M. thang DNA chuẩn 1 mẫu 3 Thái Bình.
4.3.3 Kiểm tra virus trong mẫu rầy nâu thu thập tại một số tỉnh miền Bắc
Rầy nâu (Nilaparvata lugens) được xác định là sinh vật trung gian truyền bệnh của hội chứng vàng lùn (RGSV), lùn xoắn lá (RRSV). Cả hai loài được truyền theo kiểu bền vững. Hai loài virus này đều có khả năng nhân số lương bên trong rầy nâu và rầy nâu khi đã mang virus trong cơ thể sẽ có khả năng trruyền virus đến khi chết. Virus không truyền qua trứng rầy, không truyền bằng tiếp xúc cơ học.
Rầy nâu (Nilaparvata lugens) chích hút cây lúa bệnh sau 5 đến 10 phút là mang mầm bệnh trong cơ thể và khoảng 10 ngày sau là có thể truyền virus sang cây khoẻ. Tuổi thọ trung bình của rầy nâu (Nilaparvata lugens) truyền bệnh là 15,4 ngày, ngắn hơn so với rầy nâu không truyền bệnh.
Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy, ở những điểm xuất hiện triệu chứng lùn cây, vàng lùn đều có rầy nâu với mật độ khác nhau, thấp từ 30 - 50con/m2, nơi cao hàng nghìn con/m2. Các mẫu rầy đã được thu thập và tiến hành kiểm tra ELISA với kháng huyết thanh RGSV, RRSV và RTSV. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
Ảnh 4.11. Mẫu rầy và rầy nâu trên lúa tại Thái Bình vụ xuân năm 2008 Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra RGSV, RRSV trên mẫu rầy vụ xuân 2008
STT Địa điểm Triệu chứng RGSV RRSV
OD KL OD KL 1 Thái Bình “Vàng lùn” 0.066 - 0.060 - 2 0.060 - 0.098 - 3 0.063 - 0.068 - 4 0.064 - 0.069 - 5 0.064 - 0.116 - 6 Hải Phòng “Vàng lùn” 0.066 - 0.111 - 7 0.065 - 0.068 - 8 Hải Dương “Vàng lùn” 0.073 - 0.067 - 9 0.064 - 0.114 - 10 Hà Nội “Vàng lùn” 0.078 - 0.068 - 11 0.082 - 0.074 - 12 ĐC+ Vàng lùn 0.385 + 0.079 - 13 Đệm 0.070 - 0.070 -
Ghi chú: (-) Không bị bệnh (+) Bị bệnh Kết quả đọc sau 60'
Nhận xét:
âm tính với hai loại virus RGSV và RRSV. Điều này, cho thấy rầy nâu ở các điểm điều tra không mang virus gây bệnh "vàng lùn" và càng khẳng định rõ hơn nguyên nhân gây ra bệnh "vàng lùn" ở các điểm điều tra Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội không giống như ở miền Nam.