Kết quả điều tra bệnh virus trên lúa tại một số tỉnh miền Bắc

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM CHẾ tạo KHÁNG HUYẾT THANH VIRUS lúa cỏ RICE GRASSY STUNT VIRUS RGSV (Trang 42)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.Kết quả điều tra bệnh virus trên lúa tại một số tỉnh miền Bắc

Bệnh virus hại lúa ở nước ta đã được biết đến từ lâu. Bệnh do RGSV, RRSV, RTSVgây ra. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam năm 1989. Năm 2000, sau trận dịch rầy nâu, bệnh đã xuất hiện thành dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, dịch bệnh đã bùng phát ở 21 tỉnh thành, từ Khánh Hoà trở vào. Ở miền Bắc, theo thông tin của Cục Bảo Vệ Thực Vật, bệnh vẫn chưa được xác định. Do vậy, trong chương trình phòng chống bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại Việt Nam, việc phát hiện sự có mặt của bệnh tại miền Bắc là quan trọng. Hiện nay, nhiều cơ quan liên quan đến Bảo vệ Thực vật, bao gồm các Trung tâm, Viện, các Chi cục Bảo vệ Thực vật tại miền Bắc vẫn đang điều tra, đánh giá, phát hiện sự có mặt của bệnh.

Để góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh ở miền Bắc, chúng tôi tiến hành điều tra nguồn bệnh trên lúa vụ xuân năm 2008 tại một số tỉnh miền Bắc. Việc phát hiện bệnh dựa theo triệu chứng đặc trưng của bệnh. Kết quả, được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Bệnh vàng lùn trên lúa vụ xuân năm 2008 tại một số tỉnh miền Bắc

STT Triệu chứng Địa điểm Số mẫu thu

1 “Vàng lùn” Thái Bình 10

2 “Vàng lùn” Hải Phòng 08

3 “Vàng lùn” Hải Dương 05

4 Vàng lùn Miền Nam 02

Kết quả điều tra cho thấy: Tại miền Bắc, triệu chứng “vàng lùn” trên lúa khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở cả vụ lúa xuân và vụ lúa mùa, biểu hiện từ khi lúa vừa gieo cấy cho đến khi thu hoạch, đặc biệt xuất hiện nhiều ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái, trỗ bông. Dưới đây là một số dạng triệu chứng điển hình.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM CHẾ tạo KHÁNG HUYẾT THANH VIRUS lúa cỏ RICE GRASSY STUNT VIRUS RGSV (Trang 42)