Phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp theo định biên

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 20 LAO ĐỘNG HỌC VÀ LAO ĐỘNG NGÀNH LÂM NGHIỆP Phần 1 ppt (Trang 27 - 30)

2. Phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước

2.3.2.Phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp theo định biên

Để định mức lao động tổng hợp theo định biên,công ty tiến hành các bước sau: - Phân loại lao động.

- Xác định khối lượng nhiệm vụ, công việc phải thực hiện. - Định biên lao động cho từng bộ phận.

- Tổng hợp mức lao động định biên chung của công ty. 2.3.2.1. Phân loại lao động

Phân loại lao động thành lao động chính, lao động phụ trợ, phục vụ, l lao động bổ sung và lao động quản lý là cơ sở xác định định biên lao động theo từng loại cho từng bộ phận và cả công ty.

Việc phân loại lao động phải căn cứ vào tính chất ngành, nghề, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để thực hiện khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của công ty. Có thể phân loại lao động như sau:

a) Lao động chính: là những lao động công nghệ, lao động trực tiếp kinh doanh, dịch vụ ở các bộ phận chính theo quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc tổ chức kinh doanh, dịch vụ của công ty.

b) Lao động phụ trợ, phục vụ: là những lao động thực hiện chức năng phụ trợ, phục vụ ở các bộ phận chính, làm việc ở các bộ phận chính và bộ phận phụ trợ, phục vụ của công ty. c) Lao động bổ sung: là những lao động được sử dụng để bổ sung, thay thế cho lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ khi thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động hoặc công ty tổ chức làm việc liên tục các ngày trong năm.

d) Lao động quản lý, gồm những đối tượng giống cách phân loại lao động để tính định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, xem tiểu mục c, mục 3.1.1.).

Hằng năm công ty phải xác định cụ thể nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và phương án cân đối với các điều kiện, từ đó xác định cơ cấu, số lượng lao động chính và phụ trợ, phục vụ hợp lý. Đối với lao động quản lý thì căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi để xác định phù hợp với các nhiệm vụ, khối lượng công việc của từng bộ phận quản lý phải triển khai thực hiện trong năm.

2.3.2.3. Định biên lao động cho từng bộ phận

Công ty xác định cơ cấu, số lượng và bố trí, sắp xếp các loại lao động theo chức danh nghề, công việc phù hợp với yêu cầu thực hiện khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của từng bộ phận đó. Việc xác định thực hiện theo các bước sau:

- Phân tích, mô tả công việc.

- Phân tích và lựa chọn phương án tổ chức lao động hợp lý để thực hiện công việc.

- Bố trí lao động phù hợp (có đủ trình độ và khả năng thực hiện công việc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ) vào từng vị trí để thực hiện công việc.

2.3.2.4. Phương pháp xây dựng mức lao động tổng hợp định biên

Sau khi định biên lao động phù hợp cho từng bộ phận, công ty tính tổng hợp mức lao động định biên chung của công ty theo công thức:

Lđb = Lch + Lpv + Lbs + Lql

Trong đó:

Lđb: Lao động định biên của công ty (đơn vị tính là người). Lch: Lao động chính định biên.

Lpv: Lao động phụ trợ, phục vụ định biên.

Lbs: Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ.

Lql: Lao động quản lý định biên. Lch, Lpv, Lql xác định như sau:

a) Lao động chính định biên (Lch): được tính theo số lao động chính định biên hợp lý của từng bộ phận tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, cửa hàng hoặc tổ chức tương đương trong đơn vị thành viên của công ty. Lao động chính định biên của từng bộ phận được xác định trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, khối lượng công việc cân đối với các điều kiện về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động.

b) Lao động phụ trợ, phục vụ định biên (Lpv): được tính theo tổng số lao động phụ trợ, phục vụ định biên của từng bộ phận tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, cửa hàng hoặc tổ chức tương đương trong đơn vị thành viên của công ty. Trên cơ sở khối lượng công việc phụ trợ, phục vụ, quy trình công nghệ sản xuất, tổ chức lao động của từng bộ phận trong công ty, tính Lpv bằng định biên hoặc tỷ lệ % so với Lch.

c) Lao động bổ sung định biên (Lbs): được tính đối với công ty khi xác định Lch và Lpv chưa tính đến số lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ.

Lbs được tính như sau:

Số ngày nghỉ chếđộ theo quy định Số lao động định biên làm nghề, công việc đòi hỏi phải làm việc vào ngày Lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần

Số ngày nghỉ chế độ theo quy định Lbs = (Lch + Lpv) x

(365 - 60)

Số ngày nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm:

- Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên theo thống kê kinh nghiệm của năm trước liền kề. - Số giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc,

độc hại, nguy hiểm (quy đổi ra ngày) tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên.

- Thời gian nghỉ thai sản tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên.

Đối với công ty có những nghề, công việc đòi hỏi phải làm việc liên tục các ngày trong năm: Lbs = (Lch + Lpv) x

d) Lao động quản lý định biên (Lql): được tính bằng tổng số lao động quản lý định biên của công ty.

Như vậy, định mức lao động chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong giải quyết các nhiệm vụ tổ chức lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc và giảm chi phí lao động. Xin giới thiệu ví dụ tham khảo về định mức lao động tạo rừng keo lá tràm lai chu kỳ 9 năm xây dựng, áp dụng trong giao khoán ở một số lâm trường.

Biểu 6. Định mức lao động tạo rừng keo lá tràm lai chu kỳ 9 năm

(F.J Staudt - Chương 24 về lao động học - Sổ tay Lâm nghiệp Nhiệt đới - L.Pancel - Springer Verlag. Heindelberg - 1993)

STT Nội dung công việc Định mức lao động (ngày

công/ha) 1 Trồng rừng 73,4 - Phát thực bì 25 60 x +

STT Nội dung công việc Định mức lao động (ngày công/ha) - Dọn sống 12 - Cuốc hố (40x40x40), 1650 hố/ha 15,4 - Lấp hố 5,5 - Vận chuyển hom và trồng 8 - Bón phân 5,5 - Làm đường ranh 2 2 Chăm sóc 101 Năm thứ nhất 52,4

- Lần 1: Phát chăm sóc, xới vun gốc, dặm 18

- Lần 2: Phát chăm sóc, xới vun gốc. 19,1

- Lần 3: Phát chăm sóc 15,3

Năm thứ 2 hai 34,4

- Lần 1: Phát chăm sóc, xới vun gốc. 19,1

- Lần 2: Phát chăm sóc 15,3

Năm thứ ba: phát chăm sóc 14,2

3 Bảo vệ rừng từ năm thứ nhất đến năm thứ 9 20 công x 9 năm = 180

Tổng cộng 354,4

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 20 LAO ĐỘNG HỌC VÀ LAO ĐỘNG NGÀNH LÂM NGHIỆP Phần 1 ppt (Trang 27 - 30)