Khái quát chung về bệnh lúa cỏ Rice grassy stunt viru sở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM CHẾ tạo KHÁNG HUYẾT THANH VIRUS lúa cỏ RICE GRASSY STUNT VIRUS RGSV (Trang 27 - 29)

Bệnh virus lúa cỏ ở nước ta cũng đã được biết đến từ lâu. Bệnh do Rice grassy stunt tenuivirus (RGSV) gây ra. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam năm 1989, tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 sau trận dịch rầy nâu. Đến nay, bệnh đã xuất hiện thành dịch ở 21 tỉnh thành, từ Khánh Hoà trở vào [4], [8], [17].

Bệnh virus lúa cỏ Rice grassy stunt virus (RGSV) là một bệnh quan trọng. Những năm trước đây, do điều kiện kinh tế trong nước còn thiếu phương tiện kỹ thuật và kháng huyết thanh của một số dòng virus trên lúa, cho nên chỉ tiến hành thu thập mẫu bệnh và gửi sang viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI ở Philippin, do tiến sĩ Ossmat azzan, Virologis của bộ môn bệnh cây thực hiện. Từ tháng 4/1996 đến tháng 11/1997, trong tổng số 163 mẫu, có phản ứng dương tính với 3 loại virus RTBV, RTSV, RRSV với tỷ lệ rất thấp 4/10 [4].

Tháng 11/2005, tại Việt Nam, Tiến sỹ R.C. Cabangan và I.R.Choi, viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) phân tích 52 mẫu lúa bệnh có 7 mẫu dương tính với bệnh lùn lúa cỏ (RGSV).

Tháng 3 năm 2006, Tiến sỹ Hong soo choi, chuyên về virus, bộ môn bệnh cây, viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp quốc gia Sunon; Korea cùng tiến sỹ I.R. Choi của IRRI sang Việt Nam lấy mẫu, tiếp tục thực hiện các giám định bằng PCR và giải mã gen (Squencing). Kết quả kháng huyết thanh cho thấy, có

nhiều triển vọng để có thể đi đến những kết luận bước đầu. Kết quả mẫu bệnh vàng lùn tại Tiền Giang và An Giang do trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam và chi cục Bảo vệ Thực vật An Giang hướng dẫn lấy mẫu cho thấy, trong 30 mẫu lấy có 27 mẫu có phản ứng dương tính với bệnh lùn lúa cỏ [4], [17].

Năm 2006, Phạm Văn Dư khi nghiên cứu về bệnh vàng lùn hại lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long đã xác định, bệnh vàng lùn là một bệnh mới do sự phối trộn của 3 loại virus là vàng lùnc, lùn xoắn lá và Tungro [4],[7]. Cùng thời gian này ông Rogelio Cabulagan, nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI đã đến Việt Nam và làm một thí nghiệm ELISA kiểm tra các mẫu lúa bằng cách sử dụng kháng huyết thanh của 3 loại virus. Thí nghiệm này đã phát hiện sự hiện diện của 3 loài virus RGSV, RRSV, RTSV.

RGSV thường không biểu hiện đơn lẻ mà là triệu chứng tổng hợp.

(1) RGSV + RRSV + RTSV: Cây lúa biểu hiện triệu chứng nhiều của RGSV và RRSV hơn. Cây lúa lùn, có màu vàng nhạt, nhiều nhánh, gân lá phồng lên, lá xoắn lại.

(2) RRSV + RGSV: Cây lúa có nhiều nhánh hơn so với cây lúa bình thường nhưng ít hơn so với cây lúa nhiễm RGSV. Cây bệnh có lá dài, thẳng đứng, lá non mới ló ra có màu vàng. Cây thường chết trước khi trổ bông.

(3) RRSV + RTSV: Triệu chứng của RRSV xuất hiện trước. Cây lúa có màu xanh tối, lá ngắn, hẹp, thẳng đứng. Lá có màu đỏ đồng [15].

Bệnh vàng lùn nói chung và lùn lúa cỏ RGSV nói riêng ở nước ta đã tiềm ẩn từ lâu trong hệ thống nông nghiệp trồng lúa của miền Nam Việt Nam. Các virus này liên tục nhân lên trong nhiều năm vừa qua, và cho đến khi sự hiện diện của rầy nâu với số lượng lớn thì bệnh bùng phát. Dịch rầy nâu bùng phát được thúc đẩy bằng việc canh tác 3 vụ lúa trong năm và sử dụng giống nhiễm rầy.

Ngoài ra, khả năng truyền bệnh của rầy nâu thay đổi theo thời gian, tỉ lệ rầy có khả năng lấy và truyền virus có thể đã tăng lên đáng kể trong quần thể rầy nâu tại vùng này trong những năm vừa qua.

Kết quả điều tra, giám định của Trung tâm bệnh cây Nhiệt đới trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2007 ở nhiều tỉnh miền Bắc như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình, Sơn la, Lạng Sơn, Bắc Giang vv... cho thấy bệnh virus vàng lùn vẫn chưa được phát hiện.

Theo Nguyễn Quang Minh - Cục trưởng Cục BVTV thì ở miền Bắc, trong vụ lúa xuân năm 2008, nhiều tỉnh có lúa bị vàng lùn. Trong đó nhiều nhất ở Nam Trực - Nam Định, có hàng trăm ha lúa bị lùn. Tuy nhiên, các mẫu lúa xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với virus vàng lùn, lùn xoắn lá và nỗi lo lớn nhất bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện ở miền Bắc tạm thời được dẹp bỏ. Nhưng nguyên nhân gây ra hiện tượng đó thì vẫn chưa được các nhà chuyên môn đánh giá.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM CHẾ tạo KHÁNG HUYẾT THANH VIRUS lúa cỏ RICE GRASSY STUNT VIRUS RGSV (Trang 27 - 29)