Cấu tạo và chức năng của lách

Một phần của tài liệu Phân lập virus gây bệnh viêm gan vịt và nghiên cứu biến đổi bệnh lý của bệnh ở vịt gây bệnh thực nghiệm (Trang 26 - 28)

a/ Cấu tạo của lách

Lách của gia cầm còn đ−ợc gọi là quả tối. Trong lách của gia cầm đều đ−ợc chia thành 3 phần:

Vỏ lách: Dày hơn so với vỏ hạch lâm ba, là những tổ chức liên kết sợi cơ, sợi l−ới, sợi chun và có tính đàn hồi. Có mao quản để nuôi d−ỡng tổ chức lách. Từ vỏ lách phát ra các vách cụt đi sâu vào bên trong và bên ngoài.

Các mô lách (mô chính): chia làm hai phần rõ rệt

- Vùng tuỷ trắng xen kẽ giữa các vách cụt tạo khối hình tròn nh− hình bầu dục, bên trong là các tế bào bạch cầu giống hệt nang kín lâm ba của hạch, cũng bắt màu xanh kiềm tím. ở giữa hay bên cạnh vùng tuỷ trắng, thấy có những động mạch cắt ngang bắt màu đỏ, ở giữa vùng tuỷ trắng th−ờng có 1-2 cái gọi là động mạch giữa tuỷ trắng.

- Vùng tuỷ đỏ là phần còn lại bao vây vùng tuỷ trắng. Có những khối hồng cầu già màu đỏ có xoang chứa máu, hệ thống mạch quản nằm trong vùng tuỷ đỏ. Trong lách, mạch quản rất phong phú, dựa vào đó chia làm 3 loại mạch quản sau:

+ Hệ thống mạch quản bút lông + Hệ thống mạch quản Malpighi + Hệ thống mạch quản hình chổi

b/ Chức năng cơ bản của lách

- ở bào thai, lách là nơi sản xuất ra tất cả các thành phần hữu hình của máu. Còn ở động vật tr−ởng thành, lách là nơi phá hủy các hồng cầu già yếu, là " nghĩa địa chôn hồng cầu".

- Lách cũng thực hiện chức năng tạo hồng cầu.

- Lách là kho chứa máu có tác dụng điều hòa l−ợng máu trong cơ thể. Khi máu vào nhiều nó phồng to để chứa và khi cần thì co bóp đẩy máu sang hệ tuần hoàn chung.

- Lách còn tiết ra một số men có khả năng tiêu hủy nguyên sinh động vật ký sinh trong máu.

Một phần của tài liệu Phân lập virus gây bệnh viêm gan vịt và nghiên cứu biến đổi bệnh lý của bệnh ở vịt gây bệnh thực nghiệm (Trang 26 - 28)