Trong quá trình CNH - HĐH của đất nước, cùng với sự đẩy mạnh phát triển về kinh tế, đổi mới về hệ thống chắnh trị, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chiến lược phát triển văn hoá.
Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta được đặt ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V (1981). Đây là một chủ trương quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn hoá, lối sống và con người phù hợp với đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Văn kiện Đại hội V của Đảng nhấn mạnh ỘMột nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hoá là đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng văn hoá ở cơ sở, đảm bảo mỗi nhà máy, công trường, nông trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan trường học bệnh viện, cửa hàng, mỗi hợp tác xã, phường ấp đều có đời sống văn hoáỢ [ 9, 101]. Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định Ộ Phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và hoàn thiện nên giá trị, nhân cách con người việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH-HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc
biệt coi trọng văn hóa lãnh đạo và quản lý văn hóa...chống các hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóaỢ [24; 19]
Để thực hiện tốt chủ trương này, Nhà nước đã đề ra kế hoạch nhằm Ộđảm bảo cho phần lớn cơ sở đều có hoạt động văn hoá, nhân dân lao động được đọc báo, nghe đài, xem phim, xem nghệ thuật, đặc biệt chú ý các vùng nông thôn, vùng dân tộc ở vùng cao biên giới. Theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, cần cũng cố xây dựng các cơ sở văn hoá cấp tỉnh và huyện, xây dựng nhà văn hoá, thư viện, bảo tàng, triển lãm... Ở phường xã hay cụm kinh tế kỷ thuật, từng bước xây dựng cơ sở văn hoá tuỳ thuộc theo thực tế ở cơ sởỢ. (Dẫn theo báo cáo tổng kết chuyên đề Ộxây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở của Bộ văn hoá 1987, tr 3 Ợ).
Đây là một nhiệm vụ quan trọng có tầm chiến lược, bởi vì xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở tạo ra những điều kiện cần thiết để tiến hành công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, lối sống mới và con người mới ngay tại cơ sở.
Từ các văn bản, nghị quyết của Đảng cũng như từ thực tiễn của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, ta có thể rút ra những nội dung cơ bản của xây dựng đời sống văn hóa cơ sở như sau:
- Một là: Xây dựng văn hoá ở cơ sở phải được coi như bước đi ban đầu trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, đó là công việc xây dựng kết cấu văn hoá hạ tầng cơ sở để tiến hành các hoạt động văn hoá giáo dục, mở mang dân trắ, bồi dưỡng đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và tổ chức hoạt động văn hoá trong thời gian rỗi theo nhu cầu của nhân dân lao động.
- Hai là; Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là thực hiện, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sáng tạo phổ biến và hưởng thụ những giá trị văn hoá nghệ thuật tiên tiến, tạo dựng một lối sống văn minh lịch sự, hình thành những phong tục tập quán, lễ thức tốt đẹp, vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa phù hợp với trào lưu văn hoá tiến bộ của nhân loại.
- Ba là: Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là xây dựng một mạng lưới thiết chế văn hoá xã hội bao gồm: nhà văn hoá, câu lạc bộ, thư viện, nhà truyền thống, trường học, trạm y tế, sân vận động tạo nên một cảnh quan văn hoá mới ở nông thôn, cảnh quan ấy mang đặc trưng kiến trúc của thời đại mới vừa dân tộc vừa hiện đại đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng văn hoá ở cơ sở, đảm bảo mỗi nhà máy, công trường, nông trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan trường học bệnh viện, của hàng, mỗi hợp tác xã, phường ấp đều có đời sống văn hoá.
- Bốn là: Mỗi đơn vị cơ sở là hình thái cơ bản của cấu trúc xã hội, đó là những cộng đồng dân cư cơ bản liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần, có tình thương trong đời sống hàng ngày. Có thể nói mỗi cộng đồng dân cư có địa bàn sinh sống ổn định và có tổ chức hành chắnh ổn định là một đơn vị văn hoá ở cơ sở. Chắnh vì vậy, cần phải xây dựng văn hoá ngay trong đời sống hàng ngày của nhân dân.
