãnh đạo vừa thiếu vừa yếu (nhất là hàng ngũ cán bộ lãnh đạo các phòng ban), lực lượng cán bộ lãnh đạo có nhiều biến động dẫn đến công tác điều hành không được liên tục, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của cơ chế thị trường.

+ Về lực lượng lao động: So với quy mô hoạt động của NHCT Hà Nam, thì hiện tại số lượng lao động là khá lớn, tuy nhiên những lao động này chưa đáp ứng đúng với yêu cầu của nhiệm vụ do trình độ chuyên môn thấp, trình độ nghiệp vụ non.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được chú trọng đúng mức: Bộ phận kiểm tra kiểm soát nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc chi nhánh thường làm công việc mang tính chất sự vụ, chưa thực sự gắn kiểm soát với trách nhiệm của từng bộ phận nghiệp vụ, kiểm soát không đi kèm xử lý rút kinh nghiệm, chính vì vậy kết quả kiểm tra kiểm soát nội bộ không mang tính pháp lý cao.

+ Công tác đào tạo cán bộ chưa sát với nhiệm vụ thực tiễn: Hiện tại một phần lớn cán bộ nghiệp vụ chưa đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, công tác đào tạo trong thời gian qua mang nặng tính bằng cấp, không gắn với nghiệp vụ chuyên môn, một số nghiệp vụ đòi hỏi phải có đào tạo chuyên sâu như: Điện toán, thanh toán quốc tế thì hầu như chưa được chú trọng đào tạo.

+ Cơ chế tín dụng không ổn định, nhất là quy chế về thế chấp tài sản và cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay đối với doanh nghiệp bị lỗ...

+ Sự tồn tại một lượng vốn cho vay quá hạn từ các năm trước không thu được làm chiều hướng nợ quá hạn tiếp tục gia tăng. Hơn nữa, việc thực hiện xử lý nợ quá hạn và hình thức xử phạt cán bộ có số dư nợ quá hạn quá cao của NHCT Hà Nam như kỷ luật, giữ lương, chuyển công tác khác hoặc đình chỉ cho vay tập trung thu nợ quá hạn; Mặt khác một số cán bộ tín dụng mới mắc vào các vụ án của khách hàng bị liên đới kỷ luật, đã làm cho cán bộ ngân hàng sợ cho vay.

+ NHCT mở rộng địa bàn hoạt động nhưng lượng cán bộ rất ít và hầu như không phải người địa phương nên không có điều kiện tìm hiểu thị trường, khai thác tiềm năng, biểu hiện dư nợ tăng rất chậm, dư nợ bình quân đầu người 2 phòng giao dịch Kiện Khê và Lý Nhân từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/người .

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam” pptx (Trang 71 - 75)