6. KHUYếN NÔNG Và TRUYềN ĐạT THÔNG TIN
6.4. Sử dụng ph−ơng tiện thông tin đại chúng
Ph−ơng tiện thông tín đại chúng bao gồm:
1- Nhóm truyền thanh (đài, băng cát-sét);
2- Nhóm kết hợp nghe nhìn (phim, ti-vi, video) và; 3- Nhóm ấn phẩm (báo chí, tranh ảnh và những tờ b−ớm).
Khi sử dụng những ph−ơng tiện trên trong khuyến nông, có thể cùng lúc đ−a thông tin đến đ−ợc với nhiều ng−ời. Tuy nhiên, những ph−ơng tiện đó cũng không thể làm thay đ−ợc công việc của một cán bộ khuyến nông. Vì vậy chỉ nên sử dụng chúng trong những tr−ờng hợp sau đây:
• Tuyên truyền để giúp nông dân nhận thức đ−ợc những sáng kiến mới và động viên họ đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
• Đ−a ra lời khuyến cáo đúng lúc (Thí dụ: Khả năng bùng nổ của một loài sâu bệnh nào đó và h−ớng dẫn cho nông dân biện pháp xử lí).
• Mở rộng phạm vi ảnh h−ởng của các hoạt động khuyến nông. (Thí dụ: Đối với một điểm trình diễn giống lúa mới thì chỉ có một số nông dân đến thăm đ−ợc.
Nh−ng nếu kết quả trình diễn đ−ợc viết thành một bài báo hoặc phát trên đài thì sẽ có rất nhiều ng−ời biết đến).
• Chia sẻ kinh nghiệm với nông dân ở những địa ph−ơng khác. (Thí dụ: Thành công của nông dân ở một địa ph−ơng nào đó trong chăn nuôi giống lợn siêu thịt, nếu đ−ợc phát thành trên đài sẽ có tác dụng khuyến khích nông dân ở những địa ph−ơng khác làm theo).
• Trả lời những thắc mắc của nông dân. Cần nhớ rằng lời khuyên về cách khắc phục một vấn đề nào đó nếu đ−ợc phát trên đài, ti-vi hoặc viết trên báo chí sẽ đ−ợc nhiều ng−ời biết đến.
• Nhắc đi nhắc lại nhiều lần một l−ợng thông tin hoặc một lời khuyến cáo cho nông dân để làm cho họ nhớ kĩ và lâu hơn. Cần nhớ rằng nông dân sẽ sớm quên mất những điều phổ biến trong một cuộc họp. Nh−ng nếu những điều đó tiếp tục đ−ợc lặp đi lặp trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, ng−ời dân sẽ nhớ lâu hơn.
• Củng cố lòng tin của nông dân đối với một vấn đề gì đó. Đôi khi, nông dân tin những điều phát trên đài hoặc viết trên báo hơn những điều cán bộ khuyến nông nói ra.
Thông tin trên các ph−ơng tiện đại chúng đòi hỏi phải có chuyên gia mới làm đ−ợc. Không phải ng−ời cán bộ khuyến nông nào cũng có thể viết đ−ợc báo hoặc sản xuất đ−ợc phim. Công việc của ng−ời cán bộ khuyến nông là phát huy tác dụng cúa chúng bằng nhiều cách. (Thí dụ: Cung cấp các bài viết trên báo cho nông dân xem hoặc ghi âm lại một ch−ơng trình phát thanh nông thôn rồi mở băng cho bà con nghe). Có thể phát những tài liệu b−ớm cho nông dân. Hoặc tổ chức cho nông dân xem ti-vi khi có các ch−ơng trình “Tình nguyện đ−a tiến bộ kĩ thuật về nông thôn”.