Đời sống văn hoá ở cơ sở là những chỉ tiêu của đời sống văn hoá cao, muốn đạt tới được những chỉ tiêu này cần phải trải qua một quá trình phấn đấu lâu dài của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức hội, của cá nhân. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước ta hiện nay mặc dù đã có nhiều bước phát triển nhưng chúng ta chưa thể nói tới việc thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu văn hoá của nhân dân, cũng như chưa thể cùng một lúc xây dựng đủ các thiết chế văn hoá xã hội, tuy vậy khi hướng về các mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sơ, toàn Đảng, toàn dân đang phấn đấu tạo ra các hoạt động văn hoá ngày càng phong phú, thiết thực xây dựng một đời sống văn hoá thắch hợp với những điều kiện chủ quan của địa phương mình.
Chúng ta biết rằng, nhu cầu văn hoá của con người rất đa dạng, các hoạt động đáp ứng nhu cầu văn hoá cũng phải phong phú mới phản ánh tắnh
đa dạng ấy trong đời sống văn hóa của nhân dân. Một số hoạt động văn hóa cơ bản trong đời sống văn hoá cơ sở như:
- Hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng - Hoạt động thông tin, tuyên truyền và cổ động.
- Hoạt động xây dựng nếp sống mới - Hoạt động câu lạc bộ, hội, nhóm. - Hoạt động thư viện, đọc sách báo.
- Hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trắ. - Các hoạt động xã hội mang tắnh từ thiện.
Căn cứ vào hình thức tổ chức của mỗi dạng hoạt động mà ta có sự phân loại như trên, tuy nhiên sự phân loại nào cũng mang tắnh quy ước, tức là tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương mà người ta có thể gộp lại thành một dạng chung hơn hoặc chia một dạng ra thành nhiều dạng nhỏ để tiện cho việc quản lý các hoạt động.
Các hoạt động một phần đã phản ánh hiện thực của việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hoá nói chung đặc biệt đời sống văn hoá ở khu dân cư nhằm tạo ra sức mạnh nội sinh cho sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời tác động trực tiếp đến sự phát triển đồng bộ của các địa bàn cơ sở trên cả nước.
Khái niệm Ộđời sống văn hoá ở cơ sởỢ đã được sử dụng trong ngành văn hoá ở nước ta từ năm 1982. Ai cũng biết cơ sở là đơn vị cuối cùng của hệ thống tổ chức xã hội, Cơ sở có mạnh và phát triển đồng đều thì từng địa phương, từng ngành và cả nước mới mạnh. Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội mà đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống của con người. Nó nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Nhu cầu vật chất làm cho con người tồn tại như một thực thể sống, còn nhu cầu tinh thần lại giúp con người tồn tại như một sinh thể xã hội, một nhân cách văn hoá.
Cùng với thời gian, phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được tiếp thêm sức mạnh nhờ cuộc vân động ỘToàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoáỢ do Đảng và Nhà nước ta phát động và chỉ đạo. Nhiều tỉnh, thành phố, huyện thị, làng xã, thôn xóm đã có nhiều hoạt động tắch cực nhằm thực hiện tốt cuộc vận động đó của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như: việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng khu phố, làng xã văn hoá, gia đình văn hoá...
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động cuộc vận động Ộtoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cưỢ gồm có 6 nội dung lớn đó là:
- Vận động nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
- Phát huy truyền thống Ộuống nước nhớ nguồnỢ, Ộtương thân tương áiỢ, thực hiện chắnh sách đền ơn đáp nghĩa và nhân đạo từ thiện.
- Phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
- Xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. - Giữ gìn môi trường sinh thái chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số, thể dục thể thao...
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức và động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chắnh quyền và củng cố hệ thống chắnh trị vững mạnh.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển và nâng cao các phong trào, các cuộc vân động của các tầng lớp nhân dân do Đảng lãnh đạo từ trước đến nay, cuộc vận động ỘToàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cưỢ đã trở thành một phong trào rộng lớn mang tắnh toàn dân, thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chắ Minh Ộlấy sức dân mà xây dựng cuộc sống cho dânỢ phát huy truyền thống đoàn kết tương thân tương ái của dân tộc, góp phần động viên các tầng lớp
nhân dân ở cơ sở, giúp nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và khu dân cư giàu mạnh, văn minh, góp phần ổn định tình hình xã hội